Cần sớm đưa khái niệm về đô thị biển vào trong quy định của pháp luật
BÀI LIÊN QUAN
KTS. Trần Ngọc Chính: Đô thị ven biển đóng vai trò chính trong thời kỳ mớiĐồng Nai: Quy hoạch hai phân khu gần 6.000 ha tại Đô thị mới Nhơn TrạchQuy hoạch Thừa Thiên-Huế trở thành đô thị trực thuộc Trung ương vào năm 2025Đô thị biển là cực đô thị tăng trưởng kinh tế
Để thúc đẩy phát triển kinh tế biển và thực sự trở thành cường quốc biển, KTS. Trần Ngọc Chính Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, Việt Nam cần tập trung ưu tiên phát triển các cực kinh tế biển với hệ thống các chuỗi đô thị biển làm “pháo đài” tiền tiêu trong phòng thủ và là “bàn đạp” hạt nhân tiến ra biển, đặt trong tư duy chiến lược liên kết vùng. Trước mắt, cần sớm hoàn thành quy hoạch không gian biển, trong đó ưu tiên xem xét kết nối các đô thị ven biển hiện có và các đô thị mới để hình thành các chuỗi đô biển trong một chỉnh thể không gian kết nối ven biển - biển - đảo.
Mô hình đô thị biển gắn liền điểm đến du lịch - Tối ưu giá trị bất động sản
Đô thị biến được kết hợp chặt chẽ với phát triển du lịch đang sở hữu nhiều ưu thế nổi trội khi vừa là nhà ở sở hữu lâu dài vừa là nơi nghỉ dưỡng và cũng là điểm đến tham quan, trải nghiệm thú vị.Lực cản phát triển khu đô thị biển
Việt Nam có lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển các đô thị biển đảo đặc sắc, là trụ cột và động lực để phát triển kinh tế biển.Bắc Nha Trang - “Viên ngọc sáng” trên bản đồ đô thị biển quốc gia và khu vực
Trong chiến lược thu đẩy thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên bản đồ du lịch khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, chính quyền địa phương đã đặt ra mục tiêu định hướng phát triển khu vực Bắc Nha Trang trở thành trung tâm du lịch mới hiện đại, sang trọng và cao cấp.“Đô thị ven biển ở nước ta có các đặc trưng riêng, mang nhiều màu sắc và tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, để phát triển một cách bền vững và có bản sắc, các đô thị ven biển cần có một chiến lược, định hướng phát triển cụ thể; cách làm, quản lý phải chặt chẽ, đồng bộ. Không vì phát triển bằng mọi giá mà hy sinh các giá trị bản sắc sinh thái, môi trường của đô thị ven biển. Một hướng đi bền vững, sử dụng tối ưu các nguồn lực trong phát triển đô thị biển là vấn đề cần nghiên cứu giải quyết ngay lúc này”, KTS. Trần Ngọc Chính khẳng định.
PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi Đại biểu Quốc hội, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng nhìn nhận, thế kỷ XXI được coi là thế kỷ của biển và đại dương, nên cần phải sớm có những giải pháp thiết thực để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia biển chứ không đứng mãi ở ven bờ”.
“Hệ thống đô thị biển phải được nhìn nhận như một không gian quan trọng trong không gian biển quốc gia, và phải chiếm vị trí xứng đáng trong “Quy hoạch không gian biển quốc gia” thực hiện Luật Quy hoạch (2017) trong thời gian tới. “Đô thị biển” phải trở thành một lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như các ngành/lĩnh vực kinh tế biển truyền thống khác (Hàng hải, du lịch biển, nghề cá,dầu khí,...)”, PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi đề xuất và cho rằng, phát triển đúng hướng, hệ thống đô thị biển sẽ giúp cho kinh tế biển nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xanh và bền vững với văn hóa biển độc đáo.
TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nêu ý kiến, cần sớm đưa khái niệm về đô thị biển vào trong quy định của pháp luật như là định nghĩa về đô thị đặc thù để từ đó hình thành mô hình phát triển đô thị biển bền vững trên cơ sở phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, xã hội, quá trình phát triển của các đô thị ven biển hiện nay (kể cả mặt tốt và mặt chưa tốt) trong nước và quốc tế. Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cho đô thị biển trong phân loại đô thị tạo thuận lợi cho việc xác định vị trí, vai trò chức năng của đô thị biển, nhất là các đô thị biển được xác định trở thành đô thị động lực.
Còn KTS. Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch NgoViet Architects & Planners cho rằng, phát triển đô thị biển cần dựa trên thế mạnh về tài nguyên, xã hội trong tương quan liên kết vùng. “Khi nói đến đô thị biển, chúng ta có xu hướng chú trọng vào biển mà xem nhẹ đồi, núi. Tuy nhiên, khi nói đến phát triển bền vững, cần kết hợp phát triển đô thị biển với các khu vực khác, cả sông, núi. Phải phát triển theo hướng từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, theo cả chiều dọc và chiều ngang. Bởi, ở khu vực đồi, núi khi phát triển các khu đô thị sinh thái có vai trò bổ trợ rất lớn cho đô thị biển. Tất nhiên để có sự liên kết này đòi hỏi hạ tầng giao thông phải được chú trọng, phải đồng bộ và có tính kết nối”, KTS. Ngô Viết Nam Sơn nhận định.
Theo TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá, đô thị ven biển là các mũi nhọn phát triển kinh tế biển, như khai thác không gian biển, thiên nhiên biển; khai thác vùng bờ biển, cảnh quan ven biển (cảng biển, bãi biển, khu kinh tế ven biển….); các lĩnh vực hậu cần, kết nối, thị trường các kinh tế biển (dịch vụ biển, vận tải biển …).
“Phát triển đô thị biển - tầm nhìn định hướng cho tương lai, nhưng không làm ảnh hưởng tới môi trường, do đó phải hiểu đô thị biển không chỉ là đô thị thông thường mà thực sự là cực đô thị tăng trưởng kinh tế (không gian biển, đảo, ven biển) nhưng phát triển đô thị kinh tế biển Xanh - bền vững”, TS. Nguyễn Văn Khôi khẳng định.
Bổ sung nội dung quy hoạch hệ thống đô thị biển vào quy hoạch tổng thể quốc gia
TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam: đô thị biển là đô thị có mối quan hệ tương tác hữu cơ với không gian biển, có nền kinh tế gắn với đại dương, có lối sống đô thị đặc trưng gắn với nước tạo lập không gian văn hoá biển; có môi trường biển tác động trực tiếp đến vận hành của đô thị. Đô thị biển có vị trí nằm trên đường bờ biển, bờ vịnh hoặc bán đảo. Đô thị ven biển là khái niệm rộng hơn gồm tập hợp các đô thị nằm ở vùng đồng bằng ven biển có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến biển. Không chỉ là không gian hẹp của từng điểm đô thị cụ thể, đô thị biển còn là không gian rộng lớn bao trùm nhiều đô thị, gọi là vùng đô thị hoá ven biển.
Đô thị biển có đặc điểm là hầu hết đều nằm ở khu vực cửa sông, tiếp giáp bờ biển, bờ vịnh, là đầu mối giao thông trong nước và quốc tế, có vùng đồng bằng hậu phương rộng lớn, điều kiện địa chất ổn định. Các đô thị biển có sức hấp dẫn rất lớn, đặc biệt là sức hút về dân cư dẫn đến tốc độ đô thị hóa nhanh và trở thành nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trong số 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh có GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước năm 2021 thì có 05 đơn vị hành chính cấp tỉnh có biển, các tỉnh còn lại đều cận kề với khu vực có biển.
Cần sớm đưa khái niệm về đô thị biển vào trong quy định của pháp luật như là định nghĩa về đô thị đặc thù để từ đó hình thành mô hình phát triển đô thị biển bền vững trên cơ sở phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, xã hội, quá trình phát triển của các đô thị ven biển hiện nay (kể cả mặt tốt và mặt chưa tốt) trong nước và quốc tế. Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cho đô thị biển trong phân loại đô thị tạo thuận lợi cho việc xác định vị trí, vai trò chức năng của đô thị biển, nhất là các đô thị biển được xác định trở thành đô thị động lực.
Bổ sung nội dung quy hoạch hệ thống đô thị biển vào quy hoạch tổng thể quốc gia. Đô thị biển ngoài chức năng của đô thị thông thường thì khi quy hoạch và đầu tư phát triển cần quan tâm xác định không gian phát triển hợp lý, không tạo ra sự chồng lấn, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngành kinh tế khác nhau; xây dựng phân khu chức năng và phân bổ quỹ đất đảm bảo cho phát triển hiệu quả các ngành kinh tế, đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng đất, đồng thời quan tâm đến sinh hoạt và làm việc của người dân; quy hoạch và đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ, thuận lợi cho các đối tượng khác nhau và người dân địa phương được tiếp cận các dịch vụ du lịch, đảm bảo điều kiện tự nhiên của cảnh quan và trong sạch của môi trường.