meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản Việt Nam liên tiếp đón nhận nguồn vốn từ các doanh nghiệp ngoại

Thứ năm, 21/07/2022-16:07
Tuy còn tồn tại nhiều vướng mắc cần nhanh chóng được tháo gỡ, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư quốc tế ưu ái, đánh giá là có tốc độ tăng trưởng vượt bậc khiến họ phải tăng tốc tham gia vào thị trường này.

Theo Zingnews, kể từ đầu năm 2022, nguồn vốn FDI chảy vào bất động sản Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Thống kê số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, vốn FDI vào BĐS vẫn duy trì vị trí thứ 2 với tổng mức đầu tư trên 3,15 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đăng ký đầu tư. Giới chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư quốc tế vẫn ưu ái và đặt niềm tin vào môi trường đầu tư tại Việt Nam, cụ thể với lĩnh vực BĐS, đây là ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia và có sức tăng trưởng bền vững.

Ông Andrew Lee - Quản lý cấp cao Bộ phận Phát triển kinh doanh thị trường Hàn Quốc của Savills Việt Nam nhìn nhận, Việt Nam được đánh giá là điểm đến lý tưởng của các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động và tránh thuộc vào một quốc gia trong chuỗi cung ứng. Những địa phương có ưu thế về vị trí địa lý như gần cảng biển, biên giới và có hệ thống giao thông phát triển sẽ là điểm đến rất hấp dẫn.

Đà Nẵng chào đón cơ hội thu hút nguồn vốn FDI chất lượng

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thực tế đã tạo ra một lực đẩy rất quan trọng cho sự phát triển vượt bậc của thành phố Đà Nẵng. Giữa bối cảnh phức tạp như hiện nay của thế giới, Đà Nẵng với những lợi thế tiềm năng, cơ hội của mình vẫn có khả năng thu hút được những nguồn vốn đầu tư FDI chất lượng một cách hiệu quả nhất.

6 tháng đầu năm, bất động sản hút hơn 3 tỷ USD vốn FDI

Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 14,03 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực chế biến, chế tạo chiếm hơn 8 tỷ USD. Đặc biệt, lĩnh vực bất động sản thu hút được 3,15 tỷ USD, đứng ở vị trí thứ hai.

Tài sản của các tỷ phú vẫn tăng mạnh trong năm 2021, dân số giàu Việt Nam dự tăng 40,8% nhờ nguồn vốn FDI

Theo ghi nhận, TP. Hồ Chí Minh vẫn sẽ chứng kiến sự tập trung của người giàu bởi vì 1/3 dân số siêu giàu sống ở các thành phố, trong khi đó 2/3 còn lại rải rác toàn Việt Nam. Đáng chú ý, trong bối cảnh đại dịch, tổng tài sản của các tỷ phú vẫn tăng đáng kể. Những luận điểm trên cho thấy được tiềm năng của kênh đầu tư giá trị lớn và bất động sản tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều.

Những địa phương có ưu thế về vị trí địa lý sẽ là điểm đến rất hấp dẫn
Những địa phương có ưu thế về vị trí địa lý sẽ là điểm đến rất hấp dẫn

Cách đây hơn 10 năm, là một trong những nhân sự đầu tiên của tập đoàn Tokyu Corporation (Nhật Bản) đến Việt Nam, ông Oh Dong Kun - Tổng giám đốc đại diện Tokyu Corporation tại Việt Nam đã có những nhận xét về Việt Nam đang là thị trường bất động sản sôi động bậc nhất khu vực châu Á. Đây cũng chính là nguyên nhân mà dù đã có hàng loạt dự án dân cư, thương mại, dịch vụ thành phố Bình Dương hợp tác cùng Becamex IDC, thì mới đây Tokyu một lần nữa công bố thành lập liên danh với Tập đoàn Danh Khôi nhằm triển khai dự án căn hộ nghỉ dưỡng The Meraki (Bà Rịa - Vũng Tàu). Trong đó, vốn góp của Tokyu là 49% còn Danh Khôi là 51%.

Những nhân tố thu hút vốn FDI

Ông Oh Dong Kun cho rằng thị trường Việt Nam như một “đứa trẻ đang lớn”. Trong quá trình trưởng thành chắc chắn sẽ gặp nhiều trắc trở, tuy nhiên quan trọng là các doanh nghiệp phải có sự kiên nhẫn và tiềm lực để đối diện với nó, chờ đợi sự phát triển vượt bậc của thị trường. "Yếu tố hấp dẫn nhất của thị trường bất động sản Việt Nam là tính tăng trưởng. Tôi nhớ năm 2011 khi chúng tôi bắt đầu tìm hiểu, số lượng căn hộ ở TP.HCM chưa đầy 10.000 căn, nhưng đến năm 2018 đã lên tới hơn 40.000. Từ đây có thể thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Việt Nam" - Ông Oh Dong Kun chia sẻ.

Vì lý do này, ông Oh cho rằng các tập đoàn nước ngoài sẽ tiếp tục tiến vào Việt Nam. Nhưng do nhận thấy thị trường nhà ở đã đạt ngưỡng, Tokyu Corporation đã định hướng hiện tại sẽ tập trung vào phân khúc văn phòng. Trước hết có thể bắt đầu từ các thị trường truyền thống như Hà Nội, TP. HCM, tiếp đó sẽ tới Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang…

Dưới mắt quan sát của ông Đỗ Duy Thành, Quản lý Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Hà Nội, bất kỳ phân khúc nào của thị trường BĐS Việt Nam cũng là “miếng bánh” hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.


BĐS công nghiệp đang ngày càng thu hút nguồn vốn FDI
BĐS công nghiệp đang ngày càng thu hút nguồn vốn FDI

Theo ông Thành, BĐS công nghiệp đang ngày càng thu hút nguồn vốn FDI trong ngành chế biến, chế tạo, thì tốc độ đô thị hóa cùng sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung - thượng lưu đã thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu về nhà ở. Xu hướng đầu tư vào nhà ở và văn phòng đang được củng cố vững chãi hơn khi giá thành tại Hà Nội và TP. HCM vẫn còn mềm hơn so với khu vực như Thượng Hải, Thẩm Quyến, Singapore… Cùng với đó, thị trường BĐS nghỉ dưỡng, nhất là phân khúc chăm sóc sức khỏe vẫn còn khá mới tại Việt Nam. Vì vậy đây sẽ là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nhanh nhạy.

Như số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố, BĐS là lĩnh vực đứng thứ hai về thu hút vốn FDI khi đạt hơn 3,15 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng số vốn đăng ký trong 6 tháng đầu năm 2022. Tính riêng tháng vừa qua, thị trường đã có thêm những thông tin khá tích cực. Nổi bật là Gaw NP Capital (Hong Kong) thuê lại 17 ha đất tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Hải Phòng). Doanh nghiệp này đang mở rộng danh mục đầu tư của họ từ 49ha lên 100ha đất trong năm nay.

Hay như Tập đoàn Kajima (Nhật Bản) đã chính thức đưa thương hiệu Mỹ Core5 vào Việt Nam thông qua liên danh với Indochina Capital. Theo dự kiến, Indochina Kajima sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào lĩnh vực này trong vòng 5 - 7 năm tới tại Việt Nam. CapitaLand (Singapore) mới đây đã thâu tóm 9ha đất nhằm xây dựng khu phức hợp ở TP Thủ Đức (TP.HCM); Central Retail (Thái Lan) cũng mới công bố kế hoạch đầu tư 20.000 tỷ đồng vào BĐS Việt Nam, trong đó sẽ phát triển dự án phức hợp, trung tâm thương mại.

Đối với BĐS nghỉ dưỡng, tập đoàn khách sạn IHG (Anh) liên tục ký kết với các doanh nghiệp Việt để tăng thêm số lượng thương hiệu và khách sạn với mục tiêu đến năm 2027 sẽ có thêm 20 dự án khách sạn tại Việt Nam.

Những rào cản cần loại bỏ

Dù trước mắt là những tín hiệu rất tích cực, nhưng các chuyên gia và doanh nghiệp cũng phải thừa nhận dòng vốn FDI vào BĐS Việt Nam còn gặp nhiều thách thức. Ông Đỗ Duy Thành cho biết có 2 trên 3 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện là các doanh nghiệp lớn, hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng hơn. Nhưng nhìn tổng thể thì số vốn FDI qua từng năm lại không được giải ngân như đã cam kết.


Vướng mắc tới từ hệ thống pháp luật
Vướng mắc tới từ hệ thống pháp luật

Nguyên nhân lớn nhất phải nhắc đến chính là hệ thống pháp lý trong nước. Ông Thành lấy ví dụ, với loại hình condotel, officetel dù rất thu hút sự quan tâm nhưng lại chưa có một khung pháp lý hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, thời gian thực hiện thủ tục hành chính kéo dài, phức tạp. Ông Oh Dong Kun cho biết, tập đoàn chưa thực sự hài lòng về chất lượng môi trường đầu tư của Việt Nam. Đây cũng là một phần nguyên nhân mà Tokyu ưu tiên hợp tác với các doanh nghiệp nội địa để thực hiện dự án.

"Đặc trưng của chúng tôi là phát triển đô thị, do đó buộc phải bám sát vào những yếu tố địa phương. Đối tác Việt Nam có thế mạnh về điểm này, đặc biệt họ có quỹ đất sạch và rành thủ tục hành chính. Còn chúng tôi có kinh nghiệm và kỹ thuật, chứ không chỉ đơn thuần góp vốn. Sự tham gia ngay từ khi có quỹ đất có thể mất nhiều thời gian, nhưng quan trọng là hai bên minh bạch mọi thông tin và cùng bàn bạc để nâng cao chất lượng sản phẩm" - Ông Oh cho hay.

Nhiều chuyên gia cho hay, các điều khoản tại Luật Nhà ở, Luật Đất đai hay Luật Kinh doanh Bất động sản hiện tại vẫn có sự chồng chéo và chưa thống nhất. Điều này gây ra sự ách tắc mà đến nay chính quyền vẫn chưa giải quyết triệt để. Đây cũng là yếu tố gây cản trở sự phát triển của những thương vụ M&A trong lĩnh vực BĐS

Do đó, để thị trường BĐS phát triển lành mạnh, ổn định thì không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI hoạt động thuận lợi mà còn phải có những giải pháp căn cơ hơn nhằm khơi thông dòng tín dụng từ ngân hàng chứng khoán, trái phiếu để các nhà đầu tư chủ động được nguồn vốn phát triển dự án.

Nhận xét về cơ chế quản lý, theo ông Thành, pháp luật điều chỉnh các loại hình BĐS mới cần được rà soát, chính sách đầu tư nước ngoài cũng phải được điều chỉnh để bắt kịp những biến động trên thị trường toàn cầu. Cùng với đó, chất lượng hệ tầng, giao thông phải được cải thiện và nâng cao. "Việc chọn lọc nhà đầu tư nước ngoài cũng cần được triển khai kỹ càng và đảm bảo, thông qua thẩm định khả năng tài chính, tổng vốn đầu tư, các dự án đã thực hiện, uy tín doanh nghiệp và tiêu chí đầu tư" - Ông Thành nhấn mạnh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước