meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì và gồm những loại nào?

Thứ ba, 11/10/2022-13:10

CÂU HỎI: 

Công ty tôi chuyên nhận thi công các công trình nhà ở riêng lẻ từ 05 tầng trở lại. Nay tôi muốn mở rộng sang thi công các công trình đô thị như xây dựng, cải tạo vỉa hè, công viên cây xanh, cống rãnh thoát nước. Tôi học hết cấp 3 và chưa qua trường lớp đào tạo chính quy nào về xây dựng. Các nhân viên của tôi cũng vậy, họ đều học hết cấp 2, cấp 3 rồi đi làm theo tôi.

Xin hỏi, nếu công ty tôi nhận thi công các công trình như trên thì tôi hay nhân viên của tôi có cần chứng chỉ hành nghề xây dựng hay không? Chứng chỉ hành nghề xây dựng gồm những loại nào?

TRẢ LỜI:

Luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết:Chứng chỉ năng lực xây dựng trong đấu thầu, hồ sơ mời thầu hay còn gọi cách khác là chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được định nghĩa theo Nghị định 100/2018 NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 59/2015 NĐ-CP, Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được biết đến từ NĐ 59/2015 NĐ-CP hay còn gọi là chứng chỉ năng lực.

Là bản đánh giá năng lực rút ngắn của Bộ Xây Dựng, Sở xây dựng cấp đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. 

Có 3 hạng: hạng I do Cục quản lý xây dựng thuộc Bộ xây dựng cấp; Còn Sở Xây dựng có thẩm quyền cấp chứng chỉ hạng II, III. 

Chúng ta không cần phải lo lắng việc chứng chỉ của Sở Xây dựng tỉnh này cấp sẽ không được lưu hành bởi nó có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.


Xây dựng cần có chứng chỉ hành nghề không (Ảnh minh họa)
Xây dựng cần có chứng chỉ hành nghề không (Ảnh minh họa)

Tại sao phải phân loại lĩnh vực cấp chứng chỉ năng lực xây dựng?

Xây dựng là một ngành đặc thù đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của xã hội, đất nước. Việc phân chia các loại chứng chỉ năng lực xây dựng xuất phát từ các lý do sau:

  • Phù hợp với tính chất của từng lĩnh vực như khảo sát hay tư vấn;
  • Giúp nhà nước dễ quản lý, theo dõi việc tham gia thi công của các công ty xây dựng;
  • Cơ sở để xử lý vi phạm đối với tổ chức vì phạm.
  • Các loại chứng chỉ năng lực xây dựng?
  • Căn cứ quy định tại Khoản 38, Khoản 39 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 và Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình sẽ yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 19 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP như sau:

Điều 57. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng

Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
a) Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
b) Lập quy hoạch xây dựng.
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

d) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
đ) Thi công xây dựng công trình.
e) Giám sát thi công xây dựng công trình.
g) Kiểm định xây dựng.
h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.


Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng (Ảnh minh họa)
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng (Ảnh minh họa)

Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).

Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này.

Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm.

Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục IX Nghị định này.

Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:

a) Nhóm thứ nhất: Có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.
b) Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.
Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; hướng dẫn về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.”.

Theo quy định trên, có những loại chứng chỉ năng lực xây dựng sau: 

  • Chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng; 
  • Chứng chỉ năng lực tư vấn, lập quy hoạch xây dựng; 
  • Chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
  • Chứng chỉ năng lực lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công
  • trình; 
  • Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý dự án; 
  • Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình; 
  • Chứng chỉ năng lực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây
  • dựng;
  • Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công

Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định 100/2018;
  • Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
  • Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);
  • Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
  • Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
  • Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);
  • Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.
  • Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Công trình xây dựng (Ảnh minh họa)
Công trình xây dựng (Ảnh minh họa)

Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;
  • Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ năng lực đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại.
  • Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;
  • Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Tóm lại, chúng ta đã hiểu rõ các loại chứng chỉ năng lực xây dựng cũng như hồ sơ cần chuẩn bị đối với việc xin cấp chứng chỉ đầy đủ nhất. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước