Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát thị trường bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường biến động không ngừng, đầu tư vào đâu ít rủi ro nhất?Nhiều ông lớn bán lẻ "zoom" tầm ngắm” vào thị trường ViệtNguồn cung khan hiếm, thị trường nhà ở diễn biến như thế nào trong năm 2023?Vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn trong thời gian tới
Đánh giá tình hình thị trường bất động sản quý III/2022, Bộ Xây dựng thông tin, tình hình kinh tế - xã hội trong quý vừa rồi tiếp tục giữ được sự ổn định khi tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan, chỉ số lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức cơ bản, tổng quan các ngành kinh tế vẫn có những chỉ số cho thấy sự phục hồi và tăng trưởng đáng ghi nhận.
Hiện tượng lạ trên thị trường BĐS: Nhiều chủ đầu tư mạnh tay chiết khấu đến 50% cho người mua nhà
Trước bối cảnh dòng tiền tín dụng và trái phiếu bị siết chặt, nhiều chủ đầu tư "khát" vốn đã mạnh tay chiết khấu lên đến 50% cho người mua nhà.Mở lối "hạ cánh mềm" trái phiếu doanh nghiệp khi thị trường rơi dần vào trạng thái tắc nghẽn thanh khoản
Tính từ khi nổ ra vụ việc trái phiếu của Tân Hoàng Minh, thị trường đã dần rời vào trạng thái tắc nghẽn. Nhà đầu tư lúc này cũng đã quay lưng khiến cho nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu rất khó khăn trong việc huy động vốn để đảo nợ và bất kể đó là doanh nghiệp tốt hay xấu.Diễn biến hiện tại của 3 dòng vốn chính của thị trường bất động sản
Tín dụng bất động sản vẫn trên đà tăng cao, tuy nhiên chủ yếu là cho vay tiêu dùng và tự sử dụng. Trong khi đó, khối lượng trái phiếu phát hành của các doanh nghiệp địa ốc ghi nhận sự sụt giảm mạnh.Trong quý vừa rồi, tình trạng giá đất “tăng nóng”, sốt cục bộ đã không còn xảy ra như hồi đầu năm nay. Trong đó nhiều địa phương có đã tìm ra các giải pháp để có thể kiểm soát tình trạng chia tách, “phân lô, bán đất nền” tại các khu vực chưa được phép đầu tư, khu vực thiếu hệ thống hạ tầng.
Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, nhiều cơ chế chính sách liên quan đến thị trường bất động sản đã được ban hành. Đã phần nào kiểm soát được hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, các tổ chức, cá nhân làm nghề môi giới nhà đất.
Theo đó, các địa phương đã kịp thời kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi mua bán có biểu hiện trao tay, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin của thị trường bất động sản.
Hiện nay, thị trường bất động sản đang có những tín hiệu đáng mừng khi những vấn đề vướng mắc, bất cập gây tác động xấu tới thị trường chung đã và đang khắc phục, giải quyết. Tuy nhiên, theo phân tích của Bộ Xây dựng, trong thời gian tới, thị trường bất động sản sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập, chưa thể phát triển theo hướng lành mạnh, an toàn, bền vững.
Cụ thể, tính đến thời điểm này, nguồn cung bất động sản vẫn chưa cho thấy dấu hiệu sẽ được cải thiện trong tương lai gần. Nguồn cung thương mại không được bổ sung nhiều, trong khi nguồn cung nhà ở vẫn chủ yếu đến từ các dự án đã được triển khai trước đó và đang trong thời gian chờ mở bán. Hạn chế nhất vẫn là nguồn cung mới của phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ khi số lượng các dự án mới gần như bằng 0.
Dự đoán, nguồn cung bất động sản phân khúc nhà ở vẫn sẽ tiếp tục hạn chế, do số lượng dự án mới được mở bán vẫn còn giảm so với cùng kỳ các năm trước. Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều dự án mặc dù đã được chấp thuận nhưng lại gặp phải vướng mắc trong thủ tục hồ sơ pháp lý. Hay các vấn đề liên quan đến bàn giao đất, điều chỉnh quy hoạch, cấp phép xây dựng, tính sử dụng đất, …
Mặt bằng giá bán nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư, … vẫn giữ ở mức cao, nhưng với tình hình thị trường đang chững lại như hiện nay thì đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tính thanh khoản và số lượng giao dịch bất động sản trên thị trường, nhất là thị trường thứ cấp.
Trong giai đoạn quý III vừa rồi, hầu hết nguồn vốn đổ vào thị trường nhà đất, bao gồm cả nguồn vốn đến từ các kênh huy động tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu đều gặp rất nhiều khó khăn, số lượng vốn cũng đã giảm so với các 2 quý trước. Đây là hậu quả của việc một số doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bất động sản bị phát hiện có sai phạm trong các hoạt động huy động vốn, trái phiếu, cổ phiếu.
Cần kiểm soát chặt các hoạt động, diễn biến của thị trường
Bên cạnh việc điều chỉnh, hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại của thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đã gửi kiến nghị lên các cơ quan, bộ ngành liên quan, để có phương án thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong kinh doanh, hoạt động sàn giao dịch và hoạt động môi giới bất động sản.
Nhất là kiểm soát các hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này, hạn chế tối đa hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường và thổi giá các sản phẩm.
Đối với tín dụng cho vay, cần kiểm soát kỹ chất lượng tín dụng và cho vay, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, nên xem xét xây dựng kế hoạch ưu tiên các đối tượng có nhu cầu thực vay mua các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ.
Riêng các địa phương, Bộ Xây dựng đã có yêu cầu tập trung chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện giao đất, lựa chọn chủ đầu tư cho các dự án bất động sản, dự án nhà ở thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để tăng nguồn cung cho thị trường.
Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các dấu hiệu sai phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, đảm bảo đúng pháp luật.
Cụ thể, các địa phương xây dựng các phương án quản lý, ngăn chặn tình trạng chia tách, "phân lô, bán nền" tại các khu vực chưa được cấp phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng. Tăng cường kiểm soát các hoạt động của các sàn giao dịch, các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản. Chấn chỉnh, xử lý các đối tượng có hành vi mua bán trao tay, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin trên thị trường bất động sản.