Biến thể phụ BA.5 của Omicron gây gia tăng số ca nhiễm tại châu Âu đã xuất hiện tại Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Sự lây lan của biến thể Omicron khiến doanh số bán thuốc ho tăng mạnhĐau đầu là dấu hiệu ban đầu của biến chủng Omicron: Tuyệt đối không thể coi thườngTP Hồ Chí Minh thực hiện lấy mẫu ngẫu nhiên nhằm sàng lọc biến chủng OmicronTheo dõi chặt hai biến thể phụ mới BA.4 và BA.5
Theo tuoitre.vn, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin, trong 2 tháng qua tại Việt Nam đã ghi nhận 142.000 ca mắc Covid-19, tỷ lệ tử vong/mắc giảm thấp.
Ông Lân nói: “Hiện nay, biến thể phụ phụ BA.2 của Omicron vẫn chiếm ưu thế. Mới đây, qua giải mã trình tự gene đã phát hiện biến thể phụ BA.5 xuất hiện tại Việt Nam. Điều này đã được cảnh báo trước đó, việc xâm nhập chủng mới là tất yếu do sự mở cửa giao lưu về kinh thế, thực hiện bình thường mới. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục theo dõi diễn biến của các biến chủng mới và thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO)”.
Tháng 1/2022, biến thể phụ BA.5 được phát hiện lần đầu tại Nam Phi. Qua các đợt bùng phát dịch, dịch trở nên nghiêm trọng hơn với các biến thể lây lan nhanh và hiểm (như biến thể Delta) khi các biện pháp phòng chống trong các đợt dịch trước đó không còn phát huy hiệu quả cao như mong đợi.
"Trung tâm Kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Châu Âu nhận định, biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều nước Châu Âu và gia tăng tại một số nước trong những tuần gần đây, đồng thời khuyến cáo các quốc gia cần duy trì biện pháp ứng phó như tiêm vắc-xin tăng cường, mũi nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm", GS.TS Phan Trọng Lân thông tin.
Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, hiện nay thế giới vẫn đang tiếp tục đánh giá về tính lây lan của hai biến thể phụ mới BA.4, BA.5 của Omicron. Một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu cho thấy hai biến thể phụ mới này có tốc độ lây lan nhanh hơn biến thể BA.1 và BA.2.
Hiện chưa có bằng chứng cụ thể về khả năng gây bệnh nặng của 2 biến thể phụ BA.4 và BA.5. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu tại khu vực châu Phi cho thấy có biểu hiện tăng nặng so với các biến thể cũ. Mặc dù vậy, cần có thêm các nghiên cứu tại khu vực châu Âu và châu Mỹ để có thể đi đến kết luận về khả năng gây bệnh nặng của 2 biến thể mới này.
Vắc-xin vẫn là tấm lá chắn bảo vệ cộng đồng
Tổ chức Y tế Thế giới nhận định, đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn trên toàn cầu. Cùng với đó là cảnh báo về những biến chủng mới có thể xuất hiện làm dịch bệnh trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Biến chủng phổ biến hiện nay là Omicron nhưng đây chưa phải là biến thể cuối cùng. Vì vậy, các quốc gia cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19 như giám sát cộng đồng, tiêm vắc-xin,...
Các nghiên cứu trên thế đã ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cơ bản giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm. Đặc biệt, đối với biến chủng Omicron, hiệu quả bảo vệ của vắc-xin giảm rất nhanh do nồng độ kháng thể cần thiết để trung hòa vi-rút ở mức cao hơn so với các biến chủng vi-rút SARS-COV-2 xuất hiện trước.
“Do vậy những người đã tiêm mũi cơ bản nếu không tiêm mũi nhắc vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Để phòng, chống Covid-19 vắc-xin vẫn là lá chắn bảo vệ cộng đồng trong thời gian tới”, ông Lân nhấn mạnh.
Đặc biệt là những người thuộc nhóm có nguy cơ cần tiêm đúng lịch, đủ liều các mũi vắc-xin phòng Covid-19 nhắc lại theo khuyến cáo để có thể tăng cường miễn dịch chống lại các biến thể mới trong tương lai.
Tại cuộc gặp mặt cung cấp thông tin, ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, trong công văn ngày 5/4/2022 công bố kết luận của Thủ tướng nêu rõ, hiệu quả của vắc-xin trong công tác phòng, chống Covid-19.
Ông Dương nói: “Chúng ta có thể phân tích các con số để thấy hiệu quả vắc-xin”. Cụ thể, khi làn sóng dịch lần thứ 4 bùng phát từ ngày ngày 27/4/2021 cho đến nay khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, cả nước ghi nhận trên 32.000 ca tử vong do Covid-19. Trong đó, số người đã tiêm đủ liều vắc-xin chỉ chiếm 7,3%. Số người tiêm 1, 2 mũi vắc-xin chiếm 29,8%. Số người chưa tiêm vắc-xin lên tới 52%. Đây là những con số “biết nói” cho chúng ta thấy rất rõ hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19 mang lại.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết thêm: “Thời điểm trước, chúng ta chưa đủ vắc-xin bao phủ, đặc biệt trong đợt dịch tại TP Hồ Chí Minh vì vậy số ca tử vong cao. Ngay khi có vắc-xin, chúng ta nên cố gắng tiêm đầy đủ”.
Theo ông Dương, cho đến nay, hiệu quả của mũi vắc-xin thứ 3 đã suy giảm. Bởi một nghiên cứu gần đây của Mỹ đã chỉ ra, hiệu quả tiêm mũi thứ 3 của vắc-xin phòng Covid-19 có tác dụng trong vòng 3 tháng, sau tháng thứ 3, hiệu quả giảm đi nhiều. Sau đó hiệu quả giảm dần, thậm chí, chỉ còn 10-20%.
Vì vậy, việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi 4 là rất cần thiết. Ông Ánh Dương nếu kết quả nghiên cứu của một tạp chí y khoa hàng đầu thế giới về hiệu quả mũi thứ 4 có 5 cấp độ bảo vệ khỏi các triệu chứng do Covid-19 gây ra. Cụ thể, mũi vắc-xin phòng Covid-19 thứ 4 bảo vệ nguy cơ nặng nguy kịch là 60%.
“Rất nhiều quốc gia đi đầu đã tiến hành tiêm mũi thứ 4 và đưa ra kết quả này”, ông Dương khẳng định.
Mới đây, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng, nhằm tạo thuận lợi và thống nhất trong quá trình tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng và trên cơ sở các hướng dẫn đã ban hành. Theo đó, có 3 nhóm đối tượng tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4). Một là người từ 50 tuổi trở lên. Hai là người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng.
Ba là người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.
Loại vắc-xin sử dụng để tiêm liều nhắc lại lần 2 là vắc-xin mRNA (vắc-xin Pfizer hoặc Moderna); vắc-xin AstraZeneca; vắc-xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1).
Khoảng cách tiêm mũi 4 là ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1).
Đối với người đã mắc Covid-19 sau tiêm mũi 3 thì tiêm liều nhắc lại lần 2 sau khi mắc 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3.