meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lực cản phát triển khu đô thị biển

Thứ sáu, 05/08/2022-07:08
Việt Nam có lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển các đô thị biển đảo đặc sắc, là trụ cột và động lực để phát triển kinh tế biển.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, đến nay, Việt Nam vẫn đang vắng bóng những đô thị biển đúng nghĩa, có thể phát huy, khai thác tối đa những giá trị, lợi thế mà sông nước, biển cả mang lại. Thay vào đó, đô thị hướng biển ở nước ta đang đối mặt với rất nhiều thách thức cản trở quá trình phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng. 

Xu hướng tiến biển và tầm nhìn đô thị biển

Trình bày tham luận tại Hội thảo mới đây, KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho hay, Việt Nam có trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển và khoảng 50% các đô thị lớn của Việt Nam tập trung ở khu vực ven biển và trên đảo. Vùng ven biển là vùng có cơ hội phát triển kinh tế rất lớn do không gian biển rộng lớn và giàu tài nguyên. Nhiều ngành kinh tế biển như hàng hải, du lịch, giao thương quốc tế, ngư nghiệp, khai thác tài nguyên, sản xuất năng lượng tái tạo từ biển đã và đang mang lại nguồn thu cho nền kinh tế quốc dân và địa phương. Sự kết nối giữa kinh tế biển và chuỗi đô thị biển sẽ thúc đẩy sự hình thành các cực kinh tế mũi nhọn của mỗi quốc gia trong xu hướng “tiến biển” để phát triển lãnh thổ và bảo đảm an ninh quốc phòng. 


Vùng ven biển là vùng có cơ hội phát triển kinh tế rất lớn do không gian biển rộng lớn và giàu tài nguyên.
Vùng ven biển là vùng có cơ hội phát triển kinh tế rất lớn do không gian biển rộng lớn và giàu tài nguyên.

“Miền Trung và một phần vùng ĐBSCL bắt đầu lộ diện những dải đô thị ven biển như Thanh Hoá, Vinh, Huế - Đà Nẵng - Hội An, Tam Kỳ - Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hoà/Phú Yên, Nha Trang - Cam Ranh, Ninh Thuận, Phan Thiết, Rạch Giá - Hà Tiên. Các dải đô thị ven biển miền Trung có tiềm năng tự nhiên thuận lợi cho du lịch cao cấp và cảng nước sâu. Nhiều đô thị biển miền Trung đã tạo dựng được thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang”, KTS. Trần Ngọc Chính nói thêm. 

PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng đánh giá, xây dựng và phát triển hệ thống đô thị biển là một phương án định cư, một cách tích tụ dân số nhanh nhất và cũng dễ quy hoạch, quản lý nhất, cũng là góp phần giải bài toán quá tải đô thị trong tương lai. Đặc biệt, phát triển các đô thị biển để kết nối không gian biển với bờ, bờ với đảo và đảo với biển, đánh thức tiềm năng không gian kinh tế biển, tăng cường và mở rộng hội nhập kinh tế, cũng như hình thành các “đối trọng” trên biển cần thiết trong bối cảnh mới ở Biển Đông và khu vực như nói trên.

 “Do đó, rõ ràng, cần phải “mạo hiểm” tiến ra biển lớn bằng việc sớm hoàn thiện hệ thống đô thị biển, đô thị ven biển và đô thị đảo bền vững, để góp phần khẳng định thế đứng của một “Quốc gia biển”. 

Còn theo GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, kinh nghiệm từ các nước phát triển và các nước mới nổi, vùng ven biển là vùng có mật độ kinh tế rất cao do tiếp cận trực tiếp tài nguyên biển, đồng thời kết nối dễ dàng với các trung tâm kinh tế quốc tế thông qua hàng hải, tức là vùng ven biển luôn có vị trí địa kinh tế rất thuận lợi. 


kinh nghiệm từ các nước phát triển và các nước mới nổi, vùng ven biển là vùng có mật độ kinh tế rất cao do tiếp cận trực tiếp tài nguyên biển, đồng thời kết nối dễ dàng với các trung tâm kinh tế quốc tế thông qua hàng hải, tức là vùng ven biển luôn có vị trí địa kinh tế rất thuận lợi. 
kinh nghiệm từ các nước phát triển và các nước mới nổi, vùng ven biển là vùng có mật độ kinh tế rất cao do tiếp cận trực tiếp tài nguyên biển, đồng thời kết nối dễ dàng với các trung tâm kinh tế quốc tế thông qua hàng hải, tức là vùng ven biển luôn có vị trí địa kinh tế rất thuận lợi. 

“Vùng ven biển là vùng được tập trung phát triển trước, từ đó làm cơ sở để phát triển tiếp các vùng không có biển. Điều này có nghĩa là đô thị biển đóng vai trò trung tâm của phát triển kinh tế biển”, ông Võ khẳng định. 

Còn nhiều thách thức

PGS.TS. Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, tư duy hướng biển đang dần thay đổi, nhưng vẫn còn một số vấn đề. Theo đó, hiện có khoảng 20 khu kinh tế ven biển đang phát triển nhưng chưa thể trở thành nền tảng phát triển đô thị biển chiến lược.

“Việc phát triển khu kinh tế ven biển hiện nay chưa được ưu tiên xứng tầm, còn những xung đột lớn trong cách thức phát triển đô thị biển. Do đó, cần phải nhìn lại và đánh giá các khu kinh tế ven biển gắn với đô thị biển một cách rõ ràng hơn”, PGS.TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh.


Việc phát triển khu kinh tế ven biển hiện nay chưa được ưu tiên xứng tầm, còn những xung đột lớn trong cách thức phát triển đô thị biển.
Việc phát triển khu kinh tế ven biển hiện nay chưa được ưu tiên xứng tầm, còn những xung đột lớn trong cách thức phát triển đô thị biển.

PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi cho rằng, Chiến lược biển 2020 và ngay cả Chiến lược biển 2030 của Việt Nam ra đời với những cụm từ (khẩu hiệu) quen thuộc, như “biển đảo”, “tiến ra Biển Đông”,… nhưng thực sự chưa nhìn thấy rõ ràng vị trí của các “đô thị biển”. Sự rõ ràng nhất có thể thấy là phát triển và khai thác các bãi biển đẹp để làm du lịch, bằng những dự án nghỉ dưỡng suốt dọc chiều dài đất nước và theo một nguyên tắc chung là chỗ nào dễ, ít tốn công sức thì làm,...

TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay, khái niệm về đô thị biển chưa được định nghĩa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trải qua hơn 30 năm khái niệm về đô thị đặc thù mới dừng lại ở việc quy định tiêu chí đối với đô thị ở miền núi, vùng cao, có đường biên giới quốc gia (loại III, IV, V) và đô thị ở hải đảo (điều 9 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH về Phân loại đô thị) chưa có định nghĩa, tiêu chí cho đô thị biển và nhiều đô thị chuyên ngành khác, mặc dù trong nhiều văn bản của Đảng, nhà nước đã nhắc tới việc xây dựng và phát triển đô thị biển. Điều này dẫn đến các lúng túng trong việc triển khai từ khâu quy hoạch đô thị biển, xác định chức năng cho đô thị biển, vị trí vai trò cho từng đô thị, chuỗi đô thị ven biển, quy định quy mô, hình thái phát triển của đô thị biển. Đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn tới việc phát triển đô thị biển thiếu kiểm soát, lãng phí nguồn lực, thiếu tính bền vững. 

Bên cạnh đó, việc thiếu quy hoạch tổng thể quốc gia cho phát triển đô thị biển nên các vùng đô thị hóa ven biển vẫn còn phát triển dưới tiềm năng, thiếu liên kết, còn nặng tư duy cục bộ. 


Việc thiếu quy hoạch tổng thể quốc gia cho phát triển đô thị biển nên các vùng đô thị hóa ven biển vẫn còn phát triển dưới tiềm năng, thiếu liên kết, còn nặng tư duy cục bộ. 
Việc thiếu quy hoạch tổng thể quốc gia cho phát triển đô thị biển nên các vùng đô thị hóa ven biển vẫn còn phát triển dưới tiềm năng, thiếu liên kết, còn nặng tư duy cục bộ. 

KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cũng đánh giá, hiện nay, việc lập quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu vực ven biển và thực hiện theo quy chế chưa nghiêm túc. Thực tế đã có nhiều dự án chậm hoặc không triển khai được do vướng mắc trong thủ tục cấp phép xây dựng, giao đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Điều này đang gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan kiến trúc quy hoạch đô thị và đời sống của người dân ở địa phương, đặc biệt là các đô thị du lịch ven biển. 

Bên cạnh đó, ông Chính cho rằng, một thực tế hiện nay đã xảy ra trong nhiều dự án du lịch, đó là đề xuất mật độ dân cư tương đối cao tại những khu vực ven biển hoặc có nhiều diện tích cây xanh được chuyển đổi thành những toà nhà cao tầng tại nhiều vị trí không hợp lý. Sự bùng nổ các loại hình bất động sản mới như căn hộ du lịch (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng/biệt thự du lịch (resort villa), song chưa tính toán cụ thể về dân số của loại hình lưu trú này đã gây áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực này. 

“Có thể thấy quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, đất đai dự án ven biển hiện đã không còn là chuyện riêng của địa phương. Để khắc phục tình trạng này rất cần có sự chung tay của các Bộ, ngành và sự chỉ đạo chặt chẽ từ Chính phủ”, ông Chính khẳng định. 

TIẾN MINH
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

12 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

12 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

12 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

12 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước