Các ngành công nghiệp trọng điểm hiện nay của Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
6 tháng cuối năm 2022, triển vọng ngành công nghệ thông tin có triển vọng tăng trưởng mạnhThị trường thương mại điện tử B2B: Cơ hội và thách thức cho ngành công nghiệp trực tuyến tại Việt Nam Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của ngành công nghiệp khu vực Đông Nam ÁNgành công nghiệp trọng điểm là gì?
Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành công nghiệp gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế và chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, sản lượng của nó rất cần thiết cho việc vận hành thành công của nhiều ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp trọng điểm được xác định dựa trên chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia và phụ thuộc vào nhiều yếu tố để xác định.
Ngành công nghiệp trọng điểm tiếng Anh là “Key industry“.
Ví dụ về ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; Công nghiệp năng lượng; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; Công nghiệp cơ khí;...
Đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm nước ta là gì?
- Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài dựa vào nguồn tài nguyên và nguồn lao động.
Ví dụ: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển gắn với nguồn nguyên liệu và nhu cầu của thị trường tiêu thụ, nên thường phân bố tại các vùng nguyên liệu và đô thị lớn. Chẳng hạn công nghiệp chế biến đường mía dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ nên phân bố tập trung tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Công nghiệp chế biến thịt và sản phẩm từ thịt phát triển mạnh tại các đô thị lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) bởi nhu cầu tiêu thụ tại chỗ lớn. Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm không yêu cầu khắt khe về nguồn lao động, thế hệ lao động khá đa dạng và hơn nữa dân số đông cũng đang đáp ứng được đủ điều kiện về lao động đối với ngành công nghiệp trọng điểm này.
Hay đối với công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, là ngành có thế mạnh lâu dài do có nguồn lao động dồi dào (dân số đông nên nguồn lao động phong phú; giá nhân công rẻ hơn nhiều với các nước trong khu vực, là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành sản phẩm và tham gia lao động gia công hàng xuất khẩu); thị trường tiêu thụ rộng lớn (thị trường trong nước bởi dân số động, mức sống đang gia tăng, nhu cầu lớn; thị trường xuất khẩu gồm thị trường truyền thống và thị trường khó tính như Châu u, Châu Mỹ).
– Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ, công nghiệp năng lượng, ngành công nghiệp này đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Than, dầu thô còn có xuất khẩu. Nâng cao đời sống người dân nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. Giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.
– Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có tác động đến những ngành kinh tế khác, chẳng hạn như ngành công nghiệp năng lượng phát triển, đi trước một bước sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ và chất lượng sản phẩm,…phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa hiện & đại hóa. Hay ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm sẽ thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và cơ khí,…
Vai trò của ngành công nghiệp trọng điểm là gì?
– Công nghiệp trọng điểm là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân gồm tất cả các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, các xí nghiệp công nghiệp thực hiện chức năng khai thác, chế biến và sửa chữa. Sản phẩm của công nghiệp là toàn bộ các công cụ lao động phần lớn đối tượng lao động và các vật phẩm tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng & sản xuất của xã hội .
Công nghiệp trở thành ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập. Đó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển, sản xuất công nghiệp được hoạt động theo nhu cầu của các quan hệ sản xuất hàng hóa như quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh,…
– Phát triển công nghiệp trọng điểm sẽ tác động mạnh mẽ tới sự phân bố của ngành sản xuất.
– Đẩy mạnh cách mạng khoa học và công nghệ ứng dụng vào phát triển kinh tế quốc dân.
– Thu hút vốn đầu tư và mở rộng quan hệ thương mại với những quốc gia khác.
– Ngành công nghiệp trọng điểm giúp nâng cao năng lực quốc phòng và phòng thủ cho đất nước.
Các ngành công nghiệp trọng điểm hiện nay
Mỗi một quốc gia đều có cho riêng mình các thế mạnh riêng, việc phát huy tốt thế mạnh của quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển kinh tế. Tại Việt Nam thế mạnh chính là giàu có về các nguồn tài nguyên nên rất phù hợp phát triển những ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất và khai thác.
Công nghiệp năng lượng
Chúng ta biết rằng, Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, có “ Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”. Nguồn tài nguyên phong phú từ biển đến rừng xanh, nếu chúng ta khai thác, phát triển theo một cách khoa học thì nguồn tài nguyên đó sẽ có thế mạnh lâu dài.
Ngành công nghiệp năng lượng của nước ta có được sự phát triển như ngày hôm nay là nhờ vào nguồn khoáng sản tự nhiên. Một trong các nguồn khoáng sản được tập trung đầu tư khai thác để phục vụ cho ngành công nghiệp năng lượng đó là than đá tại Quảng Ninh.
Ngoài ra, chúng ta còn có các mỏ dầu khí trữ lượng dự báo lên đến khoảng 10 tỷ tấn. Hay nguồn thủy năng lớn cũng đều là các nguyên liệu để có thể phát triển công nghiệp năng lượng.
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang đóng góp rất lớn trong các nguồn thu ngoại tệ của nước ta. Với sản lượng các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu sang thị trường quốc tế hàng năm lên đến hàng triệu tấn. Các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu của nước ta rất đa dạng từ lương thực như gạo đến các loại thủy, hải sản hay hoa quả cũng được xuất khẩu.
Công nghiệp chế biến thực phẩm giúp cho bà con nông dân thúc đẩy việc chuyên canh cây công nghiệp và gia súc lớn, đẩy mạnh hơn nữa ngành công nghiệp thực phẩm. Cuộc sống của bà con nông dân cũng nhờ đó mà phát triển hơn, mức sống được nâng cao.
Công nghiệp dệt may
Công nghiệp dệt may phát triển nhờ vào ưu thế nhân công rẻ, lượng lao động trẻ đông đảo. Chính vì thế, sản xuất dệt may của nước ta khi xuất khẩu sang nước ngoài chất lượng sản phẩm tốt và giá thành rẻ nên rất được sự ủng hộ của người tiêu dùng các nước trên thế giới. Nhờ đó dệt may đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay.
Có rất nhiều trung tâm sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may lớn xuất hiện tại nhiều địa phương trên cả nước. Để có thể thu về nhiều lợi ích hơn nữa từ công nghiệp dệt may, điều cần làm đó là tập trung vào đầu tư máy móc kỹ thuật, chế độ đãi ngộ nhân công tốt để duy trì tốt tiến độ làm việc và sản xuất.
Một số ngành công nghiệp khác
Công nghiệp cơ khí điện tử cũng là một trong những ngành có cơ cấu sản phẩm đa dạng, các trung tâm công nghiệp cơ khí điện tử lớn nhất cũng tập trung tại các thành phố lớn.
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, với cơ cấu khá đa dạng, các nhà máy xí nghiệp, các nhà máy xi măng lớn, hiện đại được xây dựng, tập trung lớn nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và các cơ sở sản xuất vật kiểu xây dựng cao tập trung ven các thành phố lớn .
Ngoài ra nước ta còn có nhiều ngành công nghiệp nặng khác cũng đang cố gắng vươn lên trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm. Có thể kể đến như: công nghiệp khai thác, ngành công nghiệp chế tạo máy móc,…
Quá trình phát triển của công nghiệp trọng điểm vừa thể hiện được sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội vừa thể hiện được trình độ phát triển của nền sản xuất hàng hóa trong sản xuất công nghiệp, và cũng như ảnh hưởng của phát triển sản xuất công nghiệp tới trình độ phát triển sản xuất hàng hóa nói chung của nền kinh tế quốc dân.
Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn đọc có thể hiểu hơn thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm và các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.