meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ tịch HoREA: Tăng trưởng GRDP của TP HCM thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương vì thiếu động lực đầu tư công

Thứ hai, 03/04/2023-15:04
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), kết quả tăng trưởng GRDP của TP HCM ở mức thấp nhiều khả năng là do kết quả giải ngân đầu tư công trong quý đầu năm nay chỉ đạt 2%. Trong khi đó, đầu tư công là một động lực quan trọng đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế. 

Doanhnhan.vn dẫn lại số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, GDP trong quý 1/2023 của cả nước đã tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, GRDP quý 1/2023 của TP.HCM ở mức thấp nhất trong số 5 thành phố trực thuộc trung ương, chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước và nằm trong top 10 tỉnh thành phố có mức tăng trưởng DRDP thấp nhất. Trong đó, kinh doanh bất động sản đã giảm 16,2% trong khi ngành xây dựng giảm 17%.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), kết quả tăng trưởng GRDP của TP HCM ở mức thấp nhiều khả năng là do kết quả giải ngân đầu tư công trong quý đầu năm nay chỉ đạt 2%. Trong khi đó, đầu tư công là một động lực quan trọng đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế. 


Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), kết quả tăng trưởng GRDP của TP HCM ở mức thấp nhiều khả năng là do kết quả giải ngân đầu tư công trong quý đầu năm nay chỉ đạt 2%. Ảnh minh họa
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), kết quả tăng trưởng GRDP của TP HCM ở mức thấp nhiều khả năng là do kết quả giải ngân đầu tư công trong quý đầu năm nay chỉ đạt 2%. Ảnh minh họa

Tiếp theo là do thị trường bất động sản giảm sâu khiến các ngành liên quan như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng hay trang thiết bị nội ngoại thất… đều giảm theo. Theo ước tính của ông Châu, với 156 dự án bất động sản, đô thị và nhà ở thương mại, nhà ở xã hội của 121 doanh nghiệp chủ đầu tư trên địa bàn TP HCM đang bị ách tắc, nếu tạm tính bình quân mỗi dự án là 2.000 tỷ đồng, tổng mức đầu tư lên đến khoảng 312.000 tỷ đồng. Trong trường hợp những dự án này được tháo gỡ vướng mắc, việc triển khai trở lại bình thường sẽ giúp nhà nước thu về 31.200 tỷ đồng (10% thuế giá trị gia tăng). Nếu dự án đạt lợi nhuận 20%, nhà nước có thể thu thêm 12.480 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với những khoản thu thuế phát sinh ăn, tạo thêm công ăn việc làm cho rất nhiều lao động.

Do đó, Chủ tịch HoREA khẳng định, việc tháo gỡ cơ chế hiện nay là giải pháp ít tốn kém nhưng hiệu quả nhất, đồng thời có tính lan tỏa cao. Đồng thời, ông Châu nhận định: “Nếu làm được điều này phải xây dựng được Luật chuẩn, chỉnh; trước hết phải xây dựng được Dự thảo Luật có chất lượng tốt nhất. Điều đáng lo ở chỗ, hiện vẫn còn có một số quy định của các Dự thảo Luật chưa đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất hoặc vẫn còn bất cập và chưa sát với thực tế cuộc sống. Ban hành Luật chậm một chút để có Luật chuẩn, chỉnh còn hơn là ban hành Luật nhưng bất cập, không khả thi, điều này sẽ làm cản trở sự phát triển”.

Đề nghị cho phép chuyển nhượng dự án để tháo gỡ khó khăn

Liên quan đến vấn đề này, ông Châu đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên xem xét áp dụng cơ chế thí điểm cho phép chuyển nhượng dự án, một phần dự án bất động sản nhằm tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cũng như thanh khoản cho các doanh nghiệp bất động sản.


Dễ dàng thấy được rằng, Chính phủ cùng với Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã liên tục có những động thái để tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản. Ảnh minh họa
Dễ dàng thấy được rằng, Chính phủ cùng với Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã liên tục có những động thái để tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đề nghị xây dựng cũng như hoàn thiện lại nội dung Khoản 4, Điều 41 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) chuyển thành: Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có quyết định giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) với Nhà nước đối với dự án, phần dự án chuyển nhượng mà không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng. Trường hợp bên chuyển nhượng dự án, một phần dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, bên nhận chuyển nhượng phải có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài chính này.

Chủ tịch HoREA cho rằng, việc xử lý tài sản đảm bảo đối với khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng khi tài sản đó đã có quyết định giao đất và cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đúng theo quy định khá suôn sẻ trong thời gian qua, điều này phần nào chứng minh tính hiệu quả cũng như ổn định của cơ chế. Thế nên, chính sách này rất cần thiết để luật hóa để có thể áp dụng chung. 

Theo ông Châu, việc thực hiện Khoản 1, Điều 10 Nghị quyết số 42/2017/QH14 trong 6 năm qua vẫn chưa bảo đảm tính công bằng đối với mọi doanh nghiệp. Điều khoản này chỉ có lợi cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong việc xử lý nợ xấu có tài sản thế chấp là những dự án bất động sản; đồng thời chỉ có lợi cho những doanh nghiệp đã gây ra khoản nợ xấu này. Trong khi đó, cơ chế và chính sách thí điểm về chuyển nhượng dự án đối với thiểu số doanh nghiệp nhưng lại không cho phép áp dụng đối với đa số những doanh nghiệp bất động sản khỏe mạnh khác. 

Ông Châu phân tích thêm: “Nếu như cho phép áp dụng tương tự cơ chế thí điểm chuyển nhượng dự án bất động sản đúng theo Nghị quyết số 42 cộng thêm cơ chế của Nghị định 08/2023/NĐ-CP sẽ có thể tháo gỡ được khó khăn đối với dòng tiền và thanh khoản cho các doanh nghiệp bất động sản, bao gồm cả các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn, đồng thời hỗ trợ các trái chủ và tạo điều kiện phát triển thông thoáng thị trường chuyển nhượng dự án bất động sản (M&A).

Nếu các doanh nghiệp được cho phép chuyển nhượng dự án theo thỏa thuận và theo nhu cầu, Nhà nước sẽ thu được thuế và khắc phục được tình trạng chuyển nhượng dự án chui với hình thức chuyển nhượng cổ phần, dẫn đến việc thay đổi cổ đông và chủ doanh nghiệp; thực chất chuyển nhượng dự án có thể khiến ngân sách nhà nước bị thất thu”. 

Dễ dàng thấy được rằng, Chính phủ cùng với Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã liên tục có những động thái để tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản. Cụ thể, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã chỉ đạo mục tiêu cụ thể, Luật Đất đai năm 2013 phải hoàn thành sửa đổi trong năm 2023 cùng với một số luật liên quan khác; từ đó đảm bảo được tính đồng bộ và thống nhất, tháo gỡ được khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản là vướng mắc pháp lý. 


Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản. Ảnh minh họa
Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản. Ảnh minh họa

Ngoài ra, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế đã được ban hành vào ngày 5/3 vừa qua. Các chuyên gia đánh giá, Nghị định này đã bước đầu xây dựng được khuôn khổ pháp lý, từ đó tháo gỡ khó khăn và bất cập trong quá trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đây chính là một cơ sở vô cùng quan trọng nhằm mở đường để các doanh nghiệp ngày càng tiến gần hơn tới việc đạt được thỏa thuận với trái chủ và phát hành mới để tạm thời có nguồn vốn xoay chuyển được khó khăn.

Sau đó, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP vào ngày 11/3, đề cập đến các biện pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững và an toàn; đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng vào cuộc để tháo gỡ vướng mắc và khó khăn cho doanh nghiệp, cho người mua nhà và các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu các doanh nghiệp bất động sản cần có trách nhiệm ưu tiên mọi nguồn lực cho việc thanh toán nợ, đặc biệt là nợ trái phiếu và chủ động nghiên cứu tái cơ cấu giá cả, sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế thị trường. 

Hay mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản, bao gồm: Hạ lãi suất điều hành, hạ trần tối đa đối với lãi suất huy động các kỳ hạn và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có thể giảm lãi suất cho vay; đồng thời triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng tại 4 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2023 - 2030 với lãi suất thấp hơn 1,5-2% lãi suất cho vay thương mại thông thường và được áp dụng cho các dự án nhà ở xã hội. Theo đánh giá của ông Châu, mức lãi suất này vẫn ở mức cao, quá sức đối với những người mua, thuê mua nhà ở xã hội

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

2 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

2 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

3 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

3 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

3 ngày trước