meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chờ đợi sự hồi phục thần kỳ của thị trường mặt bằng bán lẻ nhờ vào “sức nóng” đến từ ngành bán lẻ

Thứ hai, 25/07/2022-17:07
Những dự đoán mới đây của các chuyên gia bất động sản cho thấy các vị trí mặt bằng bán lẻ còn trống sau thời gian quý II/2022 sẽ nhanh chóng được lấp đầy trong thời gian sắp tới. Sự cạnh tranh gắt gao của khối ngành bán lẻ Việt vào thời điểm hiện tại được kỳ vọng là sẽ giúp cho thị trường mặt bằng bán lẻ hồi sinh mạnh mẽ sau chuỗi ngày ảm đạm, bị bỏ trống.

Dự đoán mặt bằng bán lẻ sẽ nhanh chóng được lấp đầy

Theo Vnbusiness, tại báo cáo gần đây nhất của Cushman & Wakefield (C&W) Việt Nam, trong thời điểm quý II/2022 vừa qua, thị trường mặt bằng bán lẻ ở TP Hồ Chí Minh đã dần khôi phục sau chuỗi ngày dài bị bỏ trống, tỷ lệ phòng trống được ghi nhận là đạt ở mức 5,1%, giảm tỷ lệ 0,4% so với thời điểm quý trước. Toàn TP Hồ Chí Minh không có thêm nguồn cung mặt bằng bán lẻ mới trong quý, tổng nguồn cung vẫn đang duy trì ở mức ổn định là khoảng 1,1 triệu m2.

C&W đưa ra dự đoán về những vị trí mặt bằng còn trống sẽ nhanh chóng được lấp đầy bởi đại đa số các khách thuê trong ngành mỹ phẩm, thời trang vẫn cần phải mở cửa hàng trưng bày để thu hút các khách hàng tìm đến trải nghiệm. 


Thị trường bán lẻ Việt Nam đón nhiều thương hiệu lớn.
Thị trường bán lẻ Việt Nam đón nhiều thương hiệu lớn.

Tính đến hết quý II/2022, giá chào thuê trung bình trên toàn thị trường mặt bằng bán lẻ ở khu vực TP Hồ Chí Minh đang đạt 49 USD/m2/tháng, tăng thêm 4% so với thời điểm năm 2021. Tính đến cuối năm nay, ước tính sẽ có khoảng 98.000m2 mặt sàn bán lẻ trung tâm thương mại gia nhập ở khu Đông và Tây TP Hồ Chí Minh. 

Theo ý kiến chuyên gia phân tích của C&W, những khách hàng thuê có tình hình tài chính tốt, ổn định qua đợt dịch năm 2021 cũng vẫn luôn có nhu cầu tìm kiếm những mặt bằng có vị trí đẹp để từ đó mở rộng các hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ giúp các chủ nhà thêm tự tin, yên tâm hơn và đang có kế hoạch giữ nguyên giá hoặc sẽ nâng cao mức giá thuê.

Trong quý II/2022, một loạt các “đại gia” nước ngoài, đặc biệt là những nhà bán lẻ Nhật Bản, đã tiến hành khai trương thêm cửa hàng hoặc mới thông báo kế hoạch mở rộng quy mô. Như thời điểm cuối tháng 4/2022 vừa qua, Uniqlo đã tiến hành tổ chức sự kiện khai trương cửa hàng mới quy mô diện tích rộng đến 3.000m2 tại Saigon Centre, thu hút đông đảo các khách hàng đến tham quan và trải nghiệm không gian.

Hay có thể kể đến một đơn vị nhà bán lẻ của Nhật đang được đông đảo giới trẻ ở Việt Nam đặc biệt ưa thích khác là Muji, tiếp tục thừa thắng xông lên với việc mở thêm cửa hàng thứ 4 tại Cresent Mall quận 7, bên cạnh cửa hàng đầu tiên xây dựng tại TP Hồ Chí Minh và 2 cửa hàng mở tại khu vực Hà Nội. 


Số lượng các cửa hàng bán lẻ tăng nhanh.
Số lượng các cửa hàng bán lẻ tăng nhanh.

Dù tham gia vào thị trường Việt Nam các thương hiệu bán lẻ Nhật Bản khác nhưng nhà bán lẻ này vẫn nhìn thấy tại thị trường Việt hiện vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Ban lãnh đạo Muji khẳng định đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường lớn hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, có mức tăng trưởng GDP cao.

Hoặc như mới đây Aeon cũng đã có kế hoạch mở rộng chuỗi bán lẻ quy mô nhỏ,dự kiến số lượng lên đến 100 cửa hàng MaxValu vào cuối năm 2025, sẽ tăng từ số lượng từ 6 trung tâm thương mại hiện tại lên thành 16 trung tâm thương mại trong tương lai.

Thay đổi để thích nghi với môi trường cạnh tranh 

Trong khoảng thời gian nửa đầu năm 2022, Aeon Việt Nam tiếp tục sẽ đưa vào vận hành các siêu thị quy mô vừa và nhỏ thuộc chuỗi Aeon MaxValu, đánh dấu một cột mốc cho giai đoạn tăng tốc mở mới của chuỗi siêu thị này. 

Các siêu thị Aeon MaxValu đều đón nhận những phản hồi tích cực của khách hàng trong khu vực nội đô, theo đó ghi nhận đạt mức tăng trưởng trung bình từ 5-10% trong 6 tháng đầu năm 2022. Với phương châm đề ra là “Min khoảng cách - Max trải nghiệm”, chuỗi các siêu thị vừa và nhỏ này được phát triển với diện tích mặt bằng 300 – 500m2 tại các khu dân cư nội đô.

Có thể thấy sức hấp dẫn rất lớn của thị trường kinh doanh tại Việt Nam đã thu hút hầu hết các tên tuổi bán lẻ đình đám đến từ đất nước Nhật Bản. Bởi lẽ, Việt Nam sở hữu thị trường lên đến gần 100 triệu dân, trong đó tầng lớp trung lưu phát triển rất nhanh với khả năng tài chính dư dả, sẵn sàng chi tiêu cho những sản phẩm có chất lượng cao, đã tạo nên sức hấp dẫn đối các nhà bán lẻ Nhật đến để đầu tư tìm kiếm cơ hội.


Các thương hiệu bán lẻ cạnh tranh để lấy được các vị trí mặt bằng thuê đẹp.
Các thương hiệu bán lẻ cạnh tranh để lấy được các vị trí mặt bằng thuê đẹp.

Không chỉ vậy, sau khi cơn đại dịch Covid-19 lắng xuống, đây là thời điểm thị trường chứng kiến sự cạnh tranh rất khốc liệt, gắt gao giữa các thương hiệu tên tuổi trong ngành bán lẻ. Những thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã buộc các nhà bán lẻ bắt buộc phải có những sự thay đổi nhanh chóng và hợp lý. Các nhà bán lẻ cũng sẽ phải liên tục thử nghiệm, ra mắt và đánh giá về các mô hình bán lẻ mới để từ đó đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng. Lẽ đương nhiên, những yếu tố về mặt bằng sẽ đóng vai trò rất lớn trong những sự việc thay đổi này.

Mặt khác, thị trường bán lẻ lúc này đã qua rồi thời chú trọng thương hiệu nội hay ngoại, mà doanh nghiệp bán lẻ nào nhanh tay hơn và có chiến lược tốt hơn trong việc tập trung vào trải nghiệm của các khách hàng thì sẽ giành được chiến thắng. Điều này được kỳ vọng là sẽ giúp tăng mạnh thêm về nhu cầu thuê mướn mặt bằng bán lẻ ở những vị trí, khu vực đắc địa.

Bên cạnh sự mở rộng thêm của khối bán lẻ ngoại như trường hợp của các nhà bán lẻ Nhật Bản, theo ý kiến đánh giá từ các chuyên gia C&W, một xu hướng mới đang bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian gần đây là việc hình thành nên hệ sinh thái đa ngành của các chủ đầu tư bất động sản nội địa, trong đó có nhóm ngành ăn uống và hàng tiêu dùng để từ đó cung cấp dịch vụ và các sản phẩm thiết yếu cho khách hàng là những cư dân, nhân viên của văn phòng nội khu. 


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

“Nhờ đó, thay vì để trống những khu vực diện tích bán lẻ trong dự án và chờ khách hàng thuê tìm đến, chủ đầu tư giờ đây có thể tự động lấp đầy và vận hành các dãy nhà phố hoặc khối đế thương mại”, phía C&W nhận định.

Ngoài ra, cũng cần thấy rằng mặt bằng bán lẻ vẫn có chỗ đứng không thể thay thế được trong mô hình bán lẻ đa kênh đang nở rộ như hiện nay. Bởi lẽ, tuy đã có một thời gian khá dài làm quen với việc mua hàng trực tuyến (online), nhưng đại đa số khách hàng Việt Nam vẫn sẵn sàng đến các cửa hàng, trung tâm mua sắm để được xem và trải nghiệm sản phẩm trực tiếp.

Điều này có thể thấy rất rõ đối với các nhà bán lẻ uy tín đã có chỗ đứng trên thị trường bán lẻ như Zara và H&M, vẫn đang đặc biệt chú trọng vào việc mở nhiều cửa hàng nhỏ để phục vụ cư dân trong một khu vực bên cạnh việc duy trì cửa hàng flagship (các cửa hàng lớn nhất và hiện đại nhất trong chuỗi bán lẻ) ở những khu vực vị trí trung tâm để từ đó khẳng định về thương hiệu và nâng cao trải nghiệm với khách hàng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

12 giờ trước

Người dân lại gặp khó với vàng

23 giờ trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

1 ngày trước

Chuyển tiền nhầm vào tài khoản bị trích nợ tự động: Người nhận phải có trách nhiệm hoàn trả lại

1 ngày trước

Tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế: Góc nhìn của chuyên gia

1 ngày trước