meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia Cấn Văn Lực: Năm 2023, tăng giá điện ở mức phù hợp là bước đi cần thiết

Thứ ba, 13/12/2022-09:12
Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, việc tăng giá điện ở mức phù hợp trong năm 2023 là bước đi cần thiết để có thể đảm bảo lợi ích hài hòa, tăng tính hấp dẫn, thu hút đầu tư vào ngành điện và giảm được áp lực tài chính cho các doanh nghiệp.

Thông tin bên lề buổi họp báo Chính phủ chiều 1/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có đề xuất về việc tăng giá điện, nguyên nhân bởi chi phí đầu vào đối với sản xuất điện trên thế giới, khu vực và cả Việt Nam đều tăng cao. Những yếu tố này đã ảnh hưởng tiêu cực đến giá thành sản xuất điện.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, đối với đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện của EVN, hiện tại Bộ Công Thương đang cùng với Bộ Tài Chính và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp rà soát theo Quyết định 24.


Theo EVN, kể từ đầu năm đến nay diễn biến giá nhiên liệu trên thế giới, tỷ giá đồng USD/VND đã tăng cao hơn rất nhiều so với bình quân năm 2020 và năm 2021 cũng như các số liệu dự báo trước đây
Theo EVN, kể từ đầu năm đến nay diễn biến giá nhiên liệu trên thế giới, tỷ giá đồng USD/VND đã tăng cao hơn rất nhiều so với bình quân năm 2020 và năm 2021 cũng như các số liệu dự báo trước đây

Thông tin thêm về việc chi phí sản xuất điện trong năm 2022 tăng cao chóng mặt, theo EVN, kể từ đầu năm đến nay diễn biến giá nhiên liệu trên thế giới (bao gồm giá than nhập khẩu theo chỉ số NewCastle cùng với giá dầu Brent), tỷ giá đồng USD/VND đã tăng cao hơn rất nhiều so với bình quân năm 2020 và năm 2021 cũng như các số liệu dự báo trước đây.

Cụ thể, trong năm 2022 giá than trên thế giới đã tăng gấp 6 lần năm 2020, so với năm 2021 cũng tăng gấp 2,6 lần. Đáng chú ý, giá than nhập khẩu tăng lên đã khiến chi phí mua điện từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu tăng theo; các nhà máy điện sử dụng than pha trộn (được trộn giữa than trong nước cùng với than nhập cũng rơi vào tình trạng tương tự. 

Trong năm nay, giá dầu làm cơ sở tính giá khi cho những nhà máy điện sử dụng nhiên liệu khó cũng đã tăng gấp 2,2 lần so với năm 2020 và tăng gấp 1,34 lần so với năm 2021. Chưa kể, trữ lượng khí của các mỏ khí giá thấp cũng đã suy giảm mạnh mẽ trong khi giá khí từ những mỏ mới lại vô cùng đắt đỏ. Yếu tố này đã đẩy chi phí mua điện từ những nhà máy nhiệt điện tuabin khí tăng phi mã. 

Chưa kể, tỷ lệ giá ngoại tệ đồng USD trong những tháng vừa qua cũng đã tăng cao sau động thái nới biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều này khiến chi phí tăng cao, bao gồm cả chi phí mua nhiên liệu nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất điện. 


Trong năm 2022 giá than trên thế giới đã tăng gấp 6 lần năm 2020, so với năm 2021 cũng tăng gấp 2,6 lần
Trong năm 2022 giá than trên thế giới đã tăng gấp 6 lần năm 2020, so với năm 2021 cũng tăng gấp 2,6 lần

Đáng chú ý, theo như quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng khiến giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trong bối cảnh thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện có nhiều biến động. Tuy nhiên, giá điện vẫn chưa được xét điều chỉnh theo biến động của thông số đầu vào do thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Theo EVN, năm 2022 đã là năm thứ 3 (kể từ tháng 3/2019), giá bán điện bình quân vẫn được giữ nguyên. 

Tại sao cần phải tăng giá điện?

Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, giá điện nhất định phải tăng. Nếu như giá điện thấp, điều này sẽ khiến cho EVN phải chịu lỗ hoặc ngân sách sẽ phải bù. TS. Cung cũng khuyến nghị: “Một khi EVN lỗ liên tục, năng lực đầu tư thêm để có thể giải quyết vấn đề dài hạn của việc cung cấp điện sẽ bị suy giảm. Chính vì thế, tốt nhất cần phải chấp nhận ‘đau một lần’ để giải quyết vấn đề một cách triệt để”.

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế - cho biết việc tăng giá điện cần phải được tính toán một cách kỹ lưỡng, đánh giá tác động về nhiều khía cạnh đối với người dân, doanh nghiệp và cả ngành điện. Đồng thời, vị nguyên gia này nhìn nhận, việc tăng giá điện ở mức phù hợp là điều cần thiết và có 2 lý do cần phải tiến hành.

Thứ nhất, điều chỉnh giá điện tăng sẽ giúp giảm áp lực tài chính cho các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo một cách công khai, minh bạch cũng như bóc tách được vấn đề thua lỗ đến từ đâu. Trong vòng 3 năm trở lại đây, Việt Nam vẫn chưa hề tăng giá điện, nếu tính đến năm 2023 sẽ là 4 năm. Trong khi đó, trong thời gian qua vấn đề lạm phát, giá cả và đặc biệt là chi phí đầu vào của ngành điện đã tăng rất mạnh, điển hình như giá than và giá khí đốt… 


Giá than nhập khẩu tăng lên đã khiến chi phí mua điện từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu tăng theo; các nhà máy điện sử dụng than pha trộn (được trộn giữa than trong nước cùng với than nhập cũng rơi vào tình trạng tương tự
Giá than nhập khẩu tăng lên đã khiến chi phí mua điện từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu tăng theo; các nhà máy điện sử dụng than pha trộn (được trộn giữa than trong nước cùng với than nhập cũng rơi vào tình trạng tương tự

Những yếu tố này đã khiến cho ngành điện gặp nhiều khó khăn và thách thức về vấn đề tài chính. Thời điểm hiện tại, số liệu báo cáo cho thấy ngành điện trong nước đã thua lỗ đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên theo TS. Cấn Văn Lực, chúng ta cũng cần phải đánh giá và bóc tách kỹ hơn, để xem số lỗ này do đâu và xuất phát từ nguyên nhân nào. Đồng thời, điều quan trọng là cần tính toán mức tăng giá điện sao cho phù hợp với việc tăng trưởng, tình hình lạm phát cũng như tác động đến người dân và cả doanh nghiệp.

Thứ hai, việc tăng giá điện sẽ giúp tăng cường thu hút đầu tư vào ngành điện. Nếu muốn chi phí sản xuất điện giảm bớt thì cần phải đưa công nghệ mới vào áp dụng. Trong thời gian qua, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo vô cùng quyết liệt về vấn đề này. Vì thế, ông Lực cho rằng ngành điện phải nghiên cứu, tính toán để áp dụng công nghệ mới, từ đó giảm chi phí sản xuất điện và duy trì được mức giá hợp lý cho người dân.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước