Nhiều người tất toán sớm để gửi mới vì lãi suất liên tục tăng mạnh
BÀI LIÊN QUAN
SCB tiếp tục tăng lãi suất huy động cao nhất toàn thị trường lên gần 9,4% Sức mạnh nội tại có thể giúp FPT vượt qua giai đoạn cổ phiếu công nghệ gặp khó trước xu hướng tăng lãi suấtSẽ có làn sóng “bán tháo” đất nền vì lãi suất ngân hàng tăng?Chị Liên là một khách hàng VIP tại một số ngân hàng nên đã liên tục nhận được các cuộc gọi chào mời gửi tiền từ những ngân hàng khác, trong lúc băn khoăn không biết nên tất toán để mở lại sổ tiết kiệm mới hay không. Chị Liên được nhân viên ngân hàng T tư vấn rằng sẽ có lãi suất 7,7%/năm khi gửi kỳ hạn 6 tháng tại đây. Mức lãi này cao hơn nhiều so với thị trường mà không cần điều kiện gì. Kể cả 1 triệu đồng cũng được hưởng mức lãi suất như vậy. Sau đó, chị Liên đã nhanh chóng tất toán sớm sổ tiết kiệm tại ngân hàng V và chuyển sang ngân hàng T.
Thực tế cho thấy chị Liên không phải là khách hàng duy nhất băn khoăn về việc tất toán để gửi mới vì lãi suất thường thay đổi hàng ngày.
Cuối tháng 9, Techcombank thông báo lãi suất 6,1%/năm cho kỳ 6 tháng và 6,5% là mức cao nhất. Tuy nhiên, sang ngày 7/10, ngân hàng này thông báo nâng lãi suất niêm yết tiền gửi cho cả online và trực tiếp tại quầy là 7,5%/ năm, áp dụng cho kỳ 12 tháng với khách hàng mở online mới và tự động quay vòng.
Loạt ngân hàng tiếp tục tăng mạnh lãi suất tiền gửi
Kể từ cuối tháng 9 đến hết tuần đầu tiên của tháng 10, một số ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh lãi suất gửi tiết kiệm với mức tăng rất mạnh.Lãi suất ngân hàng tăng cao: Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư BĐS chấp nhận "cắt lỗ" khi người mua "ép giá"
Áp lực phải "gồng" gốc, lãi khi lãi suất ngân hàng tăng cao đã khiến một số nhà đầu tư chấp nhận bán cắt lỗ bất động sản khi người mua "ép giá". Đây là các để thu hồi lại vốn trước khi rơi vào tình trạng suy kiệt về tài chính trước khoản nợ phải chi trả mỗi tháng.Mối lo nợ xấu tăng khi lãi suất tăng liên tục
Nhiều khả năng sẽ có thêm những đợt tăng lãi suất vào quý 4/2022 hoặc nửa đầu năm 2023, theo chứng khoán Mirae Asset Việt Nam.Sau đó 4 ngày, nhà băng này lại tiếp tục điều chỉnh chính sách của chương trình tăng lãi suất mới. Cụ thể, mức lãi suất tiền gửi Phát Lộc Online cho tiền gửi mở mới và tự động quay vòng tăng lên cao nhất 8%/năm với kỳ hạn 1 năm.
Nhiều ngân hàng khác cũng đã thay đổi biểu lãi suất chỉ trong 1 tuần. Theo đó, mức lãi suất từng cao nhất hệ thống vào cuối tháng 9 thì nay trở thành nhóm thấp trên thị trường.
Tại các ngân hàng khác, lãi suất cũng tăng mạnh. Bởi vậy, nhiều khách hàng tỏ ra sốt sắng khi lãi suất tại ngân hàng họ gửi tăng chậm hơn.
Theo chia sẻ của chị Hồng Thanh (Thanh Hóa), chị đã gửi tiết kiệm ở ngân hàng nhóm Big 4 nhiều năm vì thấy uy tín. Tại ngân hàng này, lãi suất đã tăng mạnh hơn 1% lên 7%/ năm nên những người gửi tiền như chị rất phấn khởi.
Tuy nhiên, hàng loạt ngân hàng khác tại địa phương đã tăng lãi suất trong thời gian gần đây, có chỗ lên tới 8%/năm. Do vậy, chị cảm thấy sốt ruột và thường xuyên hỏi ngân hàng xem lãi suất liệu có tăng lên nữa không, nhất là khi nhiều người quen cũng chuyển sang gửi tiền ở ngân hàng khác.
Cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng ngày càng trở nên nóng hơn vì phải thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Mức lãi suất trong 3 tuần qua đã tăng liên tục từ 7,55%/năm lên tới 9,4%/ năm. Lãi suất cao nhất trước ngày 23/9 được ghi nhận tại SCB và CBBank là 7,55/năm cho kỳ hạn 36 tháng gửi online.
Ngày 11/10, SCB thông báo tặng coupon lãi suất 0,5% cho khách hàng gửi tại quầy với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Theo nhân viên tại SCB, người gửi tiền tại SCB có thể nhận lãi lên tới gần 9%.
Mức lãi suất hiện gần 8,5%/năm cũng đã có tại khá nhiều ngân hàng nhỏ như ABBank, NamABank hay VietCapitalBank… Đối với nhóm ngân hàng lớn, mức lãi suất 8%/năm đã có tại Techcombank, VPBank, Sacombank…
Thực tế cho thấy biểu lãi suất được niêm yết trên website của ngân hàng là lãi suất chuẩn áp dụng cho toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, lãi suất ở từng chi nhánh có thể sẽ cao hơn, nhất là để thu hút tiền gửi của khách VIP.