meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ tịch VACC: Doanh nghiệp nhà thầu đang đối mặt với rủi ro tài chính lớn

Thứ sáu, 24/03/2023-07:03
Tại diễn đàn “Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức mới đây, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp Hội Nhà Thầu Xây Dựng Việt Nam (VACC) cho biết doanh nghiệp xây dựng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do thị trường bất động sản trầm lắng.

Doanh nghiệp xây dựng "ảm đạm" theo thị trường bất động sản

Ông Hiệp cho biết, năm 2023 là một năm rất khó khăn, 1 số ngành vẫn phát triển nhưng 1 số ngành gặp nhiều biến động đặc biệt là bất động sản. Ngành bất động sản có mối quan hệ mật thiết với các nhà thầu nên bất động sản khó khăn thì nhà thầu cũng hết sức nguy hiểm. 

Khó khăn chồng chất, nhà thầu xây dựng phải gán bất động sản cho thầu phụ

Trước tình trạng nợ đọng lẫn nhau giữa chủ đầu tư, nhà thầu, thầu phụ trong ngành xây dựng, phương án gán nợ bằng tài sản như bất động sản, thiết bị thi công đang được các bên áp dụng thực hiện.

Cách phân biệt tổng thầu và nhà thầu chính đơn giản nhất bạn cần biết

Trong lĩnh vực xây dựng thì chắc hẳn các bạn đã bắt gặp những khái niệm như nhà thầu chính hoặc tổng thầu, liệu rằng bạn đã hiểu rõ khái niệm của hai thuật ngữ này cũng như có thể phân biệt được chúng tách biệt với nhau hay không? Làm thế nào để chúng ta có thể nhận biết được sự khác nhau giữa nhà thầu chính và tổng thầu? Hãy theo dõi bài viết chi tiết để biết cách phân biệt giữa hai khái niệm này và để có thể hiểu hơn về hai loại khái niệm này trong lĩnh vực xây dựng và cách phân biệt dễ dàng nhất hai khái niệm này nhé.

Giám đốc Khối Phân tích VNDirect: Các nhà thầu, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng được hưởng lợi từ đầu tư công

Trong Talkshow “Phố Tài chính”, bà Trần Thị Khánh Hiền - Giám đốc Khối Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect nhận định, trong năm 2023 đầu tư công là một chủ đề rất sáng. Những nhóm ngành được hưởng lợi có thể kể đến các nhà thầu, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc là vật liệu xây dựng.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp Hội Nhà Thầu Xây Dựng Việt Nam (VACC)
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp Hội Nhà Thầu Xây Dựng Việt Nam (VACC)

Nói tới mối liên hệ giữa ngành bất động sản và nhà thầu, ông Hiệp cho biết, các doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu là ngành thực hiện, triển khai để các dự án bất động sản có sản phẩm cho ngành bất động sản. Do vậy bất động sản thăng hoa thì xây dựng cũng phát triển rầm rộ, mà bất động sản đóng băng, đi xuống thì xây dựng cũng là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp rõ nét nhất.

Trong những năm gần đây xây dựng và bất động sản chiếm khoảng 12% trong tổng số GDP của cả nước. Như vậy rõ ràng xây dựng và bất động sản chiếm giữ một vai trò quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước.

"Hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng theo ước tính của Hiệp hội nhà thầu, trong cả nước phải có tới gần 10.000 doanh nghiệp làm về xây dựng nhưng một đặc điểm chung là các doanh nghiệp xây dựng có số vốn nhỏ - số doanh nghiệp lớn trong ngành xây dựng rất ít – chỉ có một vài doanh nghiệp có số vốn trên 2.000 tỉ đồng còn phần lớn kể cả những doanh nghiệp có “số má” trong ngành xây dựng cũng chỉ có vốn dưới 1.000 tỉ", ông Hiệp thông tin.

Về nguồn vốn chủ sở hữu, ông Hiệp cho biết, nếu trước năm 2000 các công ty xây dựng mạnh, hàng đầu ở Việt Nam đều là các công ty, tổng công ty nhà nước thì hiện nay sau cổ phần hoá các công ty doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam hiện nay đều là các công ty cổ phần hoặc công ty TNHH với nguồn vốn là vốn tư nhân.

"Song song với việc chuyển đổi cơ cấu sở hữu, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã có một bước phát triển vượt bậc về trình độ công nghệ và năng lực thi công - đây là một thành tựu đáng tự hào của ngành xây dựng Việt Nam", Chủ tịch VACC cho biết.

Cũng theo ông Hiệp, từ chỗ chỉ là những công ty nhỏ bé, công cụ lao động giản đơn, đội ngũ công nhân phần lớn là lao động thời vụ, nhiều công trình nhà thầu Việt Nam khi hợp tác với nhà thầu nước ngoài chỉ đóng vai trò cung cấp nhân công, nay các công ty xây dựng Việt Nam đã trở thành những doanh nghiệp mạnh trong khu vực, đảm đương độc lập nhiều công trình phức tạp về kỹ thuật: nhà cao tầng đến 80 tầng, công trình ngầm sâu đến 20m-30m, cầu dây văng khẩu độ lớn và các công trình phức tạp khác. Các công ty xây dựng Việt Nam còn tiến bộ trong việc chuyển đổi số bằng việc sử dụng công nghệ BIM trong quản lý thiết kế và thi công của dự án.


Bên cạnh những mặt phát triển tích cực, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang đối mặt với thách thức thực sự khó khăn trong năm 2023 có thể sang cả 2024.
Bên cạnh những mặt phát triển tích cực, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang đối mặt với thách thức thực sự khó khăn trong năm 2023 có thể sang cả 2024.

Với sự phát triển và trưởng thành nhanh chóng, ngành xây dựng đã đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, góp phần làm thay đổi bộ mặt các đô thị Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những mặt phát triển tích cực, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang đối mặt với thách thức thực sự khó khăn trong năm 2023 có thể sang cả 2024.

Những rủi ro doanh nghiệp nhà thầu phải đối mặt

Xây dựng và bất động sản gắn bó hữu cơ với nhau nhưng từ giữa năm 2022 bất động sản đóng băng và tiếp tục khủng hoảng sang năm 2023 vì nhiều lý do như lạm phát, khủng hoảng thị trường trái phiếu, lãi suất tăng,… Điều này khiến các chủ đầu tư bất động sản không bán được hàng. Không có tiền để thanh toán cho nhà thầu, thậm chí nhiều chủ đầu tư còn chây ì không thanh toán hoặc gán nợ cho nhà thầu bằng sản phẩm nhà. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ phá sản của nhiều nhà thầu kể cả những nhà thầu lớn. Họ không làm thì không có việc nhưng làm thì rủi ro tài chính rất lớn!

"Hiện nay chỉ số ít nhà thầu đủ điều kiện tham gia các công trình vốn đầu tư công, đặc biệt các công trình hạ tầng kỹ thuật cao tốc Bắc Nam là có đủ việc như Tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty Trường Sơn, 319, Đèo Cả, Đạt Phương… còn các công ty chuyên về xây dựng dân dụng làm các công trình vốn ngoài ngân sách đang rất khó khăn cả về công việc và khả năng thanh toán", ông Hiệp thông tin.


các nhà thầu Việt Nam vốn nhỏ mà đặc điểm xây dựng là phải vay tiền ngân hàng ứng vốn làm trước rồi mới được chủ đầu tư thanh toán sau, nên nếu chủ đầu tư chậm trả thì nhà thầu “chết” chắc.
các nhà thầu Việt Nam vốn nhỏ mà đặc điểm xây dựng là phải vay tiền ngân hàng ứng vốn làm trước rồi mới được chủ đầu tư thanh toán sau, nên nếu chủ đầu tư chậm trả thì nhà thầu “chết” chắc.

Cũng theo ông Hiệp, các nhà thầu Việt Nam vốn nhỏ mà đặc điểm xây dựng là phải vay tiền ngân hàng ứng vốn làm trước rồi mới được chủ đầu tư thanh toán sau, nên nếu chủ đầu tư chậm trả thì nhà thầu “chết” chắc. "Vừa không có tiền trả vật tư, nhân công vừa phải lo lãi vay ngân hàng (nhất là giai đoạn đầu 2023 lãi suất lên tới 12%-14%). Trong bối cảnh ấy một số nhà thầu còn cố sống cố chết đấu thầu bằng mọi giá để cứu doanh nghiệp trước mắt nhưng như vậy càng làm càng lỗ, càng thấy gần hơn nguy cơ phá sản!", ông Hiệp lý giải.

Trước thực trạng đó, ông Hiệp cho rằng, để tái định vị giúp doanh nghiệp phát triển bền vững điều đầu tiên cần làm đó là xây dựng hệ thống khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho các nhà thầu xây dựng  trong quan hệ kinh tế với các chủ đầu tư trong lĩnh vực hợp đồng – một số ý kiến cho rằng trong luật dân sự đã đề cấp đến xử lý tranh chấp giữa các bên, tuy nhiên thực tế các hợp đồng xây dựng nếu chỉ giải quyết bằng luật dân sự thì luôn bị kéo dài cả chục năm mà vẫn không giải quyết được. Và các chủ đầu tư vẫn sẽ tiếp tục chây ỳ nếu không nói là vô hiệu.

Chính vì vậy, ông Hiệp cho biết, Hiệp hội đã nhiều lần lấy kiến nghị với các bộ chuyên ngành, Chính phủ, Quốc hội là cần đưa vấn đề này vào các luật chuyên ngành như Luật xây dựng, Luật đấu thầu để đảm bảo quyền bình đẳng cho các nhà thầu xây dựng trước các chủ đầu tư và cho rằng, đó là điều kiện để các nhà thầu tồn tại.

"Vấn đề thứ hai để có thể phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp xây dựng chính là vấn đề đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân xây dựng. Từ thực tế là hiện nay các doanh nghiệp xây dựng đã cổ phần hoá hết mà vốn lại nhỏ nên khả năng tự đào tạo là rất khó. Trước kia còn có các trường đào tạo nghề được cung cấp vốn ngân sách hoạt động nhưng hiện nay mô hình đã thay đổi, các doanh nghiệp phải độc lập tự lo mà trình độ công nghệ, kỹ thuật thì ngày càng hiện đại, phức tạp. Doanh nghiệp không kịp update sẽ bị đào thải khỏi thị trường", ông Hiệp nêu thực trạng.

Từ đó, ông Hiệp cho biết, Hiệp hội nhà thầu xây dựng đã tích cực triển khai việc liên kết giữa các doanh nghiệp xây dựng để tổ chức việc cùng hợp tác trong công tác đào tạo (kể cả hợp tác với nước ngoài trong việc đào tạo chuyên gia về phát triển công trình ngầm đô thị).

Về tái cơ cấu doanh nghiệp, ông Hiệp cho rằng, các doanh nghiệp xây dựng cần đánh giá lại kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trong năm 2023, xác định cụ thể định hướng sản xuất kinh doanh trong bối cảnh bất động sản, tín dụng như hiện nay. 

"Trên cơ sở năng lực cụ thể của từng đơn vị, các doanh nghiệp xây dựng phải tực sự định vị lại thị trường, tái cấu trúc về cơ cấu sản phẩm, hoạt động kinh doanh của đơn vị mình để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này", ông Hiệp nói.

KHÁNH HÀ
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước