Chu kỳ bất động sản là gì? Chu kỳ bất động sản tại Việt Nam
Chu kỳ bất động sản là một vấn đề được rất nhiều người tìm hiểu, đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực bất động sản. Vậy bạn đã thực sự hiểu chu kỳ bất động sản là như thế nào? Ở Việt Nam thì chu kỳ ấy có diễn biến ra sao? Các thông tin này sẽ được đề cập tại bài viết dưới đây.
Chu kỳ bất động sản là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu diễn biến của chu kỳ bất động sản tại Việt Nam thì chúng ta cần phải hiểu được định nghĩa chu kỳ của bất động sản.
Có nhiều các định nghĩa về chu kỳ, nhưng để hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là thuật ngữ trong ngành bất động sản, dùng để chỉ “vòng đời” của bất động sản đó. Đây là đặc tính quan trọng và thường chu kỳ kéo dài từ 7 đến 9 năm theo 5 giai đoan như sau:
- Một, giai đoạn phục hồi
- Hai, giai đoạn tăng trưởng
- Ba, giai đoạn bong bóng
- Bốn, giai đoạn suy thoái
- Năm, giai đoạn đóng băng
Chu kỳ bất động sản Việt Nam qua các thời kỳ
Ngành bất động sản thế giới nói chung và chu kỳ bất động sản nói riêng luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, bất động sản Việt Nam cũng không ngoại lệ, chúng chịu ảnh hưởng rất lớn từ những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội trên toàn cầu cũng như trong nước. Vậy chu kỳ bất động sản Việt Nam có diễn biến qua từng thời kỳ ra sao? Chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu!
Giai đoạn lập đỉnh 1994 đầu tiên
Đây là khoảng thời gian Việt Nam bắt đầu tăng trưởng kinh tế cao sau cuộc khủng hoảng lớn của kinh tế-xã hội trong nước. Lạm phát cơ bản được kiểm soát và nền kinh tế có sự chuyển dịch từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường.
Đồng thời, Luật đất đai chính thức được phê duyệt có hiệu lực, sự kiện này giúp thị trường ngành bất động sản được định hướng phát triển một cách rõ nét hơn. Vì vậy, bất động sản nước ta đã có đà tăng trưởng và lần đầu khởi sắc, chạm đỉnh.
Lập đỉnh lần thứ 2 năm 2000
Sau khi nước ta ký Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ, nền kinh tế ngày càng tăng trưởng tốt với GDP đạt mức 6,89% năm 2000. Do đó, thị trường bất động sản cũng tiến tới chuyển mình và ngày càng tăng trưởng.
Song, cũng trong giai đoạn này, chu kỳ bất động sản Việt Nam có sự chênh vênh bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chu kỳ, nhất là sự kiện khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ đã ảnh hưởng đến bất động sản toàn cầu.
Lập đỉnh lần thứ 3 năm 2008
Vào năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO sau 4 năm thị trường trong và ngoài nước trầm lắng, vốn FDI đổ vào nước ta đạt trên 71 tỷ đô. Hơn nữa, năm 2008, giá đất được thổi lên rất cao, vượt qua khả năng kinh tế mua bán đất của rất nhiều người dân, lạm phát 22%.
Đến cuối năm 2008, suy thoái kinh tế thế giới diễn ra, nên dù 2008 là lần lập đỉnh thứ 3 của bất động sản nhưng giá bất động sản vẫn nhanh chóng tụt dốc.
Lập đỉnh lần thứ 4 năm 2014
Thời điểm này, nhà nước Việt Nam bắt đầu nghiên cứu những chính sách để kích thích lại sự sôi động của thị trường bất động sản. Đỉnh điểm, năm 2014, nước ta đã đồng ý cho người nước ngoài được quyền sở hữu bất động sản tại Việt Nam, đánh dấu sự trở lại vang dội của bất động sản nước nhà.
Đồng thời, bất động sản Việt Nam lập đỉnh lần 4 chính thức với mức giá vàng giảm sâu nhất (24,46%) trong 10 năm.
Dự đoán chu kỳ bất động sản Việt Nam từ 2021
Như đã thấy, vòng đời của bất động sản là những diễn biến rất quan trọng mà những người làm lĩnh vực này đặc biệt cần theo sát, tính toán. Câu hỏi đặt ra mà những người trong lĩnh vực truyền tai nhau là liệu rằng 2021 có phải là thời điểm lập đỉnh tiếp theo của bất động sản Việt Nam?
Trong suốt cả năm 2020 đến nay, chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tình hình bất động sản thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã liên tục bị sụt giảm. Do đó, nhiều ngân hàng đã giảm mức lãi suất cho vay xuống thấp để kích thích nhu cầu vay lãi của khách hàng. Đồng thời, lãi suất tiết kiệm giảm nên rất nhiều người chuyển qua mua nhà đất thay vì gửi tiền tiết kiệm.
Hơn hết, nhiều nước trên thế giới đề ra các chính sách nới lỏng tiền tệ làm tăng lạm phát, và kết quả chính là giá bất động sản tăng. Đây chính là lý do mà các chuyên gia dự đoán chu kỳ bất động sản Việt Nam có thể sẽ lập đỉnh giá mới từ năm 2021.
Những người “máu mặt” trong lĩnh vực bất động sản đã đưa ra 3 yếu tố để minh chứng cho dự đoán trên như sau:
Thứ nhất, do Việt Nam có phác đồ chống dịch bệnh được đánh gái cao nên tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt, kéo theo sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Điều này khiến nguồn vốn nước ngoài được đầu tư vào thị trường Việt Nam tăng cao, nhất là bất động sản.
Thứ hai, đầu tư bất động sản trong “năm covid-19” được cho miếng bánh ngon nên rất nhiều người đã tận dụng cơ hội cùng các nguồn vốn của mình để đầu tư vào lĩnh vực này.
Thứ ba, bất động sản là kênh đầu tư bền vững so với các kênh khác như vàng, chứng khoán.
Tuy nhiên, bất cứ dự đoán hay yếu tố nào đều sẽ có những rủi ro nhất định. Vì thế, lời khuyên cho các nhà đầu tư là cần thật tỉnh táo, nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong và ngoài nước để có những quyết định sáng suốt nhất.
Bài viết trên đây là những thông tin về chu kỳ bất động sản tại Việt Nam từ những năm lập đỉnh đầu tiên đến thời điểm hiện tại. Nói chung, tình hình thế giới và trong nước trên mọi lĩnh vực đều sẽ ít nhiều tác động đến ngành bất động sản. Các bạn hãy tìm hiểu và góp ý để bài viết của chúng tôi được hoàn thiện hơn, mang lại nhiều giá trị hơn cho người đọc nhé!