meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đường Quảng Ngãi một mình một sân chơi trong mảng sữa đậu nành: Điểm hấp dẫn “trí mạng” đối với Nutifood

Chủ nhật, 11/09/2022-10:09
Trong khi những công ty khác vẫn đang vật lộn từng ngày để giành giật từng miếng thị phần trong mảng sữa bột, sữa nước với những “ông lớn” khó có thể vượt qua như Vinamilk, TH True Milk hay Dutch Lady,… thì Đường Quảng Ngãi lại gần như nắm trong tay thị phần của mảng sữa đậu nành.

Trong khoảng thời gian từ ngày 18/8 cho đến ngày 22/8, CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood Bình Dương đã tiến hành mua vào hơn 3,6 triệu cổ phiếu QNS của CTCP Đường Quảng Ngãi. Với động thái này, Nutifood Bình Dương đã nâng mức nắm giữ cổ phần từ 3,42% lên 4,44%. Cùng với công ty mẹ là CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood, tổng cộng nhóm Nutifood đã nắm giữ 8,04% cổ phần tại QNS.

Trước đây, từng có khá nhiều tin đồn về việc sẽ có một nhân tố mới tham gia vào nhóm cổ đông của Đường Quảng Ngãi. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của công ty này, các cổ đông cũng đã thông qua việc ông Nguyễn Văn Đông tham gia vào thành viên HĐQT độc lập của QNS. Đáng chú ý, ông Đông là người đại diện cho 29,35 triệu cổ phiếu QNS, con số này tương đương với 8,22% vốn cổ phần thời điểm đó.

Ngoài ra, ông Đông còn là một chuyên gia M&A tại Chứng khoán Rồng Việt (VDSC). Đây là đơn vị từng tham gia tư vấn cho một công ty thành viên của Nutifood là CTCP Cà phê Phước An (CPA). Do đó, có nhiều khả năng ông Đông là người đại diện cho VDSC, nhưng cũng rất có thể là người đứng tên cho một nhóm cổ đông khác. 


Trong tất cả những ngành hàng thì mảng sữa đậu nành Vinasoy cùng với thương hiệu Fami đang được coi là con “gà đẻ trứng vàng” của Đường Quảng Ngãi. Ảnh minh họa
Trong tất cả những ngành hàng thì mảng sữa đậu nành Vinasoy cùng với thương hiệu Fami đang được coi là con “gà đẻ trứng vàng” của Đường Quảng Ngãi. Ảnh minh họa

Thời gian gần đây, việc Nutifood liên tục âm thầm thu gom cổ phần của QNS, dần dần lộ diện trong nhóm cổ đông của công ty này đã làm dấy lên nhiều tin đồn, rằng Đường Quảng Ngãi sẽ đổi chủ trong thời gian tới. Tuy nhiên, ban lãnh đạo QNS đã nhanh chóng phủ nhận tin đồn, khẳng định đây chỉ đơn giản là sự sang tay nội bộ mà thôi. 

Được biết, tiền thân của QNS chính là Công ty Đường Quảng Ngãi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được thành lập vào những năm 70 của thế kỷ trước. Đến đầu năm 2016, Đường Quảng Ngãi chính thức được cổ phần hóa, sau đó đi vào hoạt động như một công ty cổ phần. Hoạt động sản xuất của công ty gắn liền với nhiều thương hiệu như: đường An Khê, nước khoáng Thạch Bích, bia Dung Quất, bánh kẹo Biscafun… Không những thế, QNS còn sản xuất điện sinh khối.

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2021, doanh thu hàng năm của Đường Quảng Ngãi trên mức 7.000 tỷ đồng, ngoại trừ 2 năm là 2014 và 2020. Năm 2018, công ty lần đầu chạm mốc 8.000 tỷ đồng doanh thu - mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. Chính vì thế trong năm nay, QNS kỳ vọng sẽ tiếp tục thiết lập mức đỉnh năm nào. Ngoài ra, lợi nhuận của Đường Quảng Ngãi đều được duy trì ổn định ở trên 1.000 tỷ đồng. 

Mảng sữa đậu nành - “át chủ bài” của QNS

Trong tất cả những ngành hàng thì mảng sữa đậu nành Vinasoy cùng với thương hiệu Fami đang được coi là con “gà đẻ trứng vàng” của Đường Quảng Ngãi. Năm 2021, mảng này chiếm khoảng 55% doanh thu của đơn vị. Trong năm qua, dù ngành hàng FMCG tăng trưởng âm (-4,8%) nhưng ngành hàng sữa cùng với các sản phẩm từ sữa vẫn nhích nhẹ ở mức 1,2%. Riêng ngành sữa đậu nành lại giảm 4,1%. Trong bối cảnh này, năm 2021, sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành Vinasoy vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, so với năm 2020 vẫn tăng 8% và đạt 270 triệu lít. 

Tính đến cuối năm 2021, thương hiệu Vinasoy đã chiếm tới 90% thị phần sữa đậu nành có bao bì hộp giấy trên cả nước - một con số vô cùng ngoạn mục. Thậm chí thời điểm tháng 8/2021, con số này còn là 92,2%. Với tổng công suất lên đến 390 lít/năm, Đường Quảng Ngãi cũng góp mặt trong top 5 nhà sản xuất đậu nành lớn nhất trên thế giới. Sản phẩm sữa đậu nành Fami đã có mặt tại 1.000 cửa hàng ở châu Á, chủ yếu là ở Trung Quốc và Nhật Bản; ngoài ra còn được bày bán cả ở Mỹ và Hàn Quốc.

QNS cùng với mục tiêu nắm giữ thị phần sữa đậu nành đã liên tục đầu tư các vùng nguyên liệu cùng với các trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng. Đáng chú ý, Đường Quảng Ngãi có vùng nguyên liệu rộng lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long, đã thử nghiệm thành công tại cả miền Trung, Tây Nguyên, Bình Phước, Tây Ninh. Trong đó, QNS còn có trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.


Trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2021, doanh thu hàng năm của Đường Quảng Ngãi trên mức 7.000 tỷ đồng, ngoại trừ 2 năm là 2014 và 2020
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2021, doanh thu hàng năm của Đường Quảng Ngãi trên mức 7.000 tỷ đồng, ngoại trừ 2 năm là 2014 và 2020

Vinasoy lấn lướt, áp đảo so với những sản phẩm khác là nhờ QNS đã lai tạo thành công những giống đậu nành sở hữu năng suất vượt trội, chứa nhiều dinh dưỡng quý báu như omega 3, omega 6... Do đó, trong khi những công ty khác vẫn đang vật lộn từng ngày để giành giật từng miếng thị phần trong mảng sữa bột, sữa nước với những “ông lớn” khó có thể vượt qua như Vinamilk, TH True Milk hay Dutch Lady,… thì Đường Quảng Ngãi lại gần như nắm trong tay thị phần của mảng sữa đậu nành, và đây gần như là sân chơi độc quyền đối với thương hiệu Vinasoy. 

Bên cạnh “át chủ bài” là sữa đậu nành thì đường cũng là mảng đóng góp khá nhiều doanh thu cho Đường Quảng Ngãi. Doanh thu hoạt động thường của mảng này năm 2021 chiếm 21% tổng doanh thu và đạt 1.584 tỷ đồng; so với năm 2020 đã tăng 59%. Trong khi đó, lãi gộp cũng tăng gấp 11,7 lần và đạt 372 tỷ đồng. Đường Quảng Ngãi sở hữu vùng nguyên liệu mía An Khê (tỉnh Gia Lai) - được biết đến là vùng trồng mía lớn nhất nhì cả nước, sở hữu điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu vô cùng phù hợp để phát triển loại cây này. Vì thế, đây chính là nền tảng vững chắc để QNS kỳ vọng mảng đường trong thời gian tới sẽ có nhiều đột phá. 

Mới tháng 7 năm nay, báo cáo của Chứng khoán VCBS nhận định rằng, mảng sữa của Đường Quảng Ngãi trong nửa cuối năm nay được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 15% so với cùng kỳ nhờ mức nền năm 2021 khá thấp; đồng thời Vinasoy mới mở rộng danh mục sản phẩm, đồng thời tăng giá sản phẩm từ 5 đến 6%. Thế nhưng, biên gộp sữa đậu được dự đoán sẽ “kém sắc” hơn, nguyên nhân bởi QNS đã chốt giá cao trong quý 2, từ đầu tháng 6 giá đậu nành cũng bắt đầu giảm mạnh, điều này sẽ phản ánh rõ nét trong kết quả kinh doanh của quý 4 năm nay trở đi. 


Mới tháng 7 năm nay, báo cáo của Chứng khoán VCBS nhận định rằng, mảng sữa của Đường Quảng Ngãi trong nửa cuối năm nay được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 15% so với cùng kỳ nhờ mức nền năm 2021 khá thấp
Mới tháng 7 năm nay, báo cáo của Chứng khoán VCBS nhận định rằng, mảng sữa của Đường Quảng Ngãi trong nửa cuối năm nay được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 15% so với cùng kỳ nhờ mức nền năm 2021 khá thấp

Ngược lại, Thuế phòng vệ thương mại được ban hành giúp mảng đường của QNS kỳ vọng sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro từ việc giá nguyên liệu đậu nành biến động sẽ khiến biên gộp giảm sút. Ngoài ra, đối với mảng đường RS, diện tích mía đã tăng thêm ít hơn so với kỳ vọng trong khi đường RE hiện mới chỉ chạy khoảng 7% công suất thiết kế vì vẫn chưa tìm được giải pháp đường thô đầu vào.

Cơ cấu cổ đông vẫn còn phân mảnh

Tính đến cuối quý 2 năm nay, vốn điều lệ của Đường Quảng Ngãi là 3.569 tỷ đồng, so với năm 2006 đã tăng gấp 71 lần. Bên cạnh đó, cơ cấu cổ đông của công ty cũng khá phân mảnh. Tính tại ngày 15/2/2022, cổ đông lớn của QNS nắm 27,4% tổng tỷ lệ sở hữu, trong đó cổ đông tổ chức chiếm tới 23,1%. Thời điểm hiện tại, cổ đông lớn nhất của Đường Quảng Ngãi là Công ty TNHH MTV TM Thành Phát. Thành Phát là một công ty con do Đường Quảng Ngãi nắm giữ toàn bộ 100% cổ phần, vốn điều lệ của công ty này là 800 tỷ đồng. Thành Phát đang sở hữu 15,5% cổ phần của QNS, thế nên xét về bản chất những cổ phần này vẫn thuộc sở hữu của QNS.

Bên ngoài tổ chức, cổ phần còn lại của Đường Quảng Ngãi được phân ra cho các cổ đông cá nhân, trong đó bao gồm cả lãnh đạo công ty và người lao động bình thường. Theo QNS, cổ phần của công ty hiện đang được sở hữu bởi 7.000 cổ đông trong phạm vi cả trong nước và ngoài nước. 


Bên ngoài tổ chức, cổ phần còn lại của Đường Quảng Ngãi được phân ra cho các cổ đông cá nhân, trong đó bao gồm cả lãnh đạo công ty và người lao động bình thường
Bên ngoài tổ chức, cổ phần còn lại của Đường Quảng Ngãi được phân ra cho các cổ đông cá nhân, trong đó bao gồm cả lãnh đạo công ty và người lao động bình thường

Báo cáo quản trị nửa đầu năm nay cũng cho thấy, ban lãnh đạo Đường Quảng Ngãi cùng với những người có liên quan đang năm giữ hơn 12,43% cổ phần công ty. Hầu hết ban lãnh đạo của Đường Quảng Ngãi đều là những cổ đông sáng lập của công ty này, bao gồm ông Trần Ngọc Phương - Chủ tịch HĐQT; ông Võ Thành Đàng - Phó Chủ tịch. Ngoài ra còn có các Thành viên HĐQT là ông Nguyễn Hữu Tiến, ông Ngô Văn Tụ và ông Đặng Phú Quý. Đáng chú ý, những cổ đông cá nhân lớn khác của QNS là ông Nguyễn Đình Quế, bà Huỳnh Thị Ngọc Diệp, ông Nguyễn Thành Huy, ông Nguyễn Thế Bình đều là những người đang làm kiểm soát viên cùng với kế toán trưởng của công ty.

Có thể thấy, Đường Quảng Ngãi là một trong số ít những công ty có doanh thu và lợi nhuận không biến động nhiều qua các năm và thường xuyên có lãi. Bên cạnh đó, QNS còn áp dụng chính sách chia cổ tức bằng cổ phiếu đều đặn qua các năm, điều này khiến cho các cổ đông cá nhân của Đường Quảng Ngãi ít có động lực để bán đi, trái lại họ còn rất tích cực gom góp mua thêm cổ phiếu. 

Cụ thể, trong khoảng thời gian từ ngày 4/8 đến ngày 31/8, Chủ tịch Võ Thành Đàng - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Đường Quảng Ngãi đã đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu QNS, từ đó nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 7,32%. Điều đáng nói, trong khoảng thời gian từ ngày 30/6 – 29/7, ông Đàng cũng từng muốn mua 1 triệu cổ phiếu của QNS nhưng lại không thành công do “điều kiện thị trường chưa phù hợp”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

5 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

5 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

5 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

5 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

5 giờ trước