Chuyên gia Cấn Văn Lực: 70% các cuộc khủng hoảng đều xuất phát từ tài chính và bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
TS. Cấn Văn Lực: Rất nhiều hồ sơ vay vốn đang xếp hàng chờ, dòng tiền sẽ không đi vào những kênh đầu cơTS. Cấn Văn Lực: 200.000 tỷ đồng cấp cho nền kinh tế sẽ nhanh chóng được hấp thụTS. Cấn Văn Lực: Bốn giải pháp để “làm sạch” thị trường trái phiếu doanh nghiệpTrong phiên tổng thể Diễn đàn Kinh tế lần thứ 5 diễn ra vào chiều ngày 17/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã có bài phát biểu và đánh giá rằng, yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế thời điểm hiện tại là nhận diện đầy đủ các nguy cơ, rủi ro; từ đó những giải pháp kịp thời và phù hợp để giữ vững ổn định của nền kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và chứng khoán, trái phiếu và bất động sản.
Để có thể đạt được mục tiêu này, Phó Chủ tịch Quốc hội nhận định, tiền đề quan trọng chính là ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp. Để khơi thông nguồn vốn cho việc sản xuất kinh doanh, điều quan trọng là cần phải có giải pháp đột phá và hiệu quả.
Đối với góc độ chuyên gia, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế kiêm Kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV cho rằng, việc làm cho thị trường tài chính trở nên lành mạnh, đồng thời ổn định thị trường tài chính gắn liền với ổn định nền kinh tế vĩ mô là một điều vô cùng chính xác. Nguyên nhân bởi, cả 2 vấn đề này đều có mối quan hệ tương trợ và hỗ trợ với nhau. Đáng chú ý, vị chuyên gia kinh tế này khẳng định, 70% các cuộc khủng hoảng đều xuất phát từ 2 thị trường là tài chính và bất động sản.
3 nhóm giải pháp giải quyết khủng hoảng
Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu xét về giải pháp ngắn hạn, có tổng cộng 3 nhóm giải pháp năm 2023 và sang cả năm 2024, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần lấy lại niềm tin của nhà đầu tư cùng với thị trường thông qua việc minh bạch thông tin, thông điệp mạnh mẽ về quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư cũng sẽ được đảm bảo; đồng thời sớm giải quyết dứt điểm những vụ việc có liên quan.
Bên cạnh đó, cần phải gấp rút đưa ra những phương án khả thi để giải cứu trái phiếu doanh nghiệp sắp sửa đáo hạn trong năm 2023. Theo quan điểm của TS. Cấn Văn Lực, không sử dụng tiền ngân sách để tiến hành giải cứu bất động sản bởi đây chính là câu chuyện của thị trường. Trong khi đó, Nhà nước chỉ tạo ra cơ chế và chính sách dựa trên cơ chế các nhà đầu tư cùng chia sẻ và doanh nghiệp gánh chịu rủi ro.
Thứ hai, cần phải ổn định kinh tế vĩ mô và tháo gỡ các rào cản về vốn cho nền kinh tế. Để có thể làm được điều này, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, cần phải tiếp tục kinh định, ổn định kinh tế vĩ mô cũng như đảm bảo những cân đối lớn. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo 4 cân bằng, đó là: Lạm phát – tăng trưởng, điều hành lãi suất – tỷ giá, cân đối ngân sách – hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và cân đối ngân sách giữa vốn đầu tư của nhà nước cùng với khu vực tư nhân. Trong những năm qua, tăng trưởng vốn đầu tư của tư nhân ở mức rất thấp, chỉ có 10% khi so sánh với vốn FDI trong khi đó vốn của khu vực nhà nước lại tăng đến 16%.
Cũng theo vị chuyên gia này, đối với việc khơi thông những nguồn vốn, điều quan trọng là phải đẩy mạnh hơn nữa chương trình phục hồi 2022 và 2023, đồng thời đẩy mạnh việc giải ngân vốn đầu tư công. Thực tế cho thấy, đây vẫn là một kênh dẫn vốn quan trọng; không chỉ là vốn mồi mà còn là vốn lan tỏa và động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Ngoài ra, điều quan trọng là phải tháo gỡ pháp lý đối với hàng nghìn dự án bất động sản đang bị tồn đọng trong thời gian qua, đồng thời khơi thông nhanh dòng vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động nguồn vốn tăng trưởng xanh. Theo đề xuất của TS. Cấn Văn Lực: "Điều cần thiết là phải đề xuất về việc nghiên cứu thành lập mô hình ngân hàng xanh, từ đó huy động được nguồn lực quốc tế".
Thứ ba, cần đảm bảo thanh khoản đối với hệ thống tài chính, bao gồm thị trường cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt, cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về hệ thống ngân hàng. Theo đó, cần phải sớm có được phương án xử lý những ngân hàng yếu kém, tránh việc rủi ro lan truyền giữa chứng khoán, bất động sản và ngân hàng. Ba thị trường này vốn liên thông chặt chẽ với nhau; vừa qua câu chuyện về sở hữu chéo trong ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp đều rất nổi cộm.
Đồng thời, cần nghiêm túc thực hiện 3 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đối với việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp. TS. Cấn Văn Lực còn đưa ra kiến nghị, khi phân bổ tín dụng cho bất động sản cần phải suy xét theo phân khúc, không nên dựa theo số tiền. Việc đánh giá rủi ro theo giá trị khoản vay là không chính xác; thực tế điều này cần phải phân theo phân khúc, bao gồm: Nhà ở, bất động sản khu công nghiệp, nhà ở xã hội và bất động sản nghỉ dưỡng,…
Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài Chính mới đưa ra dự thảo gần đây để sửa đổi Nghị định 65 cùng với 3 điểm mới. Theo TS. Cấn Văn Lực điều này là phù hợp để có thể giải quyết vấn đề cấp bách như hiện nay. Tuy nhiên, về trung và dài hạn vẫn cần phải đảm bảo minh bạch và tính thị trường, chuyên nghiệp.
Cần cân bằng giữa kiềm chế lạm phát cùng với đảm bảo tăng trưởng
Kết luận trong diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đưa đánh giá, năm 2023 không nên bi quan nhưng cũng không thể lạc quan; đồng thời cần xác định rằng đây là năm có nhiều khó khăn và thách thức hơn.
Đối với nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo cần phải tìm ra được điểm cân bằng giữa tăng trưởng và kiểm soát lạm phát để có được ưu tiên. Thời điểm hiện tại, Nhà nước đang trong thời kỳ phát triển, vì thế nên nghiêng về tăng trưởng nhiều hơn nhưng vẫn phải đảm bảo sự cân bằng.
Đồng thời, để thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn và linh hoạt, hiệu quả; phối hợp một cách chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa cùng với các chính sách khác, bảo đảm hiệu quả tổng thể, phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Ngoài ra, cần ổn định thị trường ngoại hối, điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình và điều kiện thực tiễn. Điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ; đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, từ đó tập trung cho những lĩnh vực ưu tiên và phát huy vai trò nòng cốt của những ngân hàng thương mại nhà nước.
Bên cạnh đó, cần bảo đảm cân bằng, hợp lý giữa tỷ giá cùng với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế, phù hợp với tình hình thực tiễn; bảo đảm thanh khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lý và tháo gỡ những nút thắt của dòng vốn trong nền kinh tế.