CEO WiGroup: Tỷ giá, lạm phát đều đang ủng hộ cho việc giảm thêm lãi suất điều hành
BÀI LIÊN QUAN
“Phễu lọc” phát huy tác dụng, chuyên gia “bắt mạch” thị trường bất động sảnNhà đất dính quy hoạch bỗng dưng được “săn mua”, chuyên gia cảnh báo gì?Chuyên gia Savills chỉ ra "điểm yếu" của mặt bằng bán lẻ Việt NamTheo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, mới đây trên Kênh Tài chính và Kinh doanh, CEO của WiGroup - ông Trần Ngọc Báu đã nhận định rằng, lãi suất điều hành có điều kiện thuận lợi để giảm một, hai lần nữa từ yếu tố lạm phát và tỷ giá. Mặc dù vậy thì lãi suất huy động và cho vay chưa thể giảm nhanh bởi vấn đề thanh khoản trung và dài hạn, sức khỏe của hệ thống ngân hàng.
Phân tích về yếu tố lạm phát, khi nhìn từ số liệu CPI so với cùng kỳ thì ông Báu cho biết khác với quý 2 và quý 3 đầu năm ngoái, giá cả tăng tương đối nhanh từ năm giá cả nền kinh tế đang giảm.
Ông cũng cho rằng, không có yếu tố nào làm cho CPI tăng mạnh từ giờ cho đến cuối năm. Đại diện WiGroup cũng dự báo lạm phát trong năm nay chỉ khoảng 3% và thậm chí là dưới 3%. Đây chính là cơ sở thuận lợi cho lãi suất huy động giảm về mức 4 - 5%, khi đó thì vẫn đảm bảo được lãi suất thực dương, không ảnh hưởng đến việc gửi tiền của người dân.
Và tỷ giá ổn định cũng chính là yếu tố ủng hộ cho việc giảm lãi suất điều hành. Theo ông Trần Ngọc Báu cho biết, xuất khẩu dù giảm nhưng Việt Nam vẫn có thặng dư thương mại, FDI giải ngân vẫn khả quan.
CEO WiGroup cho biết, dù lãi suất chính sách có điều kiện để giảm, tuy nhiên muốn giảm lãi suất đầu ra vẫn còn phải phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng, lãi suất của hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào thanh khoản của hệ thống.
CEO của WiGroup cho biết, mặc dù thanh khoản hệ thống ngân hàng đang dư thừa nhưng chỉ dư thừa trong thời gian ngắn hạn.
Vị này phân tích rằng, tổng tín dụng vẫn đang vượt tổng huy động. Nếu như lãi suất huy động giảm nữa sẽ làm tăng chênh lệch giữa tín dụng cũng như huy động - tức là khi đó ngân hàng cho vay nhiều hơn là đi vay. Thanh khoản ngắn hạn thì dư thừa, tuy nhiên thanh khoản trung và dài hạn vẫn có thể sẽ xảy ra biến động thanh khoản và làm cho hệ thống ngân hàng chưa sẵn sàng trong việc giảm mạnh lãi suất huy động.
Bên cạnh đó, nợ xấu hệ thống ngân hàng cũng là một lý do khác khiến cho lãi suất đầu ra chưa thể giảm được nhanh.
Ông Báu nhấn mạnh: “Hiện tại dư địa đã giảm lãi suất lên đến 1 - 1,5%, lãi suất chính sách cũng có thể về vùng khoảng 4 - 4,25% bởi tỷ giá, lạm phát, thanh khoản ngắn hạn đang ủng hộ. Mặc dù vậy thì thanh khoản trung và dài hạn, sức khỏe của hệ thống ngân hàng sẽ không cho phép giảm nhanh lãi suất huy động và lãi suất cho vay”.