Nhiều ngân hàng báo lãi “khủng”, nhưng đà tăng sẽ khó duy trì trong thời gian tới
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 13/10: Cổ phiếu ngân hàng duy trì "phong độ", VN-Index bật tăng hơn 16 điểmNhiều người tất toán sớm để gửi mới vì lãi suất liên tục tăng mạnh“Ngân hàng đất nông nghiệp”: Công cụ quan trọng để hạn chế đất bỏ hoangTrong bối cảnh room tăng trưởng tín dụng không còn nhiều và chi phí đầu vào liên tục tăng mạnh, khối ngân hàng rất khó có thể chứng kiến lợi nhuận năm 2022 có sự đột biến.
Vừa qua, những ngân hàng thương mại đầu tiên đã bắt đầu báo cáo về kết quả kinh doanh 9 tháng năm nay khi đã đi được hơn nửa quãng đường năm tài chính 2022. Mặc dù đó mới chỉ là những con số thống kê sơ bộ nhưng về cơ bản đã cho thấy những dấu hiệu tích cực.
Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh
Theo ngân hàng VIB, nhà băng này ghi nhận tổng doanh thu 9 tháng đầu năm đạt trên 13.300 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Thu nhập ngoài lãi đạt hơn 2.400 tỷ đồng, góp vào 17% trong tổng thu nhập hoạt động. Ngân hàng kiểm soát tốt chi phí hoạt động, rơi vào khoảng 4.600 tỷ đồng với mức tăng là 12%, thấp hơn nhiều so với mức tăng của doanh thu.
Sẽ có làn sóng “bán tháo” đất nền vì lãi suất ngân hàng tăng?
Trong thời điểm này, nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh việc tăng lãi suất cho vay. Nhiều người trước đây dùng đòn bẩy tài chính đúng vào thời điểm hết ưu đãi sẽ phải chịu lãi suất thả nổi. Và có thể, họ sẽ không thể “gồng” lãi được và việc “bán tháo” đất nền để thoát khỏi lãi ngân hàng là điều rất dễ xảy ra.Tín dụng ngân hàng, trái phiếu gặp khó, quỹ tín thác bất động sản bắt đầu được chú ý
Trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng và trái phiếu có xu hướng bị thắt chặt, việc huy động nguồn vốn thông qua các quỹ tín thác bất động sản đang bắt đầu được chú ý.Giữa tháng 10, ngân hàng nào có lãi suất tiết kiệm cao nhất?
Chưa đầy nửa tháng, từ cuối tháng 9 tới nay, biểu lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại đã có xu hướng tăng rất mạnh, mức lãi suất trên 8%/năm dành cho khách hàng cá nhân không còn hiếm trong tháng 10/2022.Theo đó, ngân hàng chứng kiến hệ số chi phí/ doanh thu (CIR) giảm xuống chỉ còn 35%. Ước tính chi phí dự phòng đạt hơn 900 tỷ đồng.
Riêng quý 3, lợi nhuận trước thuế đạt 2.780 tỷ đồng, nâng tổng lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm lên mức 7.800 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận trên số vốn chủ sở hữu (ROE) đạt mức 30%.
TPBank cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khá khả quan như vậy với mức lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng đạt 5.926 tỷ đồng, tăng gần 35% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm 2021. Dựa theo kết quả trên, ngân hàng này đã thực hiện được 72% kế hoạch lợi nhuận của cả năm.
Theo TPBank, ngân hàng có lợi nhuận tăng 35% so với cùng kỳ nhưng mức tăng thu nhập từ lãi tín dụng của ngân hàng chững lại. Thay vào đó là nguồn thu từ phí tăng lên.
Ngân hàng có tổng thu nhập hoạt động cụ thể đạt 11.951 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Trong tổng thu nhập của ngân hàng, nguồn đóng góp chính là nguồn thu nhập từ lãi thuần với hơn 8.600 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 20,62% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở một mặt khác, thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng tăng trưởng tới hơn 78% so với năm ngoái, khi đạt con số là 1.876 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 9/2022, tổng tài sản của TPBank đạt hơn 317.000 tỷ đồng, hoàn thành 90% kế hoạch mục tiêu. Ngân hàng có tổng huy động đạt trên 280.000 tỷ đồng, tăng 49.515 tỷ đồng so với thời điểm 30/9/2021. Ngoài ra, dư nợ tín dụng đạt mức 178.902 tỷ đồng, phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm đóng góp lớn nhất.
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank cho biết 9 tháng đầu năm, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt mức 4.440 tỷ đồng, thực hiện được 84,1% kế hoạch trong đó 39,4% là tỷ trọng thu ngoài lãi.
Ông Minh cho biết ngân hàng Sacombank tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định tính đến hết quý 3 năm nay với tổng tài sản đạt gần 564.200 tỷ đồng, tăng 8,3% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt hơn 421.000 tỷ đồng, tăng 8,4% so với đầu năm; tỉ lệ nợ xấu 0,86%. Cùng với đó là tổng huy động đạt 502.535 tỷ đồng, tăng 8,2% so với đầu năm.
Trong khi đó, cập nhật mới nhất từ ngân hàng SHB cho thấy ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng đầu năm đạt 9.035 tỷ đồng, tăng tới 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo kết quả này, ngân hàng đã thực hiện được 785 kế hoạch lợi nhuận được đề ra bởi Đại hội đồng cổ đông.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) cũng chứng kiến lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 18.000-18.500 tỷ đồng, tăng 50-60% so với cùng kỳ. Số dư huy động và tăng trưởng dư nợ tín dụng tương ứng là 17% và 8% so với hồi đầu năm.
Lợi nhuận khó tiếp tục đạt kỷ lục khi chi phí vẫn neo cao
Theo thông tin cập nhật mới nhất từ lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng toàn nền kinh tế tính đến ngày 28/9 đạt gần 12 triệu tỷ đồng, tăng 10,96% so với hồi đầu năm. Tuy nhiên, trước đó Nhà điều hành cũng cho biết tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng tính đến 30/6/2022 đã đạt tới 9,35%.
Theo đó, tăng trưởng tín dụng đã giảm mạnh trong quý 3 trong bối cảnh ngân hàng nhà nước vẫn chưa phân giao thêm hạn mức tăng trưởng mới và nhiều ngân hàng đã rơi vào tình trạng cạn room tín dụng.
Thực tế cho thấy tỷ lệ nới thêm hạn mức tín dụng không nhiều dù sự thật là 18 ngân hàng đã được nhận thêm hạn mức tín dụng vào hồi cuối tháng 9. Trong những tháng cuối năm, nhu cầu tín dụng tăng cao. Tuy vậy, dư địa cho vay còn lại cũng rất hạn hẹp trong bối cảnh Nhà điều hành vẫn đang cho thấy sự kiên định với mục tiêu kiểm soát hạn mức tăng trưởng tín dụng 14% trong năm 2022.
Mặt khác, các ngân hàng lại đang phải đứng trước nguy cơ NIM giảm trong khi mặt bằng lãi suất huy động tăng liên tục trong suốt giai đoạn từ tháng 4/2022 đến nay, nhất là vài tháng gần đây đã chứng kiến mức tăng rất mạnh. Theo đó, chi phí vốn lại càng bị đội lên cao.
Các chuyên gia phân tích nhận định rằng, khối ngân hàng rất khó có thể đạt được mức lợi nhuận năm 2022 tăng trưởng đột biến. Những ngân hàng được cấp thêm room tín dụng ở đợt vừa qua sẽ có lợi thế tăng trưởng cuối năm. Những thành viên thúc đẩy các nguồn thu ngoài lãi cũng sẽ có lợi thế này.