BĐS Thanh Hóa vắng bóng nhà đầu tư, nhiều người chấp nhận cắt lỗ tới 20%
BÀI LIÊN QUAN
Giá vàng nhẫn tăng vọt lên vùng cao nhất 2 tháng, nhà đầu tư lãi 1,5 triệu đồng/lượng sau 1 tuầnMạnh tay bỏ chục tỷ đầu cơ nhà liền kề, biệt thự nhà đầu tư đang phải còng lưng gánh nợBĐS miền Bắc bị đẩy giá lên cao, nhà đầu tư đang đổ về "vùng trũng" nàyThị trường bất động sản Thanh Hóa đầu năm 2022 rơi vào trạng thái sốt đất cục bộ khi mức giá tăng mạnh, lượng giao dịch mua - bán cũng gia tăng theo. Hiện tượng này ghi nhận ở nhiều phân khúc như shophouse, đất nền đấu giá, nhà ở, đất nền dự án đô thị. Đặc biệt với căn hộ nhà ở xã hội, đất nền đấu giá hay nhà phố thương mại, đều là loại hình ghi nhận mức độ quan tâm lớn của nhà đầu tư.
Nguyên nhân của tình trạng sốt cục bộ tại thị trường bất động sản Thanh Hóa được cho là do các dự án mới của tập đoàn địa ốc quy hoạch và phê duyệt ồ ạt cùng hạ tầng giao thông được đầu tư.
Có thể kể đến một số ông lớn đổ bộ vào Thanh Hóa như Tập đoàn Sun Group, Flamingo, Sao Mai, Đất Xanh Miền Bắc, Tecco, T&T, BRG, Mường Thanh, TNG, Danko, Xuân Thiện, May - Diêm Sài Gòn, Sacoland, A&T Việt Nam… với đề xuất đầu tư các dự án quy mô lớn.
Tuy nhiên, đến nay, cùng với nhịp trầm chung của thị trường bất động sản, thị trường Thanh Hóa đang rơi vào cảnh trầm lắng, lượng giao dịch giảm hẳn.
Giai đoạn đầu, giá bất động sản tại Thanh Hóa vẫn neo ở mức thời đỉnh sốt dù giao dịch hạ. Một số giao dịch tập trung chủ yếu ở phân khúc nhà ở xã hội và đất nền. Trong khoảng 3 tháng trở lại đây, đã có nhà đầu tư cắt lỗ, thị trường vắng bóng khách khảo sát đất. Điều này trái ngược hoàn toàn với cảnh nhộn nhịp khi hàng dài ô tô xếp hàng, nhân viên môi giới và nhà đầu tư nô nức đi xem, giao dịch trong giai đoạn sốt đất vừa qua.
Nhiều khu vực trước đây có sức "nóng", rất sôi động và có lượng giao dịch bất động sản nhiều cũng như được nhà đầu tư săn đón như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Đông Sơn, huyện Hà Trung và huyện Quảng Xương... giờ cũng rơi vào cảnh "vắng bóng người xem".
Theo tiết lộ của một sàn giao dịch bất động sản tại Thanh Hóa, 2 tháng vừa qua, văn phòng này tiếp nhận rất nhiều khách hàng nhờ bán đất nền, biệt thự, nhà phố. Tất cả những sản phẩm này đều được mua trong thời điểm sốt đất nên giá thường khá cao. Thậm chí có khách hàng chấp nhận cắt lỗ từ 10 - 20%, đồng thời sẵn sàng chi tiền hoa hồng cho môi giới ở mức cao hơn để thoát hàng, thu hồi vốn.
Theo chia sẻ của lãnh đạo sàn giao dịch này, nguyên nhân bất động sản nghỉ dưỡng tại Thanh Hóa "ế ẩm" là do du lịch tại đây tập trung từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm. Mặt khác, do cơn sốt đi qua thì bất động sản hiện đã hạ nhiệt. Ngoài việc mức giá chững lại chung thì một số nơi còn ghi nhận tình trạng rớt giá thê thảm.
Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch thường trực CLB Bất động sản Hà Nội, thị trường bất động sản trước đó diễn biến nóng, không ít người đã vay tiền để lướt sóng, đầu tư. Đến nay khi thị trường chững lại, giao dịch khó, nhiều người vẫn đang bị mắc kẹt. Tuy nhiên, gần đây việc lãi suất ngân hàng đang tăng lên, điều này không tốt cho thị trường bất động sản, khiến các nhà đầu tư cân nhắc, không dám xuống tiền.
Sốt nóng thời gian qua chủ yếu do thổi giá, đầu cơ mà không có nhu cầu thực. Do đó, khả năng tình trạng bán tháo, giảm giá mạnh thời gian tới là rất cao với các thị trường từng bị thổi giá, xảy ra sốt đất. Còn tại các trung tâm lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh dù giá xung tăng nóng những năm gần đây nhưng nhu cầu thực vẫn rất lớn, trong khi đó nguồn cung khan hiếm nên ít bị ảnh hưởng hơn.