Các mô hình và ứng dụng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp hiện nay
BÀI LIÊN QUAN
Nhiệm vụ chuyển đổi số và những quy tắc ứng dụng cơ bảnChuyển đổi số cơ hội và thách thức của doanh nghiệp hiện nayTầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại công nghệ 4.0Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 4 mô hình và ứng dụng phổ biến hiện nay giúp các doanh nghiệp xây dựng được một lộ trình chuyển đổi số phù hợp với quy mô kinh doanh của mình.
Xu hướng chuyển đổi số của doanh nghiệp hiện nay
Cụm từ “chuyển đổi số” hay “cải tiến công nghệ” trong doanh nghiệp không hề xa lạ nữa. Tốc độ chuyển đổi nhanh và hiệu quả của nhiều doanh nghiệp hiện nay đang không được gia tăng. Vì vậy, quy mô và phạm vi chuyển đổi là vô cùng rộng lớn tạo nên nhiều xu hướng đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tiến công nghệ số của mình nếu như không muốn bỏ lại phía sau.
Trong khí một công nghệ, kỹ thuật mới đe dọa đến các doanh nghiệp mới thành lập, còn non trẻ thì nó lại mang đến những cơ hội to lớn dễ dàng nắm bắt để tăng trưởng nhanh chóng cho các doanh nghiệp vừa và lớn.
Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đi qua khiến nhiều hoạt động vận hành của doanh nghiệp được nới lỏng tạo ra cơ hội hoàn hảo và động lực cho công cuộc chuyển đổi số của nhiều công ty.
Với hoàn cảnh đó, các mô hình chuyển đổi số được hình thành và giúp các doanh nghiệp chiếm trọn được thị trường của mình. Tuy nhiên, để vận dụng thành công các mô hình thì bạn phải hiểu rằng chuyển đổi số không nhất thiết là chuyển đổi toàn bộ cơ cấu tổ chức của công ty, nó chỉ cần thay đổi một mục tiêu nhỏ chẳng hạn nhưng đặc biệt nó phải được đồng bộ. Dưới đây là gợi ý về 4 mô hình và ứng dụng chuyển đổi số dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi công nghệ.
Mô hình và ứng dụng chuyển đổi số theo quy trình kinh doanh
Đầu tiên, bạn phải nắm được quy trình kinh doanh là toàn bộ bản đồ và định hướng các hoạt động vận hành, phát triển của doanh nghiệp. Khi chuyển đổi số tham gia vào quy trình này, đặc biệt là can thiệp vào khâu hoàn thiện lưu trữ và phân tích dữ liệu thì giúp cho các nhà lãnh đạo rất nhiều trong việc nhìn nhận được những góc nhìn có giá trị mới, góp phần xây dựng và tối ưu quy trình kinh doanh.
Bên cạnh đó, khi áp dụng các ứng dụng công nghệ và các nền tảng tự động hóa quy trình, phẳng hóa văn phòng với văn phòng điện tử thì giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đạt được các mục tiêu như: cắt giảm chi phí, giảm chu trình vận hành đẻ sản xuất ra 1 sản phẩm, tăng lượng đầu ra và hơn hết là tạo nên một giá trị kích ứng mang lại hiệu quả vận hàng trong nhiều môi trường khác nhau cho doanh nghiệp.
Thực tế ứng dụng mô hình chuyển đổi số quy trình kinh doanh được minh chứng thông qua quy trình đặt hàng của Domino Pizza. Công ty này rất thông minh khi cho khách hàng tự mình đặt hàng từ bất cứ thiết bị nào làm thay đổi một quy trình đặt hàng theo cách truyền thống trước đây.
Điều này làm gia tăng sự thuận tiện khi đặt hàng và nâng cao tối đa trải nghiệm của khách hàng của thương hiệu giúp họ chiếm được thị phần về doanh số so với một số đối thủ cùng ngành.
Mô hình và ứng dụng chuyển đổi số theo mô hình kinh doanh của doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh là điều tưởng chừng như không thể thay đổi được trong mỗi doanh nghiệp. Trong khi việc chuyển đổi số từ quy trình kinh doanh của doanh nghiệp mang đến cho họ những giá trị hữu hạn thì dạng chuyển đổi quy mô kinh doanh lại tạo ra những cơ hội và giá trị vô hạn tiềm năng cho doanh nghiệp.
Chuyển đổi mô hình kinh doanh không thể đạp đổ tất cả những thành tựu mà công ty có được mà cần dựa trên nền tảng giá trị mà doanh nghiệp đã xây dựng được trước, sau đó phát triển lên.
Trong thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của công nghệ 4.0, nhiều doanh nghiệp đang thực hiện nhiều nỗ lực của mình trong việc chuyển giao khâu sản xuất và vận hành cho những con robot tự động nhằm để con người có thể tiến lên những công việc mang lại giá trị cao hơn.
Tuy nhiên, ở mô hình chuyển đổi số này đòi hỏi rất cao yếu tố lãnh đạo và nắm bắt được tất cả mọi vấn đề hoạt động doanh nghiệp của ban lãnh đạo từ đó nảy sinh những ý tưởng sáng tạo và tìm ra được đường lối đi cho công ty.
Dẫn chứng về ứng dụng chuyển đổi số theo quy mô kinh doanh của doanh nghiệp vô cùng nhiều và dễ dàng nhận ra trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Đó là hãng Uber và Grab đã định hình lại lĩnh vực vận tải hành khách của mình bằng sức mạnh công nghệ.
Hoặc trong thời buổi ảnh hưởng sâu của đại dịch Covir-19 thì các công ty bảo hiểm đã chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bảo hiểm tự động nhằm sử dụng và phân tích các hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng.
Mô hình và ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh
Trong khi nhiều doanh nghiệp đang vật vã với những quy mô chuyển đổi số thì một số doanh nghiệp đang lựa chọn theo những lĩnh vực kinh doanh đặc thù được hưởng lợi ích trong vấn chuyển đổi số. Bởi lẽ nhiều sản phẩm và dịch vụ đang được công nghệ tái cấu trúc hay tạo ra những ngách nhỏ khác tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho doanh nghiệp để tận dụng phát triển.
Việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực kinh doanh giúp doanh nghiệp làm mờ đi ranh giới giữa các đối thủ cạnh tranh mới trong ngành và làm mối đe dọa gia nhập ngành giảm xuống. Đồng thời khi áp dụng các ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh làm thay đổi và mở rộng thị trường hoạt động hiện tại của doanh nghiệp giúp cho họ có một vị thế nhất định.
Do đó, đây là mô hình chuyển đổi mang lại nhiều cơ hội và giá trị cao nhất cho mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên biết cách tận dụng và tiếp cận sẽ thúc đẩy sự chuyển đổi số hiệu quả.
Ứng dụng trên thế giới nổi tiếng về mô hình chuyển đổi số theo linh vực kinh doanh nhất hiện nay là công ty thương mại điện tử Amazon đã tham gia đầu tư vào một lĩnh vực hoàn toàn mới. Cung cấp nền tảng và cơ sở hạ tầng cho điện toán đám mây lớn nhất thế giới.
Dù không phải là thế mạnh nhưng Amazon đanh nhanh chóng phát hiện ra được một thị trường màu mỡ mang lại cho họ nhưng lợi nhuận kinh doanh vô cùng to lớn. Minh chứng cụ thể nhất là kể từ khi đầu tư vào lĩnh vực trên công ty lợi nhuận của Amazon tăng lên 60%.
Mô hình và ứng dụng chuyển đối số theo văn hóa tổ chức doanh nghiệp
Nhiều người cho rằng thay đổi cơ chế hoạt động, thay đổi văn hóa của tổ chức chỉ thay đổi mặt bên ngoài của tổ chức mà không tác động rõ nét đến sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp thì điều này hoàn toàn ngược lại.
Chuyển đổi số trong văn hóa giúp doanh nghiệp nhận ra nhu cầu của thị trường, nhận ra được hiệu quả trong từng công việc của tổ chức và quan trọng hơn hết là nhạn ra được bản thân doanh nghiệp nên thực hiện chuyển đổi số từ bộ phận nào.
Bên cạnh đó thì yếu tố con người luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp xem là cốt lõi và quan trọng nhất. Để chuyển đổi về lâu về dài doanh nghiệp cần xác định lại tư duy của tổ chức, quy trình và nguồn lực để thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể. Vì vậy, thay đổi mô hình văn hóa tổ chức của doanh nghiệp là một yêu cầu bền vững và lâu dài cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Về ứng dụng thành công nhất trong mô hình chuyển đổi số theo văn hóa tổ chức của doanh nghiệp hiện nay là công ty chuyên về tín dụng tiêu dùng Experian. Họ đã chuyển sự tập trung và thời gian làm việc của nhân viên sang thiết hết các thiết bị điện tử thông qua kỹ thuật API - kết nối dữ liệu và tương tác với các nền tảng bên ngoài để thúc đẩy quy trình vận hành của tổ chức và quan trọng hơn là phân bổ nguồn nhân sự của mình sang những hoạt động quan trọng hơn.
Đó là toàn bộ những thông tin của bài viết các mô hình và ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích vào giúp cho bạn nhận ra được nhiều bài học quý giá.