Chính quyền số là gì? Lợi ích của chính quyền số
BÀI LIÊN QUAN
Chính phủ số là gì? Định hướng phát triển chính phủ số Việt NamSau chính phủ số là gì? Định hướng xây dựng chính phủ sốĐịnh nghĩa chính quyền số là gì?
Chính quyền số là chính quyền có toàn bộ những hoạt động, vận hành an toàn pử trên môi trường số, có một mô hình hoạt động đã được thiết kế và vận hành dựa trên những dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp những dịch vụ tốt hơn, chất lượng hơn, đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời hơn, ban hành ra những chính sách tốt hơn.
Chính quyền số là hoạt động của chính quyền dựa vào nền tảng của hệ thống công nghệ thông tin. Tất cả những hoạt động của các cơ quan chính quyền tại các cấp, địa phương sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để vận hành, từ đó giảm thiểu tối đa chi phí, tăng tương tác với người dân hoặc có thể cung ứng các dịch vụ theo hình thức trực tuyến để từ đó hoạt động nhanh nhạy, hiệu quả hơn.
Đất nước ta đã và đang triển khai xây dựng và phát triển chính quyền số nhằm tận dụng tối đa những bước tiến của công nghệ hiện đại nhằm thực hiện đồng bộ, thống nhất những giải pháp xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu quả, tạo nên động lực giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ.
Để xây dựng, phát triển chính quyền số, hiện nay các địa phương tại Việt Nam đang tập trung vào 4 nhóm nội dung chính. Đó là xây dựng, phát triển hạ tầng số, triển khai nền tảng số, các ứng dụng - cơ sở thông tin dữ liệu và dịch vụ số, đảm bảo vấn đề an ninh mạng. Trong các nhóm nội dung nói trên này đều sẽ có những nhiệm vụ, mục tiêu, lộ trình từng bước thực hiện rõ ràng, cụ thể.
Một trong những thước đo đặc biệt quan trọng của chính phủ điện tử là số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến. Còn thước đo chính của chính quyền số là số lượng dịch vụ hành chính công giảm đi, số lượng dịch vụ công mới, mang tính sáng tạo, đổi mới phục vụ xã hội lại tăng lên, nhờ vào công nghệ số và thông tin dữ liệu.
Chính quyền số đem lại lợi ích như thế nào?
Xây dựng chính quyền số mang lại rất nhiều lợi ích như sau:
Về phía chính quyền
Chính quyền sẽ trở nên tinh gọn, giảm thiểu sự cồng kềnh, làm việc có hiệu lực, hiệu quả hơn, chủ động tiếp cận với người dân theo những cách gần gũi, nhanh chóng nhất. Xử lý chính xác các thủ tục hành chính liên quan đến đối tượng người dân một cách nhanh, gọn, không mất quá nhiều thời gian đi lại, di chuyển của người dân, đỡ tốn thời gian, công sức của người dân. Xây dựng được hình ảnh chính quyền trở nên minh bạch, gần gũi với người dân, tạo dựng được niềm tin của người dân. Tiết kiệm và cắt giảm tối đa chi phí công, kiện toàn bộ máy hành chính để trở nên chuyên nghiệp hơn và kết nối dễ dàng với quốc tế.
Cán bộ công chức, viên chức của chính quyền địa phương có thể chủ động, nhanh nhạy hơn trong việc tiến hành xử lý hồ sơ. Những hướng dẫn của chính quyền số hiện nay đã vô cùng rõ ràng và cụ thể ở trên mạng thế nên đội ngũ cán bộ công chức, viên chức sẽ không phải mất quá nhiều thời gian, công sức để giải thích, hướng dẫn thủ tục cho người dân. Điều này hạn chế được việc tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ và người dân, đồng thời cũng giúp cho đội ngũ các cán bộ công chức, viên chức có thêm nhiều thời gian hơn để tiến hành xử lý những nhiệm vụ, công việc khác, tăng thêm thời gian nghiên cứu công việc, tìm hiểu về chuyên môn, tăng thêm tính chủ động, hiệu quả hơn trong công việc.
Về phía người dân
Niềm tin của nhiều người dân liên quan đến mức độ tham ô, hối lộ nhận tham nhũng của một quốc gia cụ thể sẽ giảm bớt nếu thủ tục hành chính được công khai. Do đó, khi thủ tục hành chính, mua sắm công được thực hiện một cách công khai, rõ ràng, minh bạch, phát huy được đầy đủ quyền giám sát của toàn bộ người dân sẽ giúp làm cải thiện tối đa lòng tin của người dân vào hệ thống chính quyền.
Người dân có thể chủ động tiếp cận và sử dụng các loại hình dịch vụ công, không phân biệt về vị trí địa lý, ngày lễ, ngày nghỉ, điều kiện thời tiết bất thường, sự kiện… Từng người dân đều sẽ cảm thấy hiệu quả, an toàn và được cập nhật đầy đủ các thông tin dự báo, thông báo về những sự kiện sắp diễn ra trong tương lai hoặc một số những điều phải lưu ý từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
Trước đây, người dân có thể sẽ phải nghỉ làm, nghỉ học để đến cơ quan chính quyền địa phương để hỏi, tìm hiểu thông tin và nộp hồ sơ để xin xử lý một thủ tục hành chính nhất định. Thì với chính quyền số, người dân có thể tìm hiểu các thông tin, văn bản hướng dẫn đăng tải ở trên mạng để chuẩn bị cho việc hồ sơ. Việc nộp hồ sơ có thể được thực hiện ở bất cứ ở đâu, bất cứ thời gian nào miễn là có mạng Internet. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển của người dân.
Chuyển đổi số sẽ góp phần tăng cường hiệu quả tối đa trong công tác giám sát, quản lý, chỉ đạo điều hành cũng như là thực thi những nhiệm vụ công việc của chính quyền số thông qua việc ứng dụng và sử dụng những phần mềm công nghệ thông tin hiện tại dùng chung xuyên suốt từ cấp Trung ương xuống đến cấp địa phương.
Với việc hoạt động minh bạch, cung cấp thông tin rõ ràng, sự tương tác giữa người dân và các cấp ban ngành, chính quyền sẽ được diễn ra thuận lợi hơn. Niềm tin giữa những người dân và chính quyền cũng sẽ ngày càng gia tăng là điều vô cùng quan trọng và cũng sẽ là lợi ích lớn nhất mà chính quyền số đem lại cho người dân
Việc tăng cường những gói giải pháp, các công cụ cho chính quyền UBND xã trong việc đảm bảo trật tự an ninh, theo dõi và giải quyết những vấn đề phát sinh về yếu tố kinh tế, xã hội ở trên địa bàn địa phương. Ngoài ra, chính quyền số cũng còn giúp cải thiện nâng cấp hiệu quả các kênh giao tiếp giữa chính quyền và người dân, giúp UBND cấp huyện, xã, phường có thể theo dõi được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, phản ánh của người dân về những tình hình liên quan đến an ninh, trật tự xã hội, kinh tế chính trị.
Khó khăn khi xây dựng chính quyền số tại Việt Nam hiện nay là gì?
Thực tế là tại Việt Nam hiện nay, do điều kiện phát triển vẫn còn nhiều hạn chế nhất định thế nên một số các tỉnh, thành phố chưa được đầu tư nhiều về máy móc, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, chưa đáp ứng được yêu cầu bức thiết của việc chuyển đổi chính quyền số. Rất nhiều thiết bị đã cũ, lỗi thời về mặt công nghệ nên hiệu quả làm việc không cao, đường truyền mạng viễn thông chưa tốt nên chậm trễ trong việc xử lý tác vụ.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các đơn vị cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rời rạc thế nên hiệu quả triển khai công việc là chưa cao, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung dành cho người dân và doanh nghiệp, hệ thống phần mềm ứng dụng chuyên ngành chưa thể kết nối đồng bộ với nhau vì thế dẫn đến việc gián đoạn trao đổi dữ liệu và liên thông nghiệp vụ, chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung. Việc liên thông, kết nối hệ thống “một cửa điện tử” của chính quyền địa phương với hệ thống “một cửa điện tử” của các ban, bộ, ngành hiện nay vẫn chưa thực hiện được.
Hệ thống mạng diện rộng (WAN) tại nhiều tỉnh thành, địa phương hiện nay mới chỉ được triển khai đến cấp huyện, còn trong khi đó cấp xã kết nối với chính quyền số thông qua hệ thống mạng internet dùng chung, nên chưa được bảo đảm về yếu tố tốc độ và bảo mật. Các phần mềm ứng dụng sử dụng ở trong hệ thống chính quyền số hiện nay còn rất khó sử dụng ở trên thiết bị điện thoại thông minh, thiết bị máy tính bảng ipad, nên hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng, khai thác của người dùng.
Công tác truyền thông về chính quyền số dù đã được triển khai trong một thời gian dài, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại hiệu quả vẫn chưa cao, do vấn đề mặt nhận thức, trình độ năng lực về việc sử dụng máy tính, hệ thống mạng internet của người dân, của các đơn vị doanh nghiệp đến nay vẫn còn rất nhiều điều hạn chế, nên việc khai thác, sử dụng của người dân, doanh nghiệp về các loại hình dịch vụ công trực tuyến cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn khá hạn chế.
Đa số người dân hiện nay vẫn chưa hiểu rõ và nắm được thông tin về những thủ tục hành chính nào sẽ thuộc về thẩm quyền của cấp nào đề từ đó giải quyết và việc tìm kiếm, xử lý, luân chuyển giải quyết hồ sơ hành chính còn vòng vèo, gặp nhiều vấn đề trục trặc, kéo dài, dễ xảy ra tình trạng thất lạc hồ sơ. Phần lớn người dân và các đơn vị doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa có thói quen thực hiện giao dịch hành chính trực tuyến nên thường phải thực hiện giao dịch trực tiếp tại các đơn vị cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương.
Ngoài ra, một số ứng dụng phần mềm vẫn còn khá khó sử dụng đối với đông đảo người dân, các tổ chức và các doanh nghiệp, đồng thời cũng một phần là do có sự lo ngại về vấn đề bảo đảm bảo mật an toàn thông tin nên theo đánh giá thống kê của Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông tỷ lệ thực hiện dịch công trực tuyến có tỷ lệ phát sinh hồ sơ trung bình trên quy mô cả nước chỉ đạt 12%.
Những địa phương ở khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo thì người dân, các đơn vị doanh nghiệp chưa có nhiều điều kiện, khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin và việc sử dụng những loại hình dịch vụ công trực tuyến còn tồn tại rất nhiều điểm khó khăn, hạn chế.
Đội ngũ cán bộ chuyên trách về lĩnh vực công nghệ thông tin để bảo đảm hoạt động hiệu quả các hệ thống vẫn còn thiếu và cũng bị hạn chế về vấn đề chuyên môn, nhiều nơi chỉ là cán bộ kiêm nhiệm công việc chứ không phải là chuyên trách.
Chính quyền số là gì vẫn sẽ là vấn đề phải mất nhiều thời gian và công sức để người dân có thể hiểu và tiếp cận được. Xây dựng chính quyền số tuy còn nhiều khó khăn nhưng là điều bắt buộc phải thực hiện.