Cần xác định có tình trạng lệch pha về cung cầu nhà đất không?
BÀI LIÊN QUAN
AEON cùng câu chuyện làm ăn tại Việt Nam: Sẽ mở rộng kinh doanh ra phạm vi cả nướcChênh lệch cung cầu: Bài toán nào giúp thị trường bất động sản vực dậy?Lệch pha cung cầu, người dân có thu nhập khi nào an cư?Chính phủ đã và đang tìm cách xử lý vấn đề về bất động sản
Phát biểu mở đầu hội nghị, Thủ tướng cho biết năm 2022 và những tháng đầu 2023 kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Năng lượng đủ sản xuất kinh doanh tiêu dùng, thị trường lao động phục hồi nhanh.
Sự bất ổn của cung cầu báo hiệu thời kỳ dầu giá rẻ đã đi đến hồi kết?
Do mức tiêu thụ dầu tăng đột biến vào năm nay, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã điều chỉnh tăng dự báo về nhu cầu của toàn cầu trong năm sau. Đó có thể là một xu hướng ổn định trong bối cảnh không có lựa chọn thay thế phù hợp cho sản phẩm dầu mỏ.Bất động sản năm 2023: Vẫn lo ngại lệch pha cung cầu
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản năm 2023 sẽ tiếp tục đối mặt với câu chuyện lệch pha cung cầu, tuy nhiên với các kỳ vọng từ chính sách sẽ giúp cân bằng lại thị trường, đặc biệt là nguồn cung mới từ phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở xã hội.Nguy cơ tiếp tục mất cân đối cung cầu bất động sản quý I/2023
Các chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản ngay trong tháng đầu năm 2023 vẫn tồn tại những thách thức khó khăn cho cả các chủ đầu tư và khách hàng. Thực tế, thị trường đang trong trạng thái “Quan sát, điều chỉnh, chờ cơ hội”.Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, chủ quyền lãnh thổ được giữ vững, chính trị ổn định trật tự an toàn đảm bảo. Uy tín đất nước ngày càng được nâng lên... Đặc biệt, công cuộc chống tham nhũng để làm lành mạnh các thị trường đã và đang làm tích cực, có hiệu quả.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho biết hiện nay xuất hiện một số vấn đề nổi lên về bất động sản và Chính phủ đã và đang tìm cách xử lý. Thủ tướng nhấn mạnh, trong quá trình phát triển, không thể tránh được những vấn đề phát sinh, những mâu thuẫn cần giải quyết. Đây là điều tất nhiên vì nước ta đang phát triển, nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành trong điều kiện biến động cả bên trong và bên ngoài; quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, trong nội tại vẫn còn nhiều khó khăn, mặt khác lại hội nhập sâu rộng, nền kinh tế có độ mở cao, một biến động nhỏ bên ngoài cũng có thể tác động lớn tới bên trong.
Theo người đứng đầu Chính phủ, điều quan trọng là phải phát hiện kịp thời, giữ vững bình tĩnh, bản lĩnh, kiên định, kiên trì, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất ý chí, quyết tâm để xử lý các vấn đề phát sinh, các khó khăn, vướng mắc. Chúng ta không hoang mang, dao động, lo sợ trước mọi khó khăn, thách thức, biến động, nhưng đồng thời cũng không say sưa trước những thắng lợi, không lơ là, chủ quan khi tình hình thuận lợi hơn, không đánh mất thời cơ.
Đối với thị trường bất động sản,Thủ tướng đề nghị hội nghị các đại biểu đánh giá khách quan trung thực tình hình, từ đó phân tích kỹ nguyên nhân, đặc biệt nguyên nhân chủ quan và đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp phù hợp với kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
"Tư duy cách tiếp cận, xử lý vấn đề trong bối cảnh hiện nay phải đảm bảo được cân bằng lãi suất và lạm phát, chính sách tiền tệ và tài khóa, giữa tình hình trong nước và ngoài nước", Thủ tướng nói.
Về bất động sản, Thủ tướng cho rằng kinh tế thị trường nên chúng ta phải tuân thủ quy luật cung cầu và tìm điểm cân bằng giữa cung cầu này. Ông đặt ra một số câu hỏi: "Quy luật cung cầu của bất động sản hiện nay điểm cân bằng là gì? Chính là giá cả mà giá cả hiện nay đã phù hợp với thu nhập người dân chưa? Phải chăng chúng ta đang lệch pha về cung cầu nhà đất?".
Đề xuất khơi thông dòng vốn cho thị trường
Ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, năm 2022, nguồn cung nhà ở khan hiếm, cơ cấu sản phẩm nhà ở nghiêng về phần khúc nhà ở trung - cao cấp, nhà ở cho người thu nhập thấp thiếu, cơ cấu sản phẩm bất động sản bình dân giảm dần từ 20% (năm 2019) xuống dưới 5% trong năm 2022, số lượng dự án triển khai rất hạn chế.
Đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, hiện cả nước có 126 dự án với 55.732 căn hộ được cấp phép (số lượng dự án bằng khoảng 52,7% so với năm 2021); có 466 dự án với 228.029 căn hộ đang được triển khai xây dựng (bằng khoảng 47,7% so với năm 2021); có 91 dự án với 18.206 căn hộ đã hoàn thành xây dựng (bằng khoảng 55,2% so với năm 2021).
Đối với dự án nhà ở xã hội trên cả nước có 9 dự án được cấp phép mới với quy mô 5.526 căn hộ; có 114 dự án với 6.196 căn hộ đã hoàn thành xây dựng; có 27 dự án với 8.245 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai theo thông báo của các Sở Xây dựng.
Đối với nhà ở công nhân cả nước hiện có 2 dự án được cấp phép mới với quy mô 1.729 căn hộ; có 1 dự án với 32 căn hộ đã hoàn thành xây dựng; có 4 dự án với 2.328 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai theo thông báo của các Sở Xây dựng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp bất động sản đang khó tiếp cận, vay vốn ngân hàng. Đặc biệt từ nửa cuối 2022, dù có tài sản đảm bảo, doanh nghiệp vẫn không vay được do nhà băng hết hạn mức tín dụng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ hơn tín dụng vào bất động sản.
Nhiều khách hàng cũng không được giải ngân dù trước đó đã ký thỏa thuận cho vay, dẫn đến doanh nghiệp không bán được hàng. Lãi suất cho vay cuối năm 2022 cũng tăng 2 đợt vào tháng 9 và tháng 11 gây thêm khó khăn cho huy động vốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng gặp áp lực với lượng lớn trái phiếu phải đáo hạn cuối năm 2022 và trong cả năm 2023.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tính đến ngày 31/12/2022 là gần 800.000 tỷ đồng. Còn theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 28/10/2022, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 328,9 nghìn tỷ đồng, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2021 và có xu hướng giảm dần qua các quý. Các doanh nghiệp bất động sản chiếm 28,87% trong tổng khối lượng phát hành. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, tính đến ngày 25/12/2022, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khoảng 2 triệu tỷ đồng, trong đó của doanh nghiệp bất động sản là 419 nghìn tỷ đồng (chiếm 33,6%). Thời gian qua, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn tiến độ, dừng triển khai thực hiện dự án. |