meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều ông lớn bán lẻ "zoom" tầm ngắm” vào thị trường Việt

Thứ sáu, 28/10/2022-13:10
Ghi nhận những tín hiệu tích cực của thị trường bán lẻ Việt Nam, các nhà bán lẻ quốc tế đang có kế hoạch mở rộng tại nước ta, nơi đã sẵn sàng trở thành một trong 10 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới trong thập kỷ này. Động thái này được kỳ vọng giúp thị trường bất động sản (BĐS) bán lẻ Việt phục hồi trong giai đoạn tới.

Thị trường bán lẻ Việt “lọt mắt xanh” nhiều thương hiệu quốc tế

Thương hiệu thời trang Nhật Bản Uniqlo đã “quen mặt” với người Việt cho biết, họ sẽ khai trương một cửa hàng tại trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu, Hà Nội trong tuần này và hai cửa hàng khác tại Vincom Royal City và Vincom Trần Duy Hưng, nâng tổng số cửa hàng Uniqlo tại Việt Nam lên con số 15, đánh dấu mốc ba năm kể từ khi du nhập vào thị trường bán lẻ nước ta.

Đầu tháng này, chủ sở hữu đại siêu thị và chuỗi bán lẻ GO! của Thái Lan, Central Retail  cũng cho biết họ có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng cửa hàng tại nước ta từ 340 hiện tại lên 710 vào năm 2026. Theo báo chí tại quốc gia này thông tin, hãng sẽ chi 30 tỷ baht (tương đương với 790 triệu USD) cho việc mở rộng chuỗi thương hiệu tại nước ta.

Ông Olivier Langlet, Giám đốc điều hành Central Retail Việt Nam chia sẻ thêm, mục tiêu doanh số hãng hướng tới là 100 tỷ baht vào năm 2026, so với doanh thu hiện tại là 38,6 tỷ baht.

Ở diễn biến tương tự, thương hiệu Lotte của Hàn Quốc, đã đầu tư 5 tỷ đô la vào Việt Nam, có kế hoạch thành lập trung tâm thương mại mới ở Hà Nội, chia sẻ từ chính Chủ tịch Shin Dong-bin trong cuộc gặp với Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ cuối tháng 8 năm nay.

Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) dự kiến ​​mở siêu thị E-mart tại Sala Thủ Thiêm, TP HCM trong tháng này. Trước đó, THACO đã mở chi nhánh ở Quận Gò Vấp của thành phố, doanh thu đạt được vào 1,6 nghìn tỷ đồng (68,5 triệu đô la) vào năm ngoái. Chuỗi siêu thị E-mart do Hàn Quốc sở hữu đã được Việt Nam chào đón từ năm 2015 và được THACO mua lại vào năm ngoái theo một thỏa thuận nhượng quyền, trong đó dự kiến ít nhất 20 cửa hàng được đưa vào hoạt động định hướng đến năm 2026.


Thị trường bán lẻ Việt “lọt mắt xanh” nhiều thương hiệu quốc tế
Thị trường bán lẻ Việt “lọt mắt xanh” nhiều thương hiệu quốc tế

Lý giải nguyên do các thương hiệu quốc tế “ưu ái” thị trường bán lẻ Việt Nam, theo Colliers, công ty cung cấp các dịch vụ BĐS toàn cầu cho biết, nhờ sức ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế nâng dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu tích cực đến các thương hiệu bán lẻ lớn toàn cầu.

Đồng thời, Việt Nam đạt được các thứ hạng cao trong nhiều bảng xếp hạng uy tín về tín nhiệm BĐS, tín nhiệm tăng trưởng bền vững đã phần nào nâng cao vị thế của nước ta trên thương trường quốc tế.

Đánh giá cao triển vọng, ông Tim Evans, Giám đốc điều hành của HSBC Việt Nam cho biết  sẽ trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 trên thế giới vào năm 2030, vượt qua Đức và Anh. Tại khu vực châu Á, Việt Nam, Bangladesh và Ấn Độ được dự báo sẽ có mức tăng chi tiêu tiêu dùng cao nhất trong thập kỷ này.

Thương hiệu bán lẻ trong nước cũng không hề “kém cạnh”!

Năm 2022, Việt Nam đã thu hút lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nổi bật trong đó có lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và BĐS. Điều này đã được nhận diện khi ngày càng có nhiều nhà bán lẻ thuê mặt bằng tại các trung tâm lớn như Hà Nội và TP.HCM trong bối cảnh nhu cầu tiếp cận các mặt hàng tiêu dùng bán lẻ từ người tiêu dùng không có dấu hiệu sụt giảm.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 4,17 tỷ đồng, theo số liệu của.

Các chuyên gia cũng nhận định, lĩnh vực bán lẻ đã phục hồi nhanh chóng sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát. Không chỉ các thương hiệu quốc tế, nhiều chuỗi siêu thị bán lẻ tại Việt Nam như Nova Market và WinMart + được đánh giá tích cực, kết quả hoạt động khả quan.


Thương hiệu bán lẻ trong nước cũng không hề “kém cạnh”!
Thương hiệu bán lẻ trong nước cũng không hề “kém cạnh”!

Theo thống kê báo cáo thị trường BĐS quý 3/2022 của CBRE, triển vọng thị trường bán lẻ tại Hà Nội được kỳ vọng mặt bằng bán lẻ tại các vị trí đắc địa tiếp tục được săn đón nhiều trong thời gian tới với nhu cầu thuê tiếp tục được duy trì, ổn định kéo theo giá thuê ở khu vực này sẽ trên đà tăng trưởng. Bên cạnh đó, các cửa hàng truyền thống có những giải pháp nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng bằng cách tích hợp các tiện ích thực, công nghệ mới tại cửa hàng, tăng khả năng đáp ứng đơn hàng trực tuyến.

Nhận diện những khó khăn 

Tín hiệu khả quan là vậy, song trong thời gian tới, những lo ngại về khó khăn, sức ép lạm phát có thể sẽ ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng, đặc biệt là sự thận trọng của họ khi lựa chọn mặt hàng. Điều này sẽ khiến những sản phẩm không được coi là thiết yếu “ế ẩm”, ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của thị trường chậm lại.

Một vấn đề đáng chú ý là nguồn cung, trong quý 3/2022, thị trường Hà Nội không ghi nhận nguồn cung mới. Diện tích sàn bán lẻ cho thuê lũy kế 9 tháng đầu năm 2022 giữ nguyên ở mức 1.064.739 m2. Do nguồn cung “chững”, tại khu vực trung tâm chứng kiến giá chào thuê mặt bằng ở tầng một (không bao gồm thuế GTGT và phí dịch vụ) đạt 144 USD/m2/tháng, tăng 9,0% theo quý và 39,5% theo năm. Ghi nhận từ chuyên gia của CBRE, đây là mức giá thuê cao nhất từ trước tới nay ở khu vực trung tâm Hà Nội.


Nhận diện những khó khăn tương lai
Nhận diện những khó khăn tương lai

Mặt khác, tỷ lệ trống của khu vực trung tâm không biến động nhiều, giảm khoảng 0,6 đpt so với cùng kỳ năm ngoái. Còn đối với các mặt bằng ngoài trung tâm, giá thuê tiếp tục trên đà phục hồi, đạt 27 USD/m2/tháng, tăng 6,9% theo quý và tăng 14 % theo năm. Tỷ lệ trống của các địa điểm ngoài trung tâm tăng nhẹ 0,4 đpt theo năm.

Cũng trong những tháng cuối năm nay, dự kiến Hà Nội sẽ có thêm 19.000m2 NLA từ hai dự án The Zei (quận Từ Liêm) và Hinode City (quận Hai Bà Trưng), và sẽ có hơn 300.000 m2 NLA từ nhiều dự án trung tâm thương mại lớn khác đến năm 2024. Phần lớn các dự án này tập trung tại khu vực ngoài trung tâm. Trong đó, hai dự án có quy mô lớn là Lotte Mall Hà Nội và Aeon Mall Hoàng Mai dự kiến đi vào hoạt động giai đoạn 2023 – 2024 sẽ cung cấp cho thị trường tổng diện tích NLA hơn 150.000m2.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước