Bất động sản Quảng Ngãi quý III/2022: Ế ẩm nhưng vẫn không giảm giá
Cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp
Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần có thêm cơ chế hơn là hỗ trợ tài chính hay các hỗ trợ ngắn hạn. Điều này sẽ giúp thị trường phát triển một cách ổn định.
Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi mới đây đã ban hành báo cáo về thị trường nhà ở và bất động sản trên địa bàn tỉnh trong quý III/2022.
Theo báo cáo, trong quý III vừa qua, vì ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau như giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, các ngân hàng vẫn thắt chặt tín dụng cho vay đầu tư bất động sản đã khiến lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn khi khai thác đầu tư và xây dựng.
Quảng Ngãi chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị hơn 300 tỷ đồng
Dự án Chỉnh trang đô thị khu Bắc núi Thiên Bút có diện tích hơn 20.089 m2 tại phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi. Sau khi hoàn thành dự án cung cấp 28 căn biệt thự cho thị trường bất động sản Quảng Ngãi.Đường Quảng Ngãi một mình một sân chơi trong mảng sữa đậu nành: Điểm hấp dẫn “trí mạng” đối với Nutifood
Trong khi những công ty khác vẫn đang vật lộn từng ngày để giành giật từng miếng thị phần trong mảng sữa bột, sữa nước với những “ông lớn” khó có thể vượt qua như Vinamilk, TH True Milk hay Dutch Lady,… thì Đường Quảng Ngãi lại gần như nắm trong tay thị phần của mảng sữa đậu nành.Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2030 có gần 50 triệu m2 sàn nhà ở
Để hoàn thành mục tiêu phát triển thêm 9.764.000 m2 sàn nhà ở từ nay đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi sẽ cần huy động 120.000 tỷ đồng.Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho hay, động thái siết chặt tín dụng cho vay bất động sản của các ngân hàng là để tránh đầu cơ và cũng tác động tới hoạt động kinh doanh của các chủ đầu tư trong ngắn hạn.
Ngoài ra, những dự án bất động sản tại Quảng Ngãi đang trong quá trình đăng ký thực hiện thủ tục đầu tư, vẫn chưa có dự án nào tìm được nhà đầu tư để bắt đầu triển khai thực hiện.
Trong khi những thủ tục về lựa chọn nhà đầu tư dự án và giao đất cho nhà đầu tư sau khi đã trúng đấu thầu dự án vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo gây ra lúng túng khi triển khai dự án.
Trong thời gian qua, Nhiều chính sách hay quy định của pháp luật đã được cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Tuy nhiên vẫn chưa thể thích ứng ngay với thị trường. Nhất là các vướng mắc đầu tư, kinh doanh bất động sản thường liên quan tới nhiều luật, khó có thể sửa chữa trong thời gian ngắn.
Cụ thể, quy định tại Điều 169, 191, 193 Luật Đất đai 2013, cho phép doanh nghiệp "nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư”, bao gồm “đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở”.
Tuy nhiên, quy định tại Điều 23 Luật Nhà ở lại không công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với những doanh nghiệp chỉ sở hữu đất nông nghiệp hoặc chỉ có đất phi nông nghiệp không phải đất ở. Vì vậy sẽ không phù hợp với quy định của Điều 169, 191, 193 Luật Đất đai 2013.
Nhằm tháo gỡ những vướng mắc này, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ Xây dựng cùng nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh các chính sách, nhất là những vấn đề có liên quan tới luật và phê duyệt dự án.
"Các doanh nghiệp bất động sản cần có thêm cơ chế hơn là việc hỗ trợ tài chính hay những hỗ trợ trong ngắn hạn. Điều này sẽ giúp thị trường phát triển một cách ổn định, bền vững" - Trích từ nội dung trong văn bản của Sở Xây dựng Quảng Ngãi.
Thêm một khó khăn khác của các doanh nghiệp bất động sản là Ngân hàng Nhà nước hiện nay đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro, trong đó có bất động sản. Các doanh nghiệp địa ốc đặt kỳ vọng cao vào việc phát hành trái phiếu nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn khi đi vay ngân hàng.
Bởi đối với những dự án bất động sản thì chủ đầu tư phải huy động số vốn bằng 80 - 85% tổng mức đầu tư dự án có sử dụng đất (theo khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)
Như vậy, ngoài nguồn vốn của chủ sở hữu ban đầu thì trong giai đoạn triển khai dự án (chưa đủ điều kiện huy động vốn từ người mua khi bán nhà ở được hình thành trong tương lai), chủ đầu tư cần có thêm nguồn bổ sung, nhất là nguồn vốn tín dụng và những nguồn khác trên thị trường.
Nếu siết cả 2 kênh đầu tư lớn là trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng thì sẽ gây ra thiếu hụt nguồn vốn đầu tư lớn.
Vì vậy, Sở Xây dựng Quảng Ngãi kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho các doanh nghiệp bất động sản có thể tiếp cận vốn tín dụng và những nguồn vốn có trên thị trường theo quy định.
Người dân vẫn chuộng đất nền
Báo cáo tình hình thị trường bất động sản tỉnh Quảng Ngãi, Sở Xây dựng tỉnh cho biết trong quý vừa qua, hầu hết các giao dịch bất động sản đều xuất phát từ mua bán các lô đất thổ cư. Trong đó, các dự án bất động sản còn nhiều hàng tồn kho nhưng giá bán vẫn neo cao. Điều này khiến cho người dân có nhu cầu thực khó khăn khi giải ngân.
Trong quý III/2022, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đã cấp phép mới cho 6 dự án nhà ở thương mại, bao gồm: Khu dân cư Nhân Hòa (4,96ha); Khu đô thị Bàu Giang (49,5ha); Khu dân cư Nam Hùng Vương (9,5ha); Khu đô thị mới Nam Trường Chinh (43,8ha); Khu dân cư phía Bắc đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Quảng Ngãi (4,99ha); Khu dân cư An Thường kết hợp chỉnh trang đô thị (9,55ha); 01 dự án nhà ở thu nhập thấp đang triển khai.
Về dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện nay đang có 19 dự án liên quan tới nhà ở lưu trú đối với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, cụ thể là:
14 dự án đã được cấp phép chủ trương đầu tư và đang trong quá trình triển khai thực hiện có quy mô 307,97ha, trong đó các khu chức năng bổ trợ hoạt động du lịch nghỉ dưỡng có quy mô 103,9ha; 5 dự ân đã hoàn thành với tổng quy mô 57,2ha, các khu chức năng bổ trợ hoạt động du lịch nghỉ dưỡng có quy mô 23,22ha.
Về giá bán, nhà ở riêng lẻ đang được rao bán từ 10 - 15 triệu đồng/m2, mặt bằng thương mại cho thuê từ 400 - 800 nghìn đồng/m2/tháng…