"Bỏ túi" 4 kinh nghiệm khi đầu tư vào shophouse khối đế chung cư
BÀI LIÊN QUAN
Chàng trai 9X mua nhà gần 3 tỷ mà không cần vay ngân hàng: 8 năm tiết kiệm, làm việc đến mức nhập viện để ép bản thân phải nỗ lựcVợ chồng trẻ mua nhà Hà Nội gần 4 tỷ và câu chuyện trả nợ "thần tốc" khiến ai cũng phải nểQuyết định mua nhà khi trong tay chỉ có hơn 100 triệu đồng, chàng trai 26 tuổi chia sẻ "trả lãi ngân hàng có là gánh nặng?"Theo Nhịp sống kinh tế, không thể phủ nhận Shophouse khối đế chung cư vẫn là kênh đầu tư được giới đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng có thể xuống tiền đầu tư cũng như sinh lời cho nhà đầu tư. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang biến động, thì việc chọn khu vực nào để dòng tiền được an toàn, hạn chế rủi ro là điều mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Chọn khu vực có tiềm năng kinh doanh, buôn bán
Với những dự án khu đô thị, chung cư, nhà phố... chủ đầu tư thường dành những vị trí đẹp gần các trục đường chính, lối ra vào... để xây dựng shophouse. Do đó, giá bán hay thuê của shophouse luôn cao hơn so với căn hộ hay nhà ở.
Đại diện CBRE cho biết, shophouse chỉ thực sự có tiềm năng khi hội tụ đủ các yếu tố như dự án có khả năng lấp đầy nhanh, dịch vụ tốt, có cộng đồng dân cư nội khu đủ lớn, có kết nối thông suốt và thu hút cộng đồng dân cư bên ngoài dự án. Theo đó, nhà đầu tư không nên đổ tiền vào shophouse trong ngắn hạn mà phải có kế hoạch trung và dài hạn.
Tại các khu vực đông dân cư như Quận Thủ Đức, Quận 7, Quận Gò Vấp... shophouse rất được ưa chuộng bởi cộng đồng dư dân ở đây đã đông đúc, buôn bán sầm uất, giúp việc kinh doanh dễ dàng.
Chuyên gia CBRE Việt Nam cho rằng, mặc dù giá thuê shophouse ở các khu vực phát triển lâu đời, cư dân đông đúc cao, nhưng tỷ lệ lấp đầy luôn đạt 100%, thậm chí không có mặt bằng để cho thuê. Trong khi đó, các khu vực ngoại thành, dù nguồn cung dồi dào, giá thuê thấp, nhưng lại rất khó cho thuê.
Đồng quan điểm, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cùng cho rằng, shophouse khối để phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như dự án được đầu tư tốt, tọa lạc trong các khu vực cư dân đông đúc, buôn bán sầm uất lâu đời. Khi đó, tỷ suất cho thuê từ shophouse sẽ tốt hơn.
Vị trí là yếu tố quyết định tỷ suất sinh lời
Các chuyên gia cho rằng, vị trí đắc địa là yếu tố quyết định tính thanh khoản khi đầu tư căn hộ shophouse.
Có thể thấy, mục đích của shophouse là vừa kinh doanh, vừa để ở, mà muốn kinh doanh thuận lợi thì phải cần có vị trí đẹp. Do đó, shophouse phải có mặt tiền, nằm gần các trục đường lớn, giao thông thuận tiện và dân cư đông đúc. Điều này quyết định đến việc shophouse có khách hàng hay không.
Yếu tố thứ hai là đối tượng khách hàng hướng tới là ai? Nếu lựa chọn shophouse tại các dự án bất động sản có vị trí trung tâm thì đối tượng chính là dân cư, người dân xung quanh khu vực đó. Còn nếu shophouse nằm tại các dự án nghỉ dưỡng thì khách hàng chính là khách du lịch, khách nước ngoài.
Lường trước những rủi ro có thể xảy ra khi mua shophouse
Đối với loại hình đầu tư này, ngoài việc tính đến lợi nhuận sẽ đạt được, nhà đầu tư còn cần lường trước những rủi ro có thể xảy ra để hạn chế và phòng tránh. Cụ thể, những rủi ro khi mua shophouse mà nhà đầu tư cần lưu ý tránh đó là: Thứ nhất, giá trị thực và yếu tố thanh khoản.
Thứ hai, các căn shophouse thường có mức giá đầu tư cao hơn so với căn hộ thông thường ít nhất 20%, vì vậy nhà đầu tư phải có những bước tính toán cẩn thận về khả năng thanh khoản cũng như lợi nhuận kỹ càng để tránh mua phải giá cao, đặc biệt đối với các dự án shophouse cao cấp, nổi bật.
Thứ ba, lưu ý về thời hạn sử dụng. Rào cản của shophouse là có những loại hình chỉ có thời hạn sử dụng 50 năm. Do đó, cần phân biệt loại Shophouse có thời hạn 50 năm và loại có thời gian sử dụng lâu dài để tránh mua nhầm. Vấn đề thời hạn đối với nhà đầu tư mua bán shophouse sinh lời không đáng ngại, nhưng với nhà đầu tư lướt sóng thì rất có thể đây sẽ là vấn đề cần được quan tâm.
Trong trường hợp này cần tìm hiểu kỹ về pháp lý, nhà Shophouse hay căn hộ Shophouse chung cư và có thể tìm hiểu về cam kết của chủ đầu tư về việc gia hạn thêm thời hạn sử dụng là bao nhiêu năm.
Lưu ý về quyền chuyển nhượng shophouse
Xét về mặt pháp lý, căn hộ shophouse là loại hình bất động sản được phép giao dịch bình thường nếu đảm bảo điều kiện về sở hữu. Các thủ tục mua bán, sang nhượng shophouse cũng được tiến hành giống như hình thức mua bán căn hộ chung cư nếu như shophouse nằm ở khối đế tòa nhà chung cư hoặc giống như mua bán nhà đất nếu shophouse là biệt thự liền kề, thuộc các dãy phố của khu đô thị đã được quy hoạch trước đó.
Vì vậy, nhà đầu tư cần tìm hiểu về hình thức chuyển nhượng mất phí và không mất phí với nhà shophouse. Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần chú ý đến một số vấn đề trong hợp đồng mua bán căn hộ shophouse như: Giá mua bán căn hộ shophouse đã được hai bên thống nhất; Thời hạn bàn giao căn hộ shophouse; Chất lượng công trình bàn giao ( loại vật liệu, nội ngoại thất, điều kiện bàn giao khác); Giá quản lý, phí dịch vụ, điện nước, đơn vị quản lý vận hành; Các điều khoản, quy định, mặt hàng nào được và không được phép kinh doanh.
Các chuyên gia khuyến cáo, dù có nhiều ưu điểm nhưng đầu tư shophouse cũng có những rủi ro mà người mua cần lưu ý để phòng tránh. Chẳng hạn như, căn hộ shophouse thường có giá đầu tư cao hơn căn hộ bình thường ít nhất 20%, nên nhà đầu tư cần tính toán cẩn thận về tính thanh khoản cũng như lợi nhuận.
Bên cạnh đó, khi mua shophouse để đầu tư, nên ưu tiên chọn sản phẩm của các chủ đầu tư uy tín bởi họ có chiến lược phát triển, quản lý dự án tốt, tạo được cộng đồng cư dân - đây cũng chính là khách hàng tiềm năng của nhà đầu tư sau này khi dự án đi vào hoạt động.