Cách phân biệt tổng thầu và nhà thầu chính đơn giản nhất bạn cần biết
Phân loại hai khái niệm nhà thầu chính và tổng thầu
Tổng thầu là gì?
Tổng thầu là một nhà đầu tư thi công một công trì và ký kết với một đơn vị để đảm nhận toàn bộ những hoạt động của công trình thiết kế từ thi công, xây dựng cũng như toàn bộ những hoạt động để có thể hoàn thành được thành công công trình đó.
Trong khi xây dựng thì có những loại gói thầu như sau: Tổng thầu chỉ thi công, tổng thầu chỉ đảm nhận việc thiết kế, tổng thầu vừa thi công vừa thiết kế, vừa cung cấp những thiết bị công nghệ và thi công, những tổng thầu sẽ thực hiện toàn bộ những hoạt động từ A - Z để giúp cho công trình và dự án đó được hoàn thiện và có thể được bàn giao đúng thời hạn cho những chủ đầu tư.
Nhìn chung tổng thầu xây dựng những hình thức chủ yếu sau:
-
Tổng thầu thiết kế
-
Tổng thầu thi công xây dựng thiết kế và công trình
-
Tổng thầu thi công xây dựng của công trình
-
Tổng thầu cung cấp thiết bị, thiết kế, thi công xây dựng công trình
-
Tổng thầu lập dự án xây dựng thiết kế một công trình, cung cấp những thiết bị công nghệ và thi công xây dựng.
Trách nhiệm và vai trò của tổng thầu xây dựng
Tổng quan thì tổng thầu xây dựng có trách nhiệm với những biện pháp và phương tiện thi công được phép sử dụng, thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình, ngoài ra thì tổng thầu xây dựng còn có những trách nhiệm cung cấp nhân công toàn bộ những vật liệu và những dịch vụ cần thiết. Để có thể thực hiện được điều này, trong những trường hợp những hợp đồng có giá trị lớn thì thường những tổng thầu sẽ ký kết tiếp hợp đồng với những nhà thầu phụ để thực hiện được những hoạt động thi công chuyên ngành.
Nhà thầu chính là gì?
Nhà thầu chính là nhà thầu ký kết hợp đồng và nhận thầu với chủ đầu tư nhưng chỉ thực hiện một số những nhiệm vụ cần thiết. Người ta hay sử dụng thuật ngữ nhà thầu chính để có thể phân biệt được với nhà thầu phụ.
Nhà thầu xây dựng là tổ chức, cá nhân đủ năng lực hoạt động xây dựng, những năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia vào quan hệ hợp đồng trong những hoạt động xây dựng, có hai loại chính nhất là nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng chính là những nhà thầu ký kết hợp đồng cùng nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để có thể thực hiện được một số những phần công việc nhỏ của nhà thầu chính hoặc của tổng thầu xây dựng.
Lúc này trong một công trình sẽ có thêm những sự tham gia của một số những nhà thầu khác nhau, trong đó thì nhà thầu chính sẽ đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ hơn những nhà thầu phụ, nhà thầu phụ sẽ thực hiện những việc nhỏ hơn và có thể hỗ trợ thêm cho những nhà thầu chính giúp thi công và có thể hoàn thiện được công trình.
Những nghĩa vụ và quyền hạn của nhà thầu chính và tổng thầu
Nghĩa vụ và quyền hạn của tổng thầu
Quyền hạn
Tổng thầu là người có quyền theo dõi, giám sát chặt chẽ và thường xuyên nhất và cập nhật những phương tiện, hoạt động và những biện pháp trong quá trình thi công của một dự án xây dựng đó.
Trong quá trình thực hiện thì bản thân tổng thầu sẽ không thực hiện và đảm nhiệm được toàn bộ những nhiệm vụ hoặc những gói thầu có thẻ bàn giao tới cho một nhà thầu phụ khác, trong những trường hợp nhà thầu phụ không đáp ứng được những yêu cầu toàn bộ về mức chi phí thực hiện được công việc cũng như những tiến độ có thể thực hiện được nhiệm vụ thì có thể bổ sung thêm một số những nhà thầu khác hoặc có thể thay thế bởi một nhà thầu khác tốt hơn, mặc dù vậy thì trong quá trình thay đổi thì nhà thầu nên tham khảo một oso những ý kiến và được sự đồng thuận từ nhưng chủ đầu tư.
Tổng thầu có quyền chỉ định nhà thầu để có thể thực hiện những gói thầu nhỏ trong một công trình hoặc dự án, trong trường hợp không có khả năng chỉ thị được một nhà thầu thích hợp nhất thì có thể tổ chức những buổi đấu thầu để có thể tìm kiếm ra được những nhà thầu phù hợp nhất, quá trình này đảm bảo được những quy định có liên quan tới những hợp đồng giữa tổng thầu và chủ đầu tư cũng như đúng theo những quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng.
Những nhiệm vụ của tổng thầu
Tổng thầu sẽ là đơn vị đứng đầu, kiểm soát, điều phối và thực hiện những nhiệm vụ trong công trình đó, chính vì vậy mà tổng thùa phải có những nghĩa vụ như phân công, điều phối những nhà thầu phụ để thi công được hợp lý và triệt để nhất những hiệu quả trong việc sử dụng những công trình phụ trợ để có thể tiết kiệm, đảm bảo được tính an toàn giữ gìn được an ninh trật tự, tránh việc gây sự ảnh hưởng tới những môi trường sống xung quanh.
Tổng thầu còn có nhiệm vụ và nghĩa vụ thỏa thuận cùng chủ đầu tư về mỗi một hạng mục trong thi công công trình về tiến độ phải hoàn thành, bàn giao những kế hoạch giúp thanh khoản được những mục trong hợp đồng thi công. Đảm bảo được đủ tiến độ để thi công và có thể bàn giao công trình sau đó nhận được khoản thanh toán đúng hạn, giúp phục vụ được tốt nhất trong quá trình hoạt động bình thường của nhà thầu.
Theo đúng hợp đồng thì tổng thầu sẽ cần phải tổ chức mua sắm đủ thiết bị, vật tư cần thiết giúp phục vụ cho quá trình thi công công trình được diễn ra suôn sẻ hơn, những chi phí này còn cần phải được bàn bạc, thỏa thuận chi tiết nhất với những bên chủ đầu tư nhằm lên được kế hoạch chi tiết nhất trong việc xây dựng những hồ sơ mời thầu để mua trang thiết bị.
Tổng thầu cũng phải xây dựng và tổ chức nghiêm túc nhất trong công tác quản lý chất lượng của những công trình hiện đang được thực hiện để đảm bảo được không phải gặp những vấn đề và những sai sót trong quá trình xây dựng, tác động xấu với hợp đồng ký lúc đầu cũng như những quy định từ chính quyền hoặc công ty.
Trong quá trình thực hiện, nên đảm bảo được an ninh trật tự và sự an toàn cho những người lao động và những người xung quanh, phòng chống và hạn chế cháy nổ và sự ô nhiễm môi trường.
Với những trường hợp công trình thi công không thực hiện đúng tiến độ và không đảm bảo được chất lượng, gây những ảnh hưởng xấu lên kinh tế của chủ đầu tư, gây mất trật tự an toàn xã hội thì tổng thầu lúc đó phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật và có thể phải bồi thường cho những thiệt hại cho nhà đầu tư.
Sau khi hoàn thành thành công một công trình thì tổng thầu phải thực hiện thử nghiệm công trình trước khi bàn giao lại cho chủ đầu tư và đảm bảo rằng công trình có sự an toàn, đảm bảo đúng khối lượng, chất lượng đúng với những yêu cầu đã được ký kết ban đầu trong hợp đồng.
Nghĩa vụ và quyền hạn của nhà thầu chính
Quyền hạn của nhà thầu chính
Nhà thầu chính khi nhận thầu từ những chủ đầu tư thì nếu như có thể nhận được những yêu cầu trái với những quy định của pháp luật trong hoạt động xây dựng thì có thể từ chối nhận thầu. Trong trường hợp đang thi công nhưng chủ đầu tư hoặc tổng thầu không thực hiện đúng nghĩa vụ đối với nhà thầu chính giống như những trường hợp hợp đồng thì nhà thầu chính có quyền được dừng hoạt động thi công và yêu cầu bồi thường.
Trong quá trình thực hiện việc thi công công trình, thì nhà thầu nhận ra được những bất hợp lý và thiếu sót hoặc những khó khăn trong thi công thì có thể đề xuất cùng chủ đầu tư hoặc tổng thầu về việc sửa đổi lại những thiết kế sao cho thích hợp nhất. Nhà thầu sẽ có quyền được yêu cầu thanh toán những khoản chi phí đúng hạn và theo đúng những hợp đồng đã ký trước đó.
Những nghĩa vụ của nhà thầu chính
Nhà thầu chính nên có trách nhiệm thực hiện đúng những tiến độ, bản thiết kế, hiệu quả về khối lượng và chất lượng và bàn giao lại cho chủ đầu tư theo đúng những cam kết trong hợp đồng đã ký kết.
Trong quá trình thực hiện thì bên tổng thầu hoặc bên chủ đầu tư nếu như gặp vướng mắc hoặc kiến nghị gì về chất lượng công trình thì nhà thầu chính nên cử ra người đại diện có đủ nhất những năng lực để có thể giải quyết được những vấn đề khi có yêu cầu, trong những cuộc họp hoặc những cuộc thẩm đinh thì nhà thầu chính còn phải đảm nhận thêm nhiệm vụ cung cấp cũng như chuẩn bị đầy đủ nhất những hồ sơ cần thiết đúng những yêu cầu của chủ đầu tư.
Trách nhiệm của nhà thầu chính
Lập nên những hệ thống quản lý chất lượng thích hợp với quy mô của công trình trong đó thì quy định trách nhiệm của mỗi cá nhân, từng bộ phận trong công tác quản lý chất lượng của một công trình xây dựng.
Phân định được những trách nhiệm quản lý chất lượng của một công trình xây dựng giữa những bên trong trường hợp áp dụng những hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình, tổng thầu thiết kế và thi công công trình.
Sắp xếp và bố trí được nhân lực, cung cấp những trang thiết bị và vật tư đúng theo những yêu cầu của hợp đồng cũng như những quy định của pháp luật có liên quan.
Quản lý cũng như tiếp nhận mặt bằng xây dựng, bảo quản được mốc giới của công trình hoặc mốc định vị.
Như vậy thông qua bài viết trên các bạn đã biết rõ nhà thầu chính và tổng thầu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nên được phân biệt rõ trong lĩnh vực xây dựng, hy vọng bài viết đã đem tới cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.