Top 3 nhà thầu Việt kinh doanh như thế nào trong 9 tháng đầu năm 2022?
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều ngân hàng báo lãi “khủng”, nhưng đà tăng sẽ khó duy trì trong thời gian tớiThái Dương Gas báo lãi sau thuế đạt gần 1,6 tỷ đồng, gấp 12,5 lần cùng kỳ năm trướcTháng 9/2022, HAGL báo lãi 113 tỷ đồng dù giá chuối không cao như kỳ vọng và giá heo giảmBức tranh kinh doanh của 3 nhà thầu Việt có sự phân hóa
Theo Nhịp sống thị trường, trong 9 tháng đầu năm 2022, thị trường xây dựng nói chung và doanh nghiệp nói riêng đã chịu tác động kép đó là giá nguyên vật liệu tăng cao trong khi đó thị trường phải đối mặt với những áp lực chững lại từ thị trường bất động sản. Chưa kể đến mặt bằng lãi suất tăng và hạn mức tín dụng đã bị thu hẹp cũng có ảnh hưởng đến dòng tiền của các doanh nghiệp ở trong ngành.
Bức tranh của 3 doanh nghiệp niêm yết ở đầu ngành là Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) và Công Ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons và Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán: CTD) đã cho thấy được sự phân hóa. Trong khi Ricons tăng trưởng vượt mặt các đàn anh thì Hòa Bình lại rất nỗ lực giữ vững chỉ số còn Coteccons vẫn chưa thể thu được trái ngọt từ chiến lược mới của Kusto.
Biwase báo lãi quý III/2022 tăng 24%: Tỷ lệ thất thoát nước thấp kỷ lục
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của Biwase đạt 2.440 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 639 tỷ đồng.BCTC quý III/2022 Dược Hậu Giang (DHG) báo lãi kỷ lục, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ
So với kế hoạch đã đưa ra, Dược Hậu Giang đã hoàn thành 79% chỉ tiêu doanh thu và đạt được 98% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng đầu năm 2022.CTD ghi nhận doanh thu thuần 3.113 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 190%
Chi tiết, CTD đã công bố doanh thu thuần là 3.113 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 190%. Giá vốn tăng đã khiến cho biên lãi gộp chỉ còn 1%. Phía CTD giải trình rằng giá cả nhân công và nguyên vật liệu tăng cao cùng với đó là việc trích lập dự phòng cho dự án cũng đã có những rủi ro cao đó là nguyên nhân chính khiến cho lãi gộp giảm.
CTD cũng đã tiến hành trích lập dự phòng hoàn toàn nợ xấu đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản Ngôi Sao Việt - đây là thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh với trị giá là 483 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Đầu tư Minh Việt. Kết quả là dù cho khoản lợi nhuận khác đột biến thì Công ty ghi nhận lỗ sau thuế là 3,5 tỷ đồng.
Cùng điểm qua câu chuyện ở CTD, từ ngày biến động về thượng tầng về về với chủ mới là Kusto thì Công ty vẫn đang trong quá trình “đi xuống”. Đánh mất đi vị thế cũng như đi sau HBS trong năm 2021 thì đến quý 3/2022, CTD còn bị Ricons vượt mặt.
Mặc dù ban lãnh đạo có nhiều nỗ lực và thậm chí là Chủ tịch Bolat Duisenov đã tuyên bố với cổ đông là “hãy kiên trì, quả ngọt sẽ cùng hái” đồng thời cũng cam kết chỉ nhận mức lương 1 USD cho đến khi chỉ số cải thiện nhưng CTD vẫn chưa ghi nhận được tín hiệu khả quan từ chiến lược mới. Ở chiều hướng khác thì có đầu tư chứng khoán trong thời gian 9 tháng đầu năm, CTD lại đang phải tiến hành trích lập dự phòng cho hoạt động này là gần 37 tỷ đồng.
Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, CTD đã đạt 8.307 tỷ đồng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế chỉ ghi nhận vỏn vẹn 1,9 tỷ - so với 9 tháng đầu năm trước giảm 97%. So với kế hoạch thấp kỷ lục là 20 tỷ đồng thì CTD thậm chí mới chỉ thực hiện được 9,5% chỉ tiêu của cả năm sau ¾ chặng đường.
Xây dựng Ricons ghi nhận doanh thu 3.591 tỷ đồng, so với 9 tháng đầu năm trước tăng đến 84%
Trong khi đó thì em út trong TOP 3 đó là Xây dựng Ricons ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về doanh thu với mức 3.591 tỷ đồng, so với 9 tháng đầu năm trước tăng đến 84%. Sau khi khấu trừ đi giá vốn thì lợi nhuận gộp tương ứng tăng hơn 2 lần lên mức 70 tỷ đồng. Khi đã khấu trừ chi phí thì lợi nhuận sau thuế của Ricons đã tăng gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ lên mức 32 tỷ đồng. Và lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu của Ricons cũng vào mức 8.356 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng gấp đôi còn lợi nhuận sau thuế là 80,5 tỷ đồng, so với 9 tháng đầu năm ngoái tăng 32%.
Quý 3/2022, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận tăng mạnh 80% về doanh thu
Còn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán; HBC) cũng ghi nhận tăng mạnh 80% doanh thu quý 3/2022 với mức 3.778 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ đi giá vốn thì lợi nhuận gộp của Công ty đã thu về gần 283 tỷ đồn, so với 9 tháng đầu năm ngoái tăng 144%. Biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện đáng kể từ mức 5,5% trong quý 3 năm 2021 lên mức 7,5% trong quý 3 năm 2022.
Đặc biệt, hoạt động tài chính nhờ vào việc thu được khoản lãi từ việc thanh toán chậm đã giúp cho doanh thu tăng đáng kể so với 9 tháng đầu năm ngoái. Kết quả là lợi nhuận sau thuế công ty thu về 25,5 tỷ đồng, so với con số 15 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái tăng mạnh.
Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, công ty đã ghi nhận được 10.904,5 tỷ đồng doanh thu và 113 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, so với cùng kỳ cùng tăng. Còn lợi nhuận sau thuế thu về 61 tỷ đồng, thực hiện chỉ hơn 17% so với con số kế hoạch của cả năm.
Từng có chia sẻ về kế hoạch lợi nhuận đầy tham vọng trong năm 2022 nhưng ban lãnh đạo cho biết con số này không chỉ bao gồm mảng xây dựng mà công ty cũng dự trù ghi nhận lợi nhuận từ việc thoái vốn các dự án bất động sản ở trong năm. Mới đây, Hòa Bình cũng đã công bố thông tin thắng kiện hai đối tác và số tiền đền bù dự thu về lên đến con số hàng trăm tỷ đồng.