meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chiến lược tăng giá của các thương hiệu Android bất thành vì Apple

Thứ ba, 08/11/2022-22:11
Để kiếm lời, các thương hiệu Android đang nỗ lực tăng giá điện thoại tầm trung. Thế nhưng, tình hình thay đổi đã khiến họ không thể triển khai kế hoạch một cách suôn sẻ.

Theo Zingnews, phân khúc điện thoại tầm trung tại thị trường Việt Nam còn tồn tại nhiều sản phẩm, được đầu tư mạnh bởi các thương hiệu Android. Các dòng điện thoại ở mức giá này có xu thế chung là thừa hưởng nhiều tính năng từ dòng máy cao cấp, hướng đến một số yếu tố nhất định, sản phẩm mới liên tục và có vòng đời ngắn ngủi.

Ngoài việc cạnh tranh về mặt doanh số và chiếm giữ thị phần, các công ty đều tìm giải pháp tăng giá để có thể tiếp cận được nhóm khách hàng cao hơn, nhằm đạt mục đích tăng biên lợi nhuận. Dẫu vậy, cuộc chiến tầm trung đã đổi chiều trong tình hình mới vì sự thay đổi chính sách của Apple.

Android nỗ lực tăng giá

Các dòng điện thoại tầm trung chủ lực từ thương hiệu Android đều chạy theo xu hướng tăng giá, với mức thay đổi 500.000 - 1 triệu đồng năm. “Tầm trung” là từ được dùng để chỉ những máy giá 5-7 triệu đồng vào những năm 2017, 2018. Tuy nhiên, hiện tại phân khúc đó đã nâng lên mức 7-10 triệu đồng.


Các thương hiệu Android muốn tăng giá để có lời
Các thương hiệu Android muốn tăng giá để có lời

Ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống bán lẻ CellphoneS chia sẻ rằng: “Định hướng chung của các hãng điện thoại Android tại Việt Nam là tiến tới phân khúc cao hơn, 7-10 triệu đồng và 10-14 triệu đồng”.

Ông Huy cho biết trước đây, điện thoại phổ thông tại Việt Nam tập trung ở quanh 2 mốc chính là 3-5 triệu đồng và 5-7 triệu đồng. Những khách hàng hiện nay đang dùng máy trung cấp 5-7 triệu đồng của những năm trước có xu hướng muốn mua điện thoại nhiều tính năng và đắt tiền hơn.

Trong nước, các đại lý cho biết những sản phẩm trong tầm giá này hiện nay đã tăng trưởng 3 chữ số so với cùng kỳ. Đối với phân khúc giá 5-7 triệu đồng, thị trường có vẻ như đang dần chậm lại.

Điều này có thể được thể hiện rõ qua những thương hiệu Android lớn ở Việt Nam như Oppo, Samsung, Vivo, Xiaomi. Hiện nay, dòng Galaxy J được thay thế bằng Galaxy A. Trong những năm qua, giá thiết bị cũng không ngừng tăng. Chiếc Samsung Galaxy A53 hiện nay đã chạm mốc 10 triệu đồng, trong khi mẫu A73 cao cấp hơn đạt mức 13 triệu đồng.

Thương hiệu Oppo cũng đổi dòng F sang Reno. Theo đó, đây tiếp tục là một trong những sản phẩm phân khúc tầm trung đắt khách nhất Việt Nam. Reno đã được nâng giá từ 7 triệu đồng lên 9 triệu đồng. Đặc biệt, những phiên bản cao tăng giá lên đến 13, và 18 triệu đồng. 

Tương tự, Xiaomi cũng áp dụng chiến thuật tăng giá với các dòng sản phẩm Mi Lite, Redmi Note hay Poco F. Hiện Vivo cũng có mẫu V25 có mặt trong tầm giá này.

Lời ít dù bán nhiều

Tại thị trường trong nước, các thương hiệu Android, đặc biệt là của Trung Quốc đang chịu những sức ép lớn. Những công ty này có thể đạt mức doanh số và tỷ trọng thị phần tăng theo hàng năm. Thế nhưng, đa phần máy được bán rẻ nên mức lợi nhuận ghi nhận không cao, phải bù bằng số lượng.

Ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc Khối Viễn thông di động FPT Shop cho biết: “Trong khi Samsung và Apple đã định vị thế và ổn định doanh số, các nhãn hàng Trung Quốc thường xuyên nỗ lực để đánh chiếm thị phần này để nâng mức giá bán tầm trung. Họ làm điều này không chỉ vì tăng doanh thu mà còn muốn có lãi dễ hơn”.

Chiến lược tăng giá của các thương hiệu Android bất thành vì Apple - ảnh 2

Theo một vị quản lý cấp cao của công ty smartphone thuộc nhóm 5 thương hiệu lớn nhất Việt Nam, để có thị phần mà doanh nghiệp này đã gánh chịu lỗ hàng triệu USD hàng năm.

Vị này chia sẻ rằng: “Mục tiêu vẫn là tìm mọi giải pháp để giành thị phần. Bởi vậy, nhiều giải pháp được áp dụng, trong đó có cả đặt giá thấp để tiếp cận người tiêu dùng”.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, ngành di động có đặc thù là khách hàng quen thuộc với cách mua hàng ngoại tuyến, được trải nghiệm tư vấn kỹ lưỡng về sản phẩm. Bởi vậy, những chi phí chia hoa hồng với truyền thông, quảng cáo, nhà bán lẻ giữ vai trò quan trọng. Do vậy, ngân sách của công ty tăng lên và khiến họ chịu lỗ nhiều hơn.

Vị giám đốc cho biết thêm: “Bởi vậy, công ty nào cũng muốn tăng giá sản phẩm để nhanh có lời khi đạt được thành tựu về doanh số. Người trong ngành đều nắm được rằng các hãng từ Trung Quốc hầu như đều chịu lỗ”.

Gặp đối thủ mạnh hơn

Thế nhưng, đà tăng giá của các nhãn hàng Android có dấu hiệu chậm lại trong năm nay. Mức giá dừng lại ở khoảng 10 triệu đồng. Doanh số không đạt được như kỳ vọng vì các lựa chọn giá cao hơn rất khó bán cho dù quảng bá rầm rộ và sản phẩm được tập trung nhiều công nghệ.

Chẳng hạn như, một hệ thống lớn cho biết sản phẩm 18 triệu đồng của Oppo chỉ bán được vài chục chiếc sau khi mở bán.

Đại diện CellphoneS chia sẻ quan điểm rằng: “Mức giá 7-10 triệu đồng hiện là phân khúc có tính cạnh tranh cao. Còn 10-14 triệu đồng là phân khúc của vài năm nữa. Do tác động từ dịch bệnh, kinh tế giảm tốc khiến sức mua và doanh số giảm trong ngắn hạn nên quá trình tăng giá có thể đi lùi”.

Doanh số hiện tại của các dòng điện thoại tầm trung có khuynh hướng đi ngang và không tăng trưởng. Trong 9 tháng đầu năm, bảng thống kê những dòng máy bán chạy tại FPT Shop không có máy nào của Android thuộc tầm trung cấp.

Chiến lược tăng giá của các thương hiệu Android bất thành vì Apple - ảnh 3

Ông Nguyễn Thế Kha nói: “Các hãng Trung Quốc muốn tăng giá để thu lời. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kết quả không phản ánh được tăng trưởng trong giai đoạn khi có sự đối đầu của nhiều hàng trong cùng một phân khúc”.

Trong năm nay, những sản phẩm Android tầm trung gặp phải đối thủ mạnh hơn. Apple đã thay đổi cách thức bán hàng và duy trì vòng đời của iPhone dài hơn. Theo đó, đến cuối vòng đời, những sản phẩm như iPhone 11 và iPhone XR chạm ngưỡng 10 triệu đồng, ngang với máy Androi tầm trung cấp.

Mặc dù ra mắt từ lâu những sản phẩm của Apple vẫn rất được ưa chuộng vì phần mềm ổn định, chất lượng gia công và sự nổi tiếng của thương hiệu. Trong 6 tháng đầu năm sau khi được giảm giá, iPhone 11 nằm trong số những sản phẩm bán chạy nhất ở nhiều đại lý.

Các nhãn hàng Android khi tăng giá lên mức 15-18 triệu đồng, sản phẩm của họ sẽ cạnh tranh với iPhone 12 có camera, thiết kế mới và màn hình tốt. Bởi vậy, nhìn chung chiến lược tăng giá của các nhà sản xuất này đã bị chững lại.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước