Chợ Tết cuối năm: Tiểu thương “ngồi dài” ngóng khách
Khách mua hàng Tết thưa dần
Chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vốn được xem như thủ phủ của những loại hàng hóa Tết. Sáng ngày 19/12, những chiếc ô tô tải nối đuôi nhau đổ hàng cho các tiểu thương trong khu chợ. Những mặt hàng từ bánh, mứt, kẹo, đồ khô hay quần áo, giày dép… nhanh chóng được chất đầy trong các cửa hàng từ tầng 1 đến tầng 3. Đây cũng được xem là mùa làm ăn lớn nhất trong năm của các tiểu thương, tuy nhiên khách hàng sắm Tết năm nay lại thưa thớt dần.
Tết cận kề, nhiều nhà thầu xây dựng áp dụng chính sách ‘thắt lưng buộc bụng’
Trong thời buổi khó khăn, một nhà thầu ở phía Nam đã điều chỉnh giảm từ 3% đến 41% mức lương của những nhân sự có lương từ 15 triệu đồng trở lên. Theo đó, những cấp có mức lương càng cao, mức giảm càng lớn. Tuy nhiên, theo cam kết của ban lãnh đạo doanh nghiệp, khi tình hình kinh doanh ổn định trở lại họ sẽ hoàn trả lại cho nhân viên.Dắt túi 6 cách "rót tiền" vào túi ung dung đón Tết: Không cần vốn, những bậc cao thủ cũng có thể làm nên cơ đồ!
Như thế, vừa tận dụng vốn liếng tự thân lại vừa mượn gió khi những ngày Tết đang cận kề thì các bậc cao thủ luôn nhìn thấy được cơ hội kiếm tiền ở trong mọi hoàn cảnh.Người bán "mạnh tay" giảm giá nửa tỷ căn nhà để tìm khách chốt mua trước Tết
Với tâm lý muốn bán nhanh, thu tiền về sớm trước Tết, nhiều chủ nhà đã liên hệ với môi giới giảm giá từ 200-500 triệu đồng so với mức rao bán ban đầu với mong muốn nhanh chóng chốt được khách mua trước Tết.Chị Huyền - Chủ một cửa hàng bán mứt kẹo tại chợ Đồng Xuân cho biết, vào dịp Tết năm ngoái, bán buôn cũng chỉ bằng 1/3 so với các năm khác vì ảnh hưởng từ đại dịch Covid - 19. Còn năm nay, chị mạnh tay nhập nhiều hàng hơn vì cho rằng, dịch đã qua thì người dân quay lại sắm Tết mạnh hơn. Tuy nhiên, cho tới hiện tại dù đã bước sang tháng cao điểm Tết nhưng lượng khách vẫn vắng vẻ.
Chị Huyền cho biết, những mặt hàng bánh kẹo, mứt tết, hoa quả sấy năm nay đều tăng từ 5 - 10% so với dịp Tết năm ngoái. “Trong những ngày này, lượng khách đi mua sắm không nhiều. Cửa hàng tôi bán cả buôn cả lẻ. Hy vọng là những ngày tới thì người mua sắm sẽ đông hơn, cả năm chỉ trông chờ mỗi cái Tết” - Tiểu thương này nói.
Lên tầng 2 khu chợ, chị Bích - Tiểu thương bán quần áo cho hay, năm nay các đợt rét ngắn nên quần áo đông ế ẩm. “Mọi năm thì tôi chỉ bán buôn quần áo cho khách tỉnh. Nhưng nay vắng khách nên bán lẻ, được đồng nào hay đồng đó, chứ không thì hàng tồn rất nhiều” - Chị Bích chia sẻ.
Ở phía ngoài chợ, những cửa hàng bán đồ sành, sứ, pha lê, thủy tinh bày bán tràn ra cả vỉa hè. Anh Quân - Chủ một cửa hàng sành sứ chia sẻ: “Dù đã gần Tết rồi mà sức mua chưa phục hồi. Năm nay, các mặt hàng đều tăng giá nhẹ, cũng có nhiều mẫu mã hơn năm ngoái”.
Trưa ngày 19/12, tại chợ Bình Tây (quận 6, TP. HCM) - khu chợ bán sỉ lớn nhất nhì TP. HCM, có thể thấy các quầy bánh kẹo, mứt, trái cây sấy chế biến rất ít khách ghé mua. Bà Ứng Thị Liên - Trưởng ngành hàng bánh kẹo mứt tại chợ Bình Tây cho hay, vào thời điểm 1 - 2 tháng trước Tết mọi năm, các tiểu thương đã ứng trước tiền hàng cho các cơ sở sản xuất bánh mứt để bán sỉ, nhưng năm nay thì họ không dám trữ nhiều hàng.
Theo Đại diện Ban Quản lý chợ Tân Bình, chợ có 3.326 sạp, nhưng chỉ hơn 2.900 sạp đang kinh doanh. Hậu Covid, tình hình kinh doanh khó khăn, người tiêu dùng cũng giảm mua khiến một số sạp hàng phải đóng cửa. Các tiểu thương hiện đang chuẩn bị hàng kinh doanh dịp Tết, hy vọng có thể cải thiện sức mua trong dịp cao điểm này.
Sức mua có thể tăng
Ghi nhận tại siêu thị Big C Long Biên vào ngày cuối tuần, khách đi chơi đông đúc hơn ngày thường, các quầy được mua sắm nhiều nhất là mì tôm. Nhân viên siêu thị liên tục thay các thùng mì trên kệ để khách hàng lựa chọn.
“Các siêu thị đang có những đợt giảm giá sớm, nhưng vì thu nhập giảm nên tôi cũng không sắm Tết nhiều. Mì tôm là mặt hàng thông dụng nhất của các gia đình nên tôi tranh thủ mua cả thùng về ăn dần. Bánh, mứt thì cũng chỉ mua một ít cho có không khí Tết chứ không mua tràn lan như những năm trước” - Chị Nguyễn Hoa (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ.
Đại diện siêu thị Big C cho hay, siêu thị đã khởi động sớm các chương trình mùa Tết với những khuyến mãi hấp dẫn từ ngày 8/12 đến hết ngày 21/12. Theo đó, siêu thị áp dụng giảm giá cho gần 700 mặt hàng lên tới 50%. Đại diện GO!, Big C đưa ra dự báo từ nay tới sát Tết Qũy Mão 2023, sức mua sẽ tích cực hơn. Siêu thị cũng lên kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng đa dạng, dồi dào để phục vụ Tết.
Các siêu thị khác như Coopmart, Winmart… đã tung ra những chính sách giảm giá cho nhiều loại mặt hàng Tết. Tuy nhiên vẫn phải “nín thở” để xem xét sức mua của người dân.
Qua trao đổi, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - Ông Nguyễn Quốc Toản cho biết, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm nay tương đối sớm, dự kiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nông sản sẽ tăng mạnh trong một giai đoạn ngắn. Vì vậy, việc chủ động lượng hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi doanh nghiệp cung ứng phải sẵn sàng từ nhiều tháng nay.
Bộ NN&PTNT đã chủ động tới một số hệ thống phân phối tại các địa phương để đánh giá tình hình, chuẩn bị hàng hóa và kiểm tra chất lượng các mặt hàng được đưa thị trường. Theo đó, giá nhiều loại nông sản, thực phẩm năm nay ở mức khá ổn định. Tuy nhiên, thời gian cận Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, rau xanh… sẽ tăng mạnh, đẩy giá bán lên cao.
Vì vậy, Bộ NN&PTNT yêu cầu các Sở, ngành hướng dẫn các đơn vị kinh doanh, phục vụ hàng hóa nông sản thiết yếu phải bám sát thực tế, theo dõi nhu cầu của thị trường để chủ động, kịp thời chuẩn bị lượng hàng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2023.
Nhằm ngăn chặn những nguồn hàng kém chất lượng được tuần ra thị trường trong dịp này, ông Toản cho biết, lực lượng chức năng ngành nông nghiệp sẽ kiểm tra thường xuyên, lấy mẫu giám sát để kịp thời xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tiếp tục hỗ trợ các đơn vị xây dựng, áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất, chế biến như GAP, HACCP, ISO 22000...