meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chân dung chị Lê Huỳnh Kim Ngân - người được mệnh danh là "bà mối" cho các thương vụ đầu tư: Startup giống như ăn uống, hít thở mỗi ngày!

Thứ bảy, 17/12/2022-20:12
Tech in Asia đã đánh giá Lê Huỳnh Kim Ngân chính là một trong 10 người nên gặp khi tìm hiểu về các startup Việt Nam. Trong giới khởi nghiệp gọi cô là bà mối của các thương vụ.

Vào năm 2019, Hội nghị Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (Vietnam Venture Summit) đã lần đầu được tổ chức là một trong những sự kiện kết nối các quỹ đầu tư với giới startup Việt lớn nhất tính đến thời điểm đó. 

Trở thành bà mối của các thương vụ khởi nghiệp

Nói về cơ duyên với cái tên “bà mối” của các thương vụ đầu tư, chị Lê Huỳnh Kim Ngân cho biết: “Tôi từng lập trang thông tin công nghệ và khởi nghiệp Action.vn và đồng sáng lập nhóm khởi nghiệp Launch, nhờ đó cũng có nhiều mối quan hệ với các nhà đầu tư. Chắc do may mắn nên tôi khá mát tay, đến nay đã kết nối được gần 20 thương vụ”. 

Và thời điểm cách đây 8 - 10 năm, các startup muốn gọi vốn gặp rất nhiều khó khăn chứ không đơn giản như bây giờ. Lúc đó thì chị biết được quỹ đầu tư nào quan tâm thì mình giới thiệu với các startup phù hợp. Và chị cũng không coi nó là công việc hay là dịch vụ, chỉ nghĩ là giúp được cho ai thì sẽ giúp. 

Chia sẻ về thương vụ nhớ nhất, chị Lê Huỳnh Kim Ngân cho biết đó chính là một thương vụ bé nhưng chị cũng cảm thấy vui khi nhớ lại. Trước khi có sản phẩm Foody thì nhà sáng lập của công ty này đã có một công ty bé hơn. Lúc anh làm sản phẩm đó thì chị cũng có viết một bài giới thiệu ở trên Action. Có một nhà đầu tư ở Singapore đọc được bài viết, thấy hứng thú nên đã chia sẻ. Có một quỹ đầu tư khác của Singapore đã vô tình đọc được và đại diện quỹ liên hệ với chị. Sau đó thì thương vụ này cũng đã thành công. 


Chị Lê Huỳnh Kim Ngân - người được mệnh danh là "bà mối" cho các thương vụ đầu tư
Chị Lê Huỳnh Kim Ngân - người được mệnh danh là "bà mối" cho các thương vụ đầu tư

Chị Lê Huỳnh Kim Ngân cho hay, thật ra thì các quỹ đầu tư hay có sự so sánh giữa Founder người Việt và Founder người Indonesia. Người Việt Nam rất thân thiện và cởi mở, đôi khi Founder khá bảo thủ về đường hướng kinh doanh. Họ cũng có thể tin rằng mình làm đúng nhưng các nhà đầu tư có góc nhìn rộng cũng như kinh nghiệm ở các thị trường khác. Chị nghĩ đó cũng có thể là một trong những yếu tố khiến cho các nhà đầu tư hơi dè chừng một chút với các startup Việt. 

Trả lời cho câu hỏi có cơ hội đi du lịch ở nhiều nơi và làm việc với các quỹ đầu tư nước ngoài, chị Lê Huỳnh Kim Ngân cho hay, bản thân có cơ hội được đi nhiều nơi nhưng không biết đó gọi là đi du lịch không bởi vì mỗi lần đến một quốc gia thì đều thích tìm hiểu xem ở đó người ta khởi nghiệp như thế nào, có gì mới không. Cũng thói quen đó như đã ăn vào máu của chị vậy. 

Việc đi nhiều cũng giúp cho việc quan sát của chị càng đi sâu cũng như chi tiết hơn. Chị cũng thấy mỗi nơi khác và nhận ra rằng ở đâu là thế mạnh của bản thân. Cũng từ đó biết được nếu như Việt Nam muốn thắng ở trong lĩnh vực này, thành công ở lĩnh vực khác thì cũng cần phải chú trọng vào điểm mạnh nào của mình. Ngoài ra thì chị cũng hiểu ra rằng những điểm yếu cần phải tìm cách khắc phục nhưng cũng có những điểm mà mình phải học cách chấp nhận. 

Đến thời điểm hiện tại thì chị ngồi nói chuyện với các startup, góc nhìn của chị cũng đã khác so với trước kia. Trước đây chị sẽ hay hỏi vì sao không làm thế này, thế kia. Nhưng giờ đây thì khi đặt vào một bối cảnh cụ thể ví dụ như đất nước, hành vi tiêu dùng, lịch sử,... thì chị cũng không đặt câu hỏi mang tính so sánh này. Cũng thay vào đó là chị sẽ chia sẻ kinh nghiệm cũng như đưa ra một số gợi ý để cho các startup tự so sánh - đó chính là khác biệt lớn nhất. 

Nói về cơ duyên khi tham dự Vietnam Venture Summit, chị Ngân cho hay: “Chương trình này xuất phát từ ý tưởng của quỹ đầu tư mạo hiểm Golden Gates Ventures (GGV) và tôi. Khi đó chúng tôi trao đổi với nhau là lâu lắm rồi không thực hiện chương trình gì liên quan đến startup. Kế hoạch ban đầu là tổ chức “matching day”, trong đó GGV mang đến một số quỹ đầu tư, còn tôi giới thiệu một số startup”. 

Theo đó, chị đi tìm nhà tài trợ và nói chuyện với nhiều bên khác nhau. Khi nói chuyện trực tiếp với Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì bác Dũng rất ủng hộ ý tưởng này. Như thế, từ một sự kiện nhỏ nhưng sau này lại có sự tham gia của nhà nước cũng đã trở thành một sự kiện tầm cỡ. Ngày diễn ra sự kiện thì chị cũng không tưởng tượng được rằng nó lớn như thế. 

Chị Ngân nói thêm rằng, có một điều bản thân rất vui đó chính là được mang hình ảnh Việt Nam giới thiệu đến các nhà đầu tư quốc tế. Và Vietnam Venture Summit cũng giống như một cái cổng mà từ đó nhiều nhà đầu tư có thể tìm hiểu về Việt Nam. Họ cũng thấy được sự hỗ trợ từ phía nhà nước cùng các startup chất lượng để từ đó cũng tự tin, hứng thú hơn khi tìm hiểu về thị trường.


Chia sẻ về thương vụ nhớ nhất, chị Lê Huỳnh Kim Ngân cho biết đó chính là một thương vụ bé nhưng chị cũng cảm thấy vui khi nhớ lại
Chia sẻ về thương vụ nhớ nhất, chị Lê Huỳnh Kim Ngân cho biết đó chính là một thương vụ bé nhưng chị cũng cảm thấy vui khi nhớ lại

Startup cũng giống như hơi thở

Nói về quyết định chuyển sang làm Partner cho một quỹ đầu tư mạo hiểm, chị Ngân chia sẻ rằng bản thân nghĩ tất cả mọi thứ như làm gì, ở đâu, kết hôn với ai,... nó đều là những mảnh ghép ở trong cuộc sống. Cũng tương tự như thế, việc mà chị tham gia vào ThinkZone cũng nó cũng giống như một mảnh ghép trong cuộc sống. Chị nhìn câu chuyện 5-10 năm sắp tới đó là xem mình muốn đi về đâu, những gì còn thiếu cũng như có thể đóng góp gì. 

Trước đây, chị cũng có một số đóng góp cho hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam nhưng mà mọi thứ chưa có quy cũ. Giờ đây thì khi làm ở quỹ, những công ty được ThinkZone đầu tư cũng sẽ hưởng lợi bởi từ những nguồn lực mà chị có. Mọi thứ lúc này cũng mang tính quy củ, bài bản hơn.

Ngoài ra thì khi về ThinkZone cũng có liên quan đến câu chuyện cá nhân của chị. Bản thân của chị cũng là một người rất chủ nghĩa dân tộc. Là công dân toàn cầu nhưng chị rất yêu mắm cũng như các đồ ăn Việt Nam. Chính vì thế mà chị rất mong muốn được dùng nguồn lực nội địa để có thể hỗ trợ cho các công ty ở trong nước. ThinkZone cũng chính là một quỹ đầu tư nội và chị thích câu chuyện mà các bạn đang làm. Chị Ngân cũng nghĩ rằng mình có thể đóng góp được nhiều cho các công ty mà quỹ này đầu tư. 


Nói về quyết định chuyển sang làm Partner cho một quỹ đầu tư mạo hiểm, chị Ngân chia sẻ rằng bản thân nghĩ tất cả mọi thứ như làm gì, ở đâu, kết hôn với ai,... nó đều là những mảnh ghép ở trong cuộc sống
Nói về quyết định chuyển sang làm Partner cho một quỹ đầu tư mạo hiểm, chị Ngân chia sẻ rằng bản thân nghĩ tất cả mọi thứ như làm gì, ở đâu, kết hôn với ai,... nó đều là những mảnh ghép ở trong cuộc sống

Chị Ngân chia sẻ rằng, công việc chính là quản lý các startup trong danh mục đầu tư. Thông thường thì một quỹ đầu tư sẽ được chia thành hai giai đoạn, cụ thể: giai đoạn đầu đó là đi tìm startup để đầu tư, thẩm định cũng như giải ngân. Còn chị sẽ là người phụ trách giai đoạn sau giải ngân. Và những công ty sau khi được ThinkZone đầu tư rồi sẽ bước vào giai đoạn phát triển, tăng trưởng. Nếu như để các công ty tự phát triển thì họ sẽ rất cô đơn.

Bên cạnh đó thì chị cũng sẽ viết tiếp câu chuyện dùng nguồn lực nội để hỗ trợ cho các công ty ở trong nước cũng như phát triển thị trường trên toàn cầu hay ít nhất là các công ty này cũng sẽ có đẳng cấp toàn cầu ở Việt Nam. 

Hiện tại, ThinkZone chú trọng vào các startup giai đoạn đầu. Trong khi startup này rất dễ thất bại. Đối với chị Ngân thì mỗi giai đoạn cũng sẽ có những khó khăn riêng, nếu như startup mà dễ dàng thì ai cũng có thể khởi nghiệp hết. Chị nghĩ cái khó của giai đoạn đầu nằm ở con người và có bao gồm cả người sáng lập và đội ngũ.

Khi làm việc với các startup giai đoạn đầu cũng không quá khó nhưng nó sẽ thường mất rất nhiều thời gian bởi vì cần giúp cho họ định vị được về chiến lược trong kinh doanh cũng như giúp cho họ có thể hiểu thêm về thị trường. Mỗi công ty cũng là một trong những câu chuyện khác nhau và dù cho cần nhiều thời gian thì mọi thứ vẫn rất xứng đáng nếu như mình có thể đồng hành cùng với sự phát triển của các startup.

Đánh giá về quỹ nội, chị Ngân cho hay: “Tôi nghĩ là cũng sẽ tùy vào từng mô hình mà quỹ nội hay là quỹ ngoại có ưu thế hơn. Quỹ nội cũng sẽ có những lợi thế ví dụ như có mối quan hệ đối với các startup ở trong nước và hiểu biết về thị trường. Một số startup cũng từng chia sẻ rằng họ muốn được ThinkZone đầu tư dù số tiền nhỏ thôi nhưng cũng có thể tận dụng được nguồn lực của quỹ để đi nhanh hơn”. 


Trước đây, chị cũng có một số đóng góp cho hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam nhưng mà mọi thứ chưa có quy cũ. Giờ đây thì khi làm ở quỹ, những công ty được ThinkZone đầu tư cũng sẽ hưởng lợi bởi từ những nguồn lực mà chị có. Mọi thứ lúc này cũng mang tính quy củ, bài bản hơn
Trước đây, chị cũng có một số đóng góp cho hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam nhưng mà mọi thứ chưa có quy cũ. Giờ đây thì khi làm ở quỹ, những công ty được ThinkZone đầu tư cũng sẽ hưởng lợi bởi từ những nguồn lực mà chị có. Mọi thứ lúc này cũng mang tính quy củ, bài bản hơn

Và với mô hình gắn chặt với người tiêu dùng địa phương thì các quỹ nội cũng sẽ có ưu thế về mặt kiến thức cũng như mối quan hệ và thông tin.

Chị Ngân bộc bạch, nếu như cảm thấy chán công việc này thì đã đi tìm công việc khác rồi. Có nhiều bạn cùng thời điểm với chị cũng đã đổi nghề nhưng mọi người vẫn thấy chị ở đây. Chị cũng không muốn gọi những việc mà ba thân đang làm là đi làm bởi nó đơn giản như ăn uống và hít thở mỗi ngày. Chính vì suy nghĩ như thế mà chị không cảm thấy phải gồng mình để cho mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên. Và ngay cả đi chơi thì chị cũng có thể nhìn ra những thứ có liên quan đến những cơ hội startup tại một tỉnh thành nào đó. Đó cũng giống như một phản xạ tự nhiên và startup với chị nó giống như hơi thở rồi.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước