8 chiến lược chuyển đổi số trong doanh nghiệp bạn nên biết
BÀI LIÊN QUAN
Các mô hình và ứng dụng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp hiện nayChuyển đổi số phải bắt đầu từ đâu và được thực hiện như thế nào?Quy trình chuyển đổi số thành công cho doanh nghiệpTầm quan trọng của chiến lược chuyển đổi số
Chuyển đối số doanh nghiệp là một chặng đường dài đòi hỏi doanh nghiệp phải tốn rất nhiều nguồn lực và chấp nhận rủi ro để đạt đến mục tiêu chuyển đổi toàn diện, mang lại những giá trị lớn giúp doanh nghiệp bứt phá trên thị trường.
Trong quá trình đó, chiến lược chuyển đổi số nắm giữ vai trò như “chìa khóa” giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực, triển khai các ứng dụng công nghệ số theo đúng hướng, đảm bảo phương pháp áp dụng một cách tốt nhất và tránh được nhiều rủi ro xảy đến nhất có thể.
Chiến lược chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Đi trên con đường chuyển đổi số là xu thế tất yếu nhưng còn nhiều mới mẻ đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, đòi hỏi phải có sự giúp đỡ từ phía nhà nước cùng những doanh nghiệp hàng đầu, tiên phong và đạt những thành tựu nhất định.
Dưới đây là 8 chiến lược chuyển đổi số trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nắm giữ để lập kế hoạch, thực hiện và quản trị doanh nghiệp theo đúng định hướng đề ra.
Bắt đầu với vấn đề, không phải giải pháp
Không một sự kiện bất kỳ nào đó xảy ra, nếu bắt đầu ngay với giải pháp mà không tìm hiểu nguyên nhân tại sao điều đó diễn ra, bạn sẽ chỉ giải quyết được vấn đề tức thời mà không thể đi sâu, giải quyết triệt. Trong doanh nghiệp, dù đối với việc đơn giản nhất như triển khai một công cụ trực tuyến thì bước đầu tiên, bạn phải xác định và phân tích rõ ràng đâu là vấn đề cốt lõi bạn cần phải giải quyết.
Là các nhà lãnh đạo, bạn cần dành nhiều thời gian hơn để kết nối với nhân viên và khách hàng của mình để hiểu rõ những thách thức, cơ hội và vùng tối đang ở đâu. Điều này là mấu chốt để bảo đảm sự liên kết và giá trị tiên quyết trong những sáng kiến của bạn.
Xác định nguồn lực của doanh nghiệp
Thực trạng chung và lớn nhất ở hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là sự hạn chế về nguồn lực như Con người, thời gian, kiến thức và tiền bạc. Tìm ra được những lợi thế đang có giúp doanh nghiệp gia tăng thành công chuyển đổi số, đặc biệt là vấn đề về thời gian và ngân sách.
Sau khi xác định đúng nguồn lực hiện tại dành cho chuyển đổi số, doanh nghiệp cần thực hiện kế hoạch phân bổ nguồn lực phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể, đáp ứng chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp có thể đi đường dài.
Chú trọng đầu tư vào công nghệ số
Trong chuyển đối số việc tìm kiếm và lựa chọn công nghệ thích hợp để doanh nghiệp triển khai là một trong những bước bắt buộc phải có. Việc triển khai công nghệ số đòi hỏi nguồn kinh phí đầu tư lớn, vậy nên để tránh các chi phí phát sinh, các doanh nghiệp cần thực hiện một cách bài bản và chính xác.
Dù là nâng cấp hệ thống cũ hay phát triển hệ thống mới thì các doanh nghiệp cần tìm ra công nghệ thích hợp nhất với mô hình hoạt động của mình. Những công nghệ số được xem xu hướng sử dụng nhiều nhất trong tương lai như Điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, trải nghiệm kỹ thuật số…
Chuyên môn hoá về vai trò và trách nhiệm trong công việc của nhân viên
Phân công rõ ràng công việc chuyên trách có vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả bộ máy hoạt động từ trên xuống, dễ dàng điều chỉnh những sai sót khi gặp phải vấn đề.
Hiện nay, việc phân chia quy trình khoa học với mục đích đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn. Do đó, điều cần lưu ý là phải trao quyền cho người quản lý giỏi và dày dặn kinh nghiệm để họ không chỉ chịu trách nhiệm về công nghệ thông tin và còn đảm nhận trách nhiệm lên kế hoạch, phân bổ cũng như kiểm duyệt kết quả công việc.
Xác định lĩnh vực ưu tiên cần số hoá
Kiểm tra và liệt kê những vấn đề đang gây ảnh hưởng đến quá trình tạo ra doanh số của doanh nghiệp như là quy trình bán hàng, quy trình tuyển dụng, quy trình làm việc trong nội bộ,... Từ đó mà doanh nghiệp có thể xác định và đưa ra các vấn đề nào cần ưu tiên thực hiện chuyển đổi số.
Tạo ra môi trường phản hồi mở
Như đã đề cập, chuyển đổi số là chặng đường dài yêu cầu doanh nghiệp cần có sự tổ chức chặt chẽ, liên kết với nhau. Chuyển đổi không đơn giản chỉ là việc áp dụng công nghệ mới mà còn là việc áp dụng làm sao để gia tăng hiệu quả, sáng tạo dựa trên các nền tảng công nghệ đó.
Lấy ý kiến từ nhân viên và truyền tải tầm quan trọng của việc chuyển đổi chính là yếu tố giúp cho chiến lược chuyển đổi số trong doanh nghiệp diễn ra chính xác và nhanh chóng hơn. Chẳng hạn như, nhân viên cung cấp thông tin về nhu cầu, cách thức nhân viên làm việc, thời gian thực hiện công việc của nhân viên,... để từ đó, doanh nghiệp có những giải pháp để cải thiện.
Lập kế hoạch dài hạn, phương án đề phòng các rủi ro xảy đến
Tương lai đối với chuyển đổi số doanh nghiệp là cơ hội nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro, do đó doanh nghiệp cần lập kế hoạch dài hạn cho chiến lược chuyển đổi số trong doanh nghiệp của mình với:
- Những nội dung cần thực hiện chuyển đổi số
- Kế hoạch phân công nguồn lực hợp lý
- Kế hoạch dự trù kinh phí cho các hoạt động chuyển đổi
- Các công nghệ mới cần bổ sung
- Kế hoạch đào tạo nhân sự chất lượng cao về công nghệ
- Kế hoạch hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ
- Kết quả kỳ vọng đạt được từ 3 - 5 năm triển khai
Đo lường kết quả triển khai chuyển đổi số
Kết quả chuyển đổi số phụ thuộc vào chiến lược mà doanh nghiệp đưa ra. Do đó, đo lượng các kết quả chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc phải có trong chiến lược chuyển đổi của bất kỳ doanh nghiệp.
Tuỳ theo thực hiện và thực tế công nghệ doanh nghiệp áp dụng sẽ có những kết quả khác nhau. Lập kế hoạch chiến lược dài hạn lúc này là điều nên làm để giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô chuyển đổi cũng như là đáp ứng mục tiêu mới của doanh nghiệp.
Các nhóm mục tiêu phải linh hoạt trong việc xem xét kết quả, điều chỉnh nếu cần thiết. KPI lúc này giúp doanh nghiệp xác định xem các yêu cầu có được đáp ứng hay không và đáp ứng ở mức độ nào.
Tương lai, chuyển đổi số là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp phá bỏ giới hạn của mình, đương đầu cùng những thách thức mà bối cảnh thị trường đặt ra để mang lại những thành tựu lớn cho doanh nghiệp của mình. Để đạt được điều này, đòi hỏi cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong doanh nghiệp một cách bài bản về nhân sự, tài chính và thời gian.