meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cận kề Tết Nguyên đán vé máy bay càng khan hiếm 

Thứ năm, 05/01/2023-21:01
Giá vé máy bay Tết những ngày này đang ở mức cao ngất ngưởng, ở một số chặng bay tùy từng thời điểm đã cháy vé từ rất sớm, dù Cục Hàng không Việt Nam và các hãng bay đang ráo riết bổ sung slot, tăng ghế cung ứng, tăng cường bay đêm. 

Nhiều chặng bay đã kín chỗ 

Theo vneconomy.vn, các chặng bay trước Tết  m lịch 2023 như ngày 14, 15, 16, 17, 18, 19/1/2023 trên các chặng bay khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất đi các Cảng hàng không khu vực miền Trung, miền Bắc như TP Hồ Chí Minh-Đà Nẵng (66-79%), TP Hồ Chí Minh-Huế (61-91%), TP Hồ Chí Minh-Phù Cát (91-92%), TP Hồ Chí Minh-Chu Lai (65-94%), TP Hồ Chí Minh-Đồng Hới (81-89%), TP Hồ Chí Minh-Hải Phòng (66-90%), TP Hồ Chí Minh-Thanh Hóa (87-93%), TP Hồ Chí Minh-Vinh (81-92%).

Tại các chặng bay theo chiều ngược lại, tỷ lệ đặt chỗ cao tập trung vào các ngày sau Tết Âm lịch 2023 là các ngày từ 26 - 30/1/2023 như Hà Nội-TP Hồ Chí Minh (48-87%), Hải Phòng-TP Hồ Chí Minh (84-92%), Thanh Hóa-TP Hồ Chí Minh (81-92%), Vinh-TP Hồ Chí Minh (69-90%), Huế-TP Hồ Chí Minh (75-91%), Đà Nẵng-TP Hồ Chí Minh (71-86%), Phù Cát-TP Hồ Chí Minh (91-92%), Chu Lai-TP Hồ Chí Minh (63-70%), Đồng Hới-TP Hồ Chí Minh (55-89%).

Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, sau khi Cục cấp phép bổ sung trên cơ sở tham số điều phối slot được bổ sung tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ở những khung giờ ngày và đêm, các hãng hàng không đã tăng đáng kể ghế cung ứng trên hầu hết các đường bay từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Bắc, miền Trung. 
Đặc biệt, số ghế cung ứng được tăng vào các ngày cao điểm cận Tết Nguyên đán và các ngày sau Tết ở những chiều bay ngược lại. 


Nhu cầu di chuyển bằng máy bay dịp Tết Nguyên đán năm 2023 tăng cao kỷ lục sau 2 năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19.
Nhu cầu di chuyển bằng máy bay dịp Tết Nguyên đán năm 2023 tăng cao kỷ lục sau 2 năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19.

Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch, người dân gặp khó khăn trong việc đi lại thì đến Tết Nguyên đán năm nay đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng không. Đây là cơ hội vàng cho ngành này lấy lại phong độ như thời điểm trước đại dịch. Không chỉ nhu cầu đi lại bằng máy bay tăng mà giá vé máy bay cũng đang ở mức cao ngất ngưởng. 

Điển hình như chặng bay có tỷ lệ “cháy vé” sớm nhất là chặng bay TP Hồ Chí Minh đi Thanh Hóa. Theo khảo sát trong thời điểm từ 16 - 20/1/2023 (tức 25 - 29 tháng Chạp) giá vé máy bay chặng này của hãng Vietnam Airlines đang được bán với giá hơn 6 triệu đồng cho vé thương gia, còn vé phổ thông đã hết. Trong khi đó, cùng chặng bay này nhưng giá vé vào ngày sau Tết mức giá giảm sâu gần 10 lần, chỉ còn hơn 650 nghìn đồng. 

Đối với hãng Vietjet Air, ghi nhận “cháy vé” ở tất cả các hạng với chặng bay từ TP Hồ Chí Minh - Thanh Hóa trong các ngày từ 16 - 19/1/2023 (tức 25 - 28 tháng Chạp). Hiện chỉ còn một số vé bay đêm từ ngày 20/1 (29 tháng Chạp) vé mức giá 3 - 4 triệu đồng. 

Sau khi được Cục hàng không Việt Nam tăng thêm slot, Vietnam Airlines đã tăng chuyến lần thứ 3 để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Các chuyến bay tăng cường được tập trung vào các chặng bay từ TP Hồ Chí Minh - Hà Nội, Vinh, Thanh Hóa, Đồng Hới, Chu Lai và chặng bay giữa Thanh Hóa - Đà Lạt. 

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng dự kiến sẽ tăng thêm 36.000 chỗ tương đương 200 chuyến bay trên đường TP Hồ Chí Minh - Thanh Hóa trong giai đoạn 15/1 - 5/2/2023 (tức từ 24 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng) sau khi được Cục Hàng không cấp phép. Trước đó, hãng hàng không này cũng đã có 2 đợt tăng chuyến vào tháng 8 và tháng 12/2022 để phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết, cung cấp hàng triệu ghế toàn mạng nội địa và quốc tế. 


Các chặng bay từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) đến các cảng tại miền Trung, miền Bắc phần lớn đã hết chỗ.
Các chặng bay từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) đến các cảng tại miền Trung, miền Bắc phần lớn đã hết chỗ.

Chặng bay nội địa phục hồi hoàn toàn

Theo đánh giá từ Cục Hàng không Việt Nam, thị trường vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không tăng trưởng nhanh tuy nhiên vận chuyển quốc tế phục hồi chậm. Cụ thể, thị trường vận tải hàng không đạt khoảng 55 triệu hành khách, tăng gấp 3,7 lần so với năm 2021 và bằng 68,6% so với năm 2019. Sự phục hồi này bắt đầu từ cuối quý I/2022, đặc biệt là thị trường nội địa. 

Từ tháng 4/2022, thị trường nội địa phục hồi ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước đại dịch. Sự bùng nổ mạnh mẽ trong thời điểm hè với nhu cầu tăng cao, thị trường nội địa chính thức phục hồi hoàn toàn và có sự tăng trưởng ấn tượng trên 30% vào các tháng 7, 8 so với cùng kỳ năm 2019. 

Còn ở thị trường quốc tế, Cục Hàng không Việt Nam đã chủ động và tích cực trao đổi với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và các nhà chức trách hàng không các quốc gia đối tác trong việc mở lại các đường bay quốc tế và hỗ trợ các hãng hàng không tháo gỡ khó khăn trong quá trình hồi phục các đường bay quốc tế. Cục cũng tăng thêm tần suất, tải cung ứng và điểm đến trong hoạt động khai thác của các hãng hàng không Việt Nam tới các quốc gia trên thế giới.


Dự báo trong năm 2023, thị trường quốc tế của ngành hàng không Việt Nam sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ.
Dự báo trong năm 2023, thị trường quốc tế của ngành hàng không Việt Nam sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ.

Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, tốc độ hồi phục thị trường quốc tế diễn ra chậm mặc dù Việt Nam đã gỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế với hành khách nhập cảnh từ 15/3/2022, khôi phục lại chính sách miễn thị thực cho 25 quốc gia từ tháng 5.

Đến cuối năm 2022, khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại sau 3 năm thực hiện chính sách “Zero Covid” đây như một tín hiệu khởi sắc của ngành hàng không Việt Nam. Bởi lượng khách quốc tế từ thị trường Trung Quốc chiếm 35% tổng lượng khách quốc tế của Việt Nam thời điểm trước dịch, do đó việc quốc gia đông dân nhất thế giới mở cửa sẽ củng cố hy vọng hồi phục của hàng không quốc tế Việt Nam. 

Theo ông Bùi Minh Đăng, Phó Trường phòng Phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, tính đến cuối năm 2022, đã có hơn 63 hãng hàng không thường lệ nước ngoài và 4 hãng hàng không Việt Nam khai thác hành khách trên 154 đường bay quốc tế kết nối 26 quốc gia, vùng lãnh thổ đến 5 điểm của Việt Nam là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc.

Chỉ trong 3 tháng cuối cùng của năm 2022, tốc độ tăng trưởng thị trường quốc tế tăng nhanh, bằng 9 tháng đầu năm cộng lại. Như vậy trong quý IV/2022, thị trường bay quốc tế đã vận chuyển hơn 5 triệu khách, bằng 50% so với cùng kỳ năm 2019. Trong năm 2023, dự báo ngành hàng không Việt Nam sẽ vận chuyển quốc tế đạt 35 triệu hành khách, tăng gấp 3 lần so năm 2022 và bằng 83% so năm 2019, thời điểm trước dịch Covid-19.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

19 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

19 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

19 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

19 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

19 giờ trước