Chuyển đổi số phải bắt đầu từ đâu và được thực hiện như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số từ chính phủ8 chiến lược chuyển đổi số trong doanh nghiệp bạn nên biếtCác bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp và những vấn đề cần lưu ýVì vậy, có rất nhiều các doanh nghiệp đã và đang thực sự tìm hiểu và triển khai được các hoạt động nhằm chuyển đổi số. Tuy nhiên, chuyển đổi số bắt đầu từ đâu và được thức hiện như thế nào? Là điều bài viết dưới đây sẽ trả lời những thắc mắc của bạn. Cùng tham khảo ngay dưới đây nhé!
Góc nhìn tổng quát về chuyển đổi số
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, từ đó tạo ra những cơ hội và giá trị mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới tác động cực mạnh của đại dịch Covid-19 vừa qua buộc các doanh nghiệp phải tìm đến các giải pháp chuyển đổi số để duy trì hoạt động của mình.
Nếu nhìn một cách tổng quan, có thế dễ dàng nhận ra không gian mạng dường như đang chiếm hữu và trở thành một không gian “sống” chiến lược thứ 5 của loài người. Chuyển đổi số là một phần nguyên nhân gây ra cuộc chuyển đổi từ môi trường truyền thống sang không gian mạng.
Trên thực tế thì quá trình chuyển đổi số đã được hình thành từ lâu và diễn ra trong nhiều năm ở nhiều mức độ khác nhau. Đầu tiên là nó xuất hiện ở mức độ hóa thông tin, cao hơn nữa lad số hóa quy trình nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả. Minh chứng cụ thể hơn là cơ quan nhà nước cấp dịch vụ công trực tuyến thể hiện một dạng số hóa quy trình nghiệp vụ hay còn gọi là tin học hóa.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số là số hóa cả về một tổ chức hay doanh nghiệp chứ không phải việc nâng cao hiệu quả hoạt động mà nó còn thay đổi về cả một mô hình quản lý để tạo ra những giá trị mới và cung cấp dịch vụ mới.
Mức cao nhất ở đây đó chính là số hoá các cơ quan tổ chức và mang cơ quan, tổ chức từ môi trường truyền thống sang môi trường mạng. Có thể nhìn nhaanj cụ thể là trong 5 năm trở lại đây tiến trình chuyển đối số đã diễn ra bùng nổ bởi những tiến bộ về mặt công nghệ và đồng thời có tên gọi khác là cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Chuyển đổi số phải bắt đầu từ đâu?
Để chuyển đổi số thành công thì đầu tiên chúng ta cần lựa chọn một lĩnh vực phù hợp với các thứ tự ưu tiên để chuyển đổi trước. Tuy nhiên, nhiều ý khác lại cho rằng, chỉ số KPI lại quan trọng hơn và vấn đề xây dựng thói quen để phát triển văn hóa số lại cấp thiết việc lựa chọn lĩnh vực phù hợp để chuyển đổi số.
Từ hai yếu tố trên, ta có thể nhận ra rằng vấn đề chúng ta phải chấp nhận được yếu tố góp phần nên sự thành công của quy trình chuyển đổi số đó chính là năng lực nhận thức và chấp nhận cái mới của khách hàng và mọi người. Chính vì vậy, bất cứ một cơ quan hay tổ chức kinh doanh nào chỉ cần thay đổi nhận thức của mình thì đã bước đầu tiến hành công cuộc chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số còn được ví dụ cụ thể hơn là nó như một chiếc thùng gỗ. Nghĩa là lượng nước chứa được trong thùng không phù thuộc vào chiều dài của các thanh gỗ dài nhất mà chính xác hơn là phụ thuộc vào chiều dài của các thanh gỗ ngắn nhất. Sự tiện lợi trong không gian số là không phụ thuộc vào vị trí địa lý mà dựa vào tốc độ nhanh hay chậm của sự đưa ra quyết định từ nhận thức muốn thay đổi của chúng ta.
Chuyển đổi số càng nhanh thì thuận lợn càng lớn vì chúng ta không chỉ đi nhanh mà còn đi trước với nhiều đối thủ cạnh tranh và hơn hết là thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư lớn hơn với những người đi sau.
Chuyển đổi số được thực hiện như thế nào?
Việc thay đổi chuyển từ mô hình kinh doanh này sang một mô hình kinh doanh khác là một điều hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp nói chung.
Không chi những công ty các nhân mà cả những doanh nghiệp tầm cỡ lớn cũng gặp nhiều khó khăn và trả một cái giá rất đắt cho những quyết định sai lầm của mình trong việc chuyển đổi số. Vì vậy, khi thực hiện chuyển đổi số bạn cần một quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Rà soát mong muốn của doanh nghiệp
Chuyển đổi số là một quy trình dài hạn và cần có sự duy trì, nỗ lực của tất cả nguồn nhân lực của doanh nghiệp cho nên để có một giá trị bền vững thì ban lãnh đạo của công ty hãy đặt ra một mục tiêu chuyển đổi cụ thể trước ví dụ như: ưu tiên cho việc tăng doanh thu hay cắt giảm thời gian vận hành.
Tất nhiên khi thực hiện chuyển đổi số thì mọi vấn đề đều cấp thiết nhưng các doanh nghiệp nên đặt các thứ tự ưu tiên khác nhau vì không phải bất cứ vấn đề nào cũng được số hóa ngay lập tức được. Bên cạnh đó, dưới sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay thì các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng mọi quyết định của mình trước khi áp dụng chuyển đổi số.
Đồng thời, nhà lãnh đạo phải có một tâm thái bình tĩnh để phát hiện ra những vấn đề mấu chốt của doanh nghiệp dựa trên những quy trình và bối cảnh thị trường mà công ty đang theo đuổi đẻ quy trình chuyển đổi số được thuận lợi hơn.
Bước 2: Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp
Sau khi đã hình dung được lộ trình chuyển đổi số cùng với những thứ tự ưu tiên đã được đặt ra thì doanh nghiệp cần phải đánh giá lại mức chuẩn bị cho việc cấu trúc quy trình vận hành của mình. Để thực hiện được điều đó thì doanh nghiệp phải đảm bảo được 2 yếu sau:
- Yếu tố con người: Đây là yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất vì xét về kết quả cuối cùng thì công nghệ chỉ là một công cụ trợ giúp con người hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. Thêm vào đó là những tư duy thay đổi mới xuất phát từ sự sáng tạo của con người có thể là một bước ngoặt quan trọng thay đổi cách thức vận hành của doanh nghiệp.
- Yếu tố dữ liệu: Dữ liệu là tài sản đặc biệt quan trọng cho bước chuyển mình về công nghệ số của doanh nghiệp. Do vây, ban lãnh đạo của mỗi công ty cần thuê những chuyên viên phân tích dữ liệu chuyên nghiệp đẽ biến thông tin thành tài sản quý giá và tận dựng nó làm bàn đạp để hoàn thành việc chuyển đổi số.
Bước 3: Rà soát quy trình và đưa ra các thay đổi cần thiết
Sau khi nắm bắt được nguồn dữ liệu dồi dào thì nhà lãnh đạo phải nhận biết được những thông đó phản ánh lên điều gì, đồng thời đánh giá được tốc độ trưởng thành về quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Từ đó nhận ra được doanh nghiệp mình đang nằm ở đâu và đã sẵn sàng để để chuyển đổi hay không. Ở bước này, nhà lãnh đạo và bộ phận quản trị của doanh nghiệp một lần nữa là những người đưa ra quyết định không dựa vào những suy luận trực quan, cảm tính mà cần có số liệu cụ thể và chi tiết nhất nhắm tìm ra lối đi hợp lý cho doanh nghiệp của mình.
Bước 4: Tìm ra giải pháp phù hợp và tối ưu giải pháp
Doanh nghiệp khi nghiên cứu đầu tư về chuyển đổi số đang đứng trước hai lựa chọn:
- Tự xây dựng một hệ thống mới dựa trên quy trình của doanh nghiệp hoặc tận dụng các nhà và nhân viên của công ty cung cấp giải pháp và tìm cách kết nối các giải pháp.
- Hạn chế lựa chọn những giải pháp tình huống để giải quyết nhanh các vấn đề trước mắt.
Bước 5: Cam kết trong chuyển đổi số của ban lãnh đạo và toàn thể doanh nghiệp
Để thực sự chuyển đổi số thành công, mỗi nhân viên của doanh nghiệp cần phải được trang bị một nền tảng kỹ năng công nghệ đồng đều. Ban lãnh đạo cần chú ý đến không gian và môi trường làm việc tại công ty. Các phòng ban nên được sắp xếp trong một không gian mở và gần nhau hơn.
Điều này sẽ kích thích sự sáng tạo và tinh thần học hỏi. Mọi người có thể làm việc và đưa ra vấn đề cùng nhau, từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một tiếng nói chung.
Đó là toàn bộ nội dung của bài viết về vấn đề chuyển đổi số phải bắt đầu từ đâu mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bạn sẽ rút ra được nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân trong vấn đề chuyển đổi số. Cảm ơn đã đọc bài viết!