Chuyển đổi số trong xã hội là gì? Vì sao chuyển đổi số là trở thành xu hướng tất yếu trong xã hội hiện đại
BÀI LIÊN QUAN
Chuyển đổi số ngành bất động sản: Thách thức thay đổi lối mònPhân biệt điểm khác và giống nhau giữa chuyển đổi số và số hóa?Chuyển đổi số có mấy cấp độ trong doanh nghiệp? Ý nghĩa của từng cấp độChuyển đổi số trong xã hội là gì?
Chuyển đổi số trong xã hội nhằm mục đích hình thành nên một xã hội số. Xã hội số, xét theo một nghĩa rộng nhất, là bao trùm lên tất cả mọi hoạt động của con người.
Động lực chính để triển khai nền tảng xã hội số là công nghệ số, dựa vào sự tăng trưởng của những thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, dẫn đến sự thay đổi của hầu hết mọi khía cạnh của các đơn vị tổ chức xã hội, từ cơ quan chính phủ, kinh tế cho đến những người dân.
Xã hội số, nếu xét theo định nghĩa hẹp, bao gồm các công dân số và nền văn hóa số. Xét theo nghĩa này, xã hội số, chính phủ số và kinh tế số sẽ hình thành nên ba trụ cột vững chắc của một quốc gia số. Như vậy với thông tin trên, bạn đã có thể hiểu được chuyển đổi số trong xã hội là gì?
Vai trò của chuyển đổi số trong xã hội như thế nào?
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự tích hợp, sử dụng những công nghệ kỹ thuật số tiên tiến vào tất cả những lĩnh vực của một đơn vị doanh nghiệp, tận dụng các loại hình công nghệ mới để từ đó thay đổi một cách cơ bản các cách thức vận hành truyền thống, mô hình hoạt động kinh doanh và cung cấp ra những giá trị mới cho người tiêu dùng, khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như sự tăng tốc trong những hoạt động triển khai kinh doanh.
Chuyển đổi số cũng được đánh giá là một sự thay đổi rõ ràng, to lớn về mặt văn hóa của các đơn vị doanh nghiệp, đòi hỏi các công ty, các doanh nghiệp phải liên tục thực hiện những sự thay đổi, thử nghiệm những phương án làm việc cái mới và thoải mái chấp nhận những sự thất bại.
Ở Việt Nam, khái niệm về “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo một cách đơn giản đó là quá trình chuyển đổi từ kiểu mô hình các doanh nghiệp theo kiểu truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số bằng cách thực hiện áp dụng các công nghệ mới như là công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), công nghệ điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi triệt để những phương thức vận hành, điều hành, lãnh đạo, đưa ra những quyết định, chỉ đạo, các quy trình làm việc, văn hóa nội bộ công ty.
Không chỉ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các đơn vị doanh nghiệp mà quá trình chuyển đổi số còn giữ một vai trò quan trọng trong những lĩnh vực khác của xã hội như cơ quan chính phủ, khoa học, y học, truyền thông đại chúng,...Có thể nói chuyển đổi số đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội hiện đại.
“Chuyển đổi số” rất dễ bị nhầm lẫn cùng với khái niệm “Số hóa” (Digitizing). Để có thể phân biệt rõ ràng nhất về hai khái niệm này, có thể hiểu một cách đơn giản rằng “Số hóa” là một quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi những hệ thống truyền thống thông thường sang hình thức hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ hình thức in ấn tài liệu dạng giấy chuyển sang các bản file mềm ở trên các thiết bị máy tính, thực hiện việc số hóa truyền hình chuyển từ hình thức phát sóng analog sang hình thức phát sóng kỹ thuật số...); trong khi đó, quy trình “Chuyển đổi số” là việc thực hiện khai thác những dữ liệu có được từ trong quá trình số hóa, rồi áp dụng triển khai những công nghệ mới để tiến hành phân tích, biến đổi những loại hình thông tin, dữ liệu đó và tạo nên những giá trị mới mẻ hơn. Có thể xem quá trình “Số hóa” như là một phần không thể thiếu của quá trình “Chuyển đổi số”.
Quá trình chuyển đổi số đem đến những lợi ích
Báo cáo được thực hiện những công ty nghiên cứu thị trường lớn như IDC, Gartner…đều đã chỉ ra rằng việc chuyển đổi số thực sự sẽ đem đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho hầu hết tất cả mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ công việc điều hành quản lý chung cho đến nghiên cứu, phân tích dữ liệu, sản xuất, kinh doanh…
Những lợi ích có thể dễ nhận thấy nhất của quá trình chuyển đổi số đối với các đơn vị doanh nghiệp đó là thực hiện cắt giảm tối đa các chi phí vận hành, tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng hơn trong một quãng thời gian dài hơn, các quản lý, lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định hợp lý, nhanh chóng và chính xác hơn nhờ vào hệ thống thu thập thông tin, thực hiện việc báo cáo một cách thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được tốt nhất năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên... những điều này đều sẽ góp phần giúp tăng cao hiệu quả của quá trình hoạt động và tính cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao tối đa.
Tận dụng tối đa các nền tảng công nghệ hiện đại sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp, công ty có thể cải thiện được tối đa nhiều lĩnh vực và tập trung hướng đến 5 mục đích cuối cùng của quy trình chuyển đổi số.
Trong khi đó đối với những con người bình thường, quy trình chuyển đổi số sẽ góp phần làm thay đổi cách thức mà chúng ta sống, quy trình làm việc và thực hiện giao dịch với nhau.
Còn đối với các đơn vị nhà nước, quy trình thực hiện chuyển đổi số sử dụng các thông tin, dữ liệu và các công nghệ số hiện đại để từ đó thay đổi những trải nghiệm của người dùng với những loại hình dịch vụ do cơ quan nhà nước cung cấp, thay đổi về quy trình nghiệp vụ, thay đổi toàn diện về mô hình làm việc và phương thức hoạt động của các đơn vị cơ quan quản lý nhà nước.
Quá trình chuyển đổi số còn có thể góp phần làm gia tăng tối đa được năng suất lao động của đội ngũ nhân viên. Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 bởi công ty Microsoft cho thấy sự tác động của quá trình chuyển đổi số đối với quá trình tăng trưởng năng suất lao động rơi vào tỷ lệ trung bình khoảng 15%, cho đến thời điểm năm 2020, con số này đạt được tỷ lệ trung bình là 21%.
Nhìn chung, theo ý kiến của các chuyên gia thực hiện việc phân tích và nghiên cứu thị trường thì năm mục đích cuối cùng mà các đơn vị doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số đang hướng đến bao gồm: Tăng tốc độ đi ra thị trường; Tăng cường vị trí năng lực cạnh tranh ở trên thị trường; Thúc đẩy việc tăng trưởng lợi nhuận doanh thu; Tăng năng suất của đội ngũ nhân viên; Mở rộng tối đa khả năng thu hút và giữ chân các khách hàng tiềm năng.
Quy trình chuyển đổi số đang diễn ra như thế nào trên thế giới và ở Việt Nam
Chuyển đổi số trong xã hội đang ngày càng thay đổi mạnh mẽ sự nhận thức của những nhà lãnh đạo, quản lý những người có khả năng quyết định đến hướng đi, quá trình triển khai và khả năng thực hiện việc chuyển đổi thành công của đơn vị tổ chức.
Bộ máy chính quyền của nhiều đất nước sau khi đã nhận ra được tầm quan trọng, những lợi ích tuyệt vời của việc chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động, vận hành và đảm bảo về an ninh quốc gia, đã ngay lập tức tham gia vào một “cuộc đua” mới trong việc áp dụng các quy trình ứng dụng chuyển đổi số.
Trước đây, với những loại hình công nghệ kiểu cũ thì chỉ có những công ty, tập đoàn lớn, có ngân sách lớn, có tiềm lực kinh tế rất mạnh mới có thể đủ khả năng tiếp cận được những loại hình công nghệ đó.
Do đó họ luôn luôn là những đơn vị dẫn đầu ở trên thị trường, ít nhất là trong một vài bước đầu. Thế nhưng ở vào giai đoạn thời điểm hiện tại, thì ngay các những doanh nghiệp, công ty nhỏ hay những công ty startup mới đều có thể dễ dàng tiếp cận được công nghệ mới nhanh không thua kém gì so với những công ty quy mô lớn.
Theo nghiên cứu thực hiện của công ty Microsoft tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì vào năm 2017, những sự tác động mà chuyển đổi số đem lại cho GDP chỉ là khoảng 6%, nhưng đến năm 2019 đã là 25% và cho tới năm 2021 lên tới là 60%.
Theo kết quả báo cáo nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi McKensey đã chỉ ra rằng, vào thời điểm năm 2025, mức độ ảnh hưởng, tác động của quá trình chuyển đổi số đối với GDP của Hoa Kỳ sẽ là vào khoảng 25%, đối với đất nước Brazil chiếm tỷ lệ là 35%, còn ở các quốc gia Châu Âu tỷ lệ sẽ là vào khoảng trung bình 36%. Từ đây, có thể thấy rằng khả năng tác động của quy trình chuyển đổi số đối với tỷ lệ tăng trưởng GDP hiện nay đang là rất lớn.
Tốc độ thực hiện quy trình chuyển đổi số tại những khu vực và các quốc gia sẽ là điều khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển của công nghệ và tốc độ của việc thực hiện chuyển đổi các mô hình doanh nghiệp.
Trong đó khu vực châu Âu được các chuyên gia đánh giá sẽ là khu vực có tốc độ thực hiện chuyển đổi số nhanh nhất trên thế giới, tiếp đến là Mỹ và sau đó là một số quốc gia tại châu Á.
Cơ hội và thách thức của việc chuyển đổi số trong xã hội ở Việt Nam
Tại Việt Nam, những mô hình chuyển đổi số cũng đang bắt đầu tạo nên những sản phẩm, dịch vụ đem lại lợi ích cho người dân và từ đó cũng có thể tận dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực nhàn rỗi của xã hội.
Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng sẽ là nguyên nhân tạo ra những sự mâu thuẫn, những sự thay đổi mang tính cơ bản đối với những mô hình kinh doanh có tính chất truyền thống. Thế mạnh công nghệ mới, hiện đại, tiên tiến đang giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể giành được lợi thế ở trên những lĩnh vực công nghiệp truyền thống.
Xu thế này sẽ tạo ra những sự thay đổi vô cùng quan trọng trong chuỗi giá trị của những ngành công nghiệp cũng như thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh tế số luôn có sự biến động mạnh mẽ như hiện nay, đòi hỏi các đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp và những mô hình truyền thống phải liên tục có những sự thay đổi vô cùng mạnh mẽ để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển tốt hơn.
Nội dung trên đây đã làm rõ về chuyển đổi số trong xã hội là gì cũng như cơ hội, thách thức của chuyển số. Quy trình chuyển đổi số sẽ đem lại cho xã hội nhiều lợi ích.