Người Việt không mấy mặn mà với hình thức “trade-in” iPhone
BÀI LIÊN QUAN
Các nhà bán lẻ rơi vào thế khó trước động thái của Apple với iPhone 14Chân dung “gã khổng lồ” Lego: Khởi đầu từ xưởng mộc nhỏ phá sản đến doanh nghiệp được ví như "Apple của thế giới đồ chơi"Apple có kế hoạch gì với Dynamic Island?Theo Zingnews, chính sách thu cũ đổi mới được nhiều thương hiệu smartphone lớn và đại lý bán lẻ áp dụng tại Việt Nam. iPhone và một số điện thoại Samsung cao cấp nằm trong chương trình này vì có giá trị bán lại tốt. Đồng thời, hình thức cũng đem đến cả lợi ích cho hai bên (người mua và phía phân phối) và giúp bảo vệ môi trường.
Thế nhưng, chính sách này sau nhiều năm xuất hiện vẫn không được nhiều khách hàng ưa chuộng. Hình thức kinh doanh này khó phổ biến tại Việt Nam vì bất đồng về giá cũng như thói quen chia sẻ thiết bị với người thân của người Việt.
Đại lý muốn thu cũ
Các hệ thống bán lẻ nội địa từ năm 2019 đã thực hiện nhiều các khuyến mại hơn nhằm khuyến khích khách hàng đổi cũ lấy mới. Ví dụ như lên đời iPhone hay điện thoại Samsung sẽ có nhận được phiếu giảm 1-2 triệu đồng.
Đại lý cho biết nhà bán hàng có nhiều lợi ích từ chương trình thu cũ. Theo ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc Ngành hàng Viễn thông, Di động FPT Shop, đó là cách để khuyến khích hàng hàng nâng cấp sản phẩm với tần suất lớn hơn. Điều đó có nghĩa là thời gian đổi máy ngắn lại, làm tăng doanh số sản phẩm mới. Bên cạnh đó, lên đời cũng giúp khách hàng ít phải chi hơn cho chiếc máy đắt tiền.
Người dùng đặt mua iPhone 14 Pro Max chờ mòn mỏi vẫn chưa nhận được hàng
Bỏ tiền ra mua iPhone 14 nhưng chưa chắc đã mua được. Nhiều người dùng tại Việt Nam nhận thấy thông báo sắp được trả hàng iPhone 14 Pro Max nhưng lại bất ngờ bị quay xe.“Cơn đau đầu" mới của Apple: Doanh số iPhone tại Trung Quốc giảm mạnh
Tuy là thị trường có hơn tỷ dân nhưng doanh số bán iPhone mới tại Trung Quốc lại sụt giảm 27% vào tuần trước.iPhone mang về 43 tỷ USD nhưng cổ phiếu Apple vẫn rớt giá mạnh
Apple cho biết đã thu về gần 43 tỷ USD nhờ iPhone trong quý III/2022. Tuy nhiên, mảng kinh doanh dịch vụ lại gây thất vọng và triển vọng trong quý cuối năm không mấy khả quan khiến cho giá cổ phiếu của họ giảm mạnh.Hơn nữa, đó còn là cách để giữ chân khách hàng không chuyển tới đại lý khác. Theo ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện truyền thông hệ thống CellphoneS thu cũ đổi mới giúp khách hàng và nhà bán lẻ gắn kết hơn. Bên cạnh đó, thương hiệu điện thoại được lợi ở điểm duy trì khách hàng cũ và lôi kéo người dùng từ thương hiệu của đối thủ.
Giá thiết bị điện tử hiện tại ngày càng tăng, những dòng điện thoại Samsung, iPhone đời mới vượt ngưỡng 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, sản phẩm được chế tạo tốt nhằm đảm bảo thời gian dùng lâu hơn. Bởi vậy, những công ty ngày càng khó thuyết phục khách hàng đổi thiết bị.
Trade-in (thu cũ-đổi mới) là một cách làm khuyến khích việc nâng cấp thường xuyên hiệu quả.
Khách hàng Việt ngó lơ
Khách hàng trong nước không mấy hứng thú với chương trình đổi máy cũ dù nó có kèm theo nhiều ưu đãi. Theo ông Tuấn Minh, quản lý ngành hàng Apple tại Hoàng Hà Mobile, số khách tham gia đổi cũ rất thấp chỉ 3-5%.
Tại FPT, tỉ lệ tham gia thu cũ đổi mới cũng thấp. Theo đại lý này, giá nhập thường không đạt được mức kỳ vọng của khách hàng. Bởi vậy, tỉ lệ trade in thành công sụt giảm.
Ông Kha nói: “Giá mong muốn của khách còn cách xa so với mức giá từ đơn vị thu mua máy cũ. Tại Việt Nam, còn nhiều cách để bán lại máy với giá tốt nên khách hàng không mấy ưa chuộng trade-in”.
Theo đại diện từ nền tảng Chợ Tốt, sản phẩm iPhone cũ có lượng đăng tải bán tăng lên đáng kể khi càng cận kề với thời điểm mở bán iPhone mới.
Mặt khác, một số đơn vị trực tiếp mua máy cũ không qua đối tác nên có giá nhập cao hơn. Số lượng khách chọn bán lại máy cho cửa hàng qua đó được cải thiện, Theo Hệ thống Di Động Việt, tỷ lệ khách bán máy, lên đời ở đại lý này đạt trên 30%.
Thực tế cho thấy hầu hết chương trình thu cũ đổi mới ở các đại lý Việt được thực hiện qua một đơn vị thứ 3. Comp Asia và SKTEL là 2 công ty chuyên thu mua và làm mới, bán ra các thiết bị cũ.