meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hai mặt trái ngược tại thị trường trà sữa: Người ở lại kẻ ra đi

Thứ bảy, 03/09/2022-16:09
Từ trước đến nay trong ngành trà sữa, câu chuyện thu hẹp quy mô hoạt động đã không còn gì lạ. Bất chấp tỷ suất lợi nhuận cao, trà sữa vẫn là một trong những ngành được đánh giá là có ít sự khách biển bởi những sản phẩm rất dễ bị sao chép.

Theo như số liệu được báo cáo về thị trường trà sữa cũng như các sản phẩm tương tự tại khu vực Đông Nam Á được công bố bởi Momentum Works, người Việt Nam đã chi khoảng gần 8.500 tỷ đồng cho việc mua trà sữa mỗi năm. Vì thế, hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu như mọi người chuyển 8.500 tỷ đồng sang mua gạo có thể giúp cho một nửa triệu người no đủ trong vòng 1 năm. Đồng thời, con số này cũng tương đương với mức thu nhập của hơn 2 triệu lao động Việt Nam nếu như tính theo mức thu nhập bình quân đầu người của năm 2021. 

Giải mã cơn sốt trà sữa trong thời gian qua

Được biết, trà sữa bắt đầu du nhập vào thị trường Việt Nam kể từ năm 2000, công thức khi đó cũng vô cùng đơn giản, chỉ là trà và sữa trộn cùng nhau, sau đó cho thêm các hạt trân châu. Cốc trà sữa đầu tiên có giá khoảng 10.000 đồng - một số tiền khá lớn thời điểm đó. Tuy nhiên, với hương vị thơm ngon, lạ vị và đậm đà, trà sữa trở thành thức uống xa xỉ đầy mộng mơ của những thế hệ sinh ra vào cuối những năm 8x. 


Được biết, trà sữa bắt đầu du nhập vào thị trường Việt Nam kể từ năm 2000, công thức khi đó cũng vô cùng đơn giản, chỉ là trà và sữa trộn cùng nhau, sau đó cho thêm các hạt trân châu. Ảnh minh họa
Được biết, trà sữa bắt đầu du nhập vào thị trường Việt Nam kể từ năm 2000, công thức khi đó cũng vô cùng đơn giản, chỉ là trà và sữa trộn cùng nhau, sau đó cho thêm các hạt trân châu. Ảnh minh họa

Thời điểm đó, thị trường trà sữa chủ yếu là những cửa hàng nhỏ lẻ tự pha chế, sau đó gắn mác trà sữa Đài Loan. Thậm chí, trà sữa còn được rao bán trên những chiếc xe đẩy với đủ các loại thạch xanh đỏ, chai siro đủ màu và vị cùng vài bộ bàn ghế nhựa ở bên vỉa hè tại các trường học cũng như khu vực tập trung nhiều học sinh. 

Mỗi khi nhắc đến những trào lưu ăn vặt đình đám một thời, người ta sẽ nhắc đến ngay cụm từ “sớm nở tối tàn”. Đặc biệt có thời điểm trà chanh lên ngôi và phát triển nhanh chóng mặt, gần như đã đẩy trà sữa trở thành một loại đồ uống hết thời. Tuy nhiên, kể từ năm 2013 trở đi, trào lưu trà sữa lại tiếp tục bùng phát trở lại. Lần này, trào lưu trà sữa đã được tô điểm một bộ mặt mới khi có sự tham gia của các thương hiệu quốc tế. Cụ thể, hàng chục cửa hàng trà sữa mọc lên như nấm với những cái tên quen thuộc như: Dingtea, Chago, Royal Tea, Gong Cha, Igongcha, Tea Story, Bobapop, Wang Tea, Koi Thé, Taiwan Tea Good Tea, Citea Fun, Chatime, Blackball, YUSA Tea & Coffee…

Từ đây, thị trường không chỉ còn trà sữa Đài Loan mà đã có thêm những thương hiệu của Hong Kong, Thái Lan, Nhật Bản và Singapore... Bên cạnh đó, trà sữa nội địa là sự tham gia của những thương hiệu Việt Nam như ToCoToCo, Phúc Long, Tiên Hưởng,... Trong cơn sóng trà sữa bùng phát lần 2 này, điểm nhấn ở sự đầu tư về mặt bằng đắc địa, những quán trà sữa cũng được trang trí nội thất khiến chúng trở nên sang chảnh, đẹp mắt hơn, trở thành nơi hẹn hò, tụ tập lý tưởng của các khách hàng trẻ, nơi làm việc lý tưởng bên ngoài công sở của nhiều dân văn phòng. 


Nhờ đứng trên vai “người khổng lồ” Masan, Phúc Long đang trên đà trở thành chuỗi trà và cà phê có tốc độ mở rộng mạnh mẽ nhất trong vòng hơn 1 năm qua
Nhờ đứng trên vai “người khổng lồ” Masan, Phúc Long đang trên đà trở thành chuỗi trà và cà phê có tốc độ mở rộng mạnh mẽ nhất trong vòng hơn 1 năm qua

Nhiều người trẻ hiện nay cho biết, mỗi tháng họ dành ra từ 1 đến 2 triệu đồng để phục vụ cho việc uống trà sữa. Ở những thành phố lớn, có những con phố còn được mọi người mệnh danh là “phố trà sữa”, điển hình như đường Hồ Tùng Mậu, Huỳnh Thúc Kháng và Ngô Đức Kế (Quận 1, TP.HCM) nằm ở ngay cạnh phố đi bộ Nguyễn Huệ, được mệnh danh là phố trà sữa của Sài Gòn. Mỗi cạnh của khu tứ giác này chỉ dài rộng hơn 100m nhưng lại xuất hiện hàng chục cửa hàng trà sữa nằm sát cạnh nhau. 

Tại Hà Nội, những con phố ở gần các trường đại học như Giảng Võ, Nguyễn Trãi, Chùa Bộc, Hồ Tùng Mậu… cũng có những thời điểm xuất hiện hàng loạt các món trà sữa, điều này chính là minh chứng rõ ràng nhất cho thời kỳ hoàng kim của loại thức uống này. 

THAM KHẢO THÊM:

Có người ở lại, kẻ ra đi

Nếu như xét về mặt lý thuyết, trà sữa được coi là một ngành hàng có mức sinh lời khá tốt, biên lợi nhuận gộp thậm chí có thể đạt từ 60 cho đến 70%. Vì thế, bên cạnh sự đổ bổ của những thương hiệu nước ngoài, các “ông lớn” trong nước cũng mải miết tìm thị phần trong ngành đồ uống hấp dẫn này, điển hình là Masan.

Tháng 5/2021, Masan đã bỏ ra 15 triệu USD để mua lại 20% vốn cổ phần của Phúc Long. Đến tháng 8/2022, tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tiếp tục mua cổ phần nhằm sở hữu 85% cổ phần của thương hiệu lâu năm này. Vì thế thời điểm hiện tại, các khách hàng có thể dễ dàng bắt gặp những kiosk Phúc Long ở trong hệ thống WinMart+. Sau khi “về chung một nhà” với Masan, tính đến cuối tháng 6 năm nay đã có tổng cộng gần 971 kiosk Phúc Long được tích hợp vào hệ thống WinMart+.

Tại phân khúc cửa hàng flagship, nếu như tính đến giữa năm nay, thương hiệu Phúc Long đã có tổng cộng hơn 1.000 kiosk và cửa hàng flagship. Trong quý 2 năm nay, doanh thu của những cửa hàng flagship Phúc Long là 281 tỷ đồng. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu là 549 tỷ đồng và biên lợi nhuận sau thuế là 25,0%, theo Zing News đưa tin. Có thể khẳng định, nhờ đứng trên vai “người khổng lồ” Masan, Phúc Long đang trên đà trở thành chuỗi trà và cà phê có tốc độ mở rộng mạnh mẽ nhất trong vòng hơn 1 năm qua.

Không chỉ Masan, “ông lớn” KIDO cũng ấp ủ giấc mơ tham gia ngành F&B cùng với sự ra đời của chuỗi trà và cà phê Chuk (tên ban đầu được đặt là Chuk Chuk) vào tháng 6/2021. Thậm chí, “tân binh” này còn được kỳ vọng sẽ vượt mặt cả Heytea - tên tuổi trà sữa đình đám của xứ Trung. Trước đó, trong Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) vào tháng 3 năm nay, Tổng giám đốc KIDO là ông Trần Lệ Nguyên cho biết:

“Hiện tại, Chuk Chuk đang có khoảng 50 cửa hàng tại TP.HCM. Mục tiêu là sẽ có khoảng 200 đến 300 cửa hàng vào cuối năm 2022. Vào tháng 5 năm nay, Chuk Chuk sẽ chính thức tiến quân ra Bắc, có mặt ở Hà Nội, Hải Phòng và Bắc Ninh… Song song đó, Tập đoàn KIDO cũng đã ký kết hợp tác chiến lược thành công cùng Sơn Kim Group để đưa Chuk Chuk có mặt tại chuỗi GS25 trên toàn quốc và xa hơn là thị trường Hàn Quốc.


Không chỉ Masan, “ông lớn” KIDO cũng ấp ủ giấc mơ tham gia ngành F&B cùng với sự ra đời của chuỗi trà và cà phê Chuk
Không chỉ Masan, “ông lớn” KIDO cũng ấp ủ giấc mơ tham gia ngành F&B cùng với sự ra đời của chuỗi trà và cà phê Chuk

KIDO cũng đã ký kết hợp tác cùng Central Retail Group để đưa Chuk Chuk có mặt tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại GO!, Big C and Tops Market, đồng thời phát triển sang thị trường Thái Lan và các nước khác trong khu vực trong tương lai gần”.

Có thể thấy, những kỳ vọng mà KIDO đặt ra với thương hiệu Chuk không hề dễ dàng thực hiện một chút nào. Sau khi mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội, tiếp đến mở rộng xuống Đồng Nai, thế nhưng thực tế cho thấy, Chuk có 50 điểm bán từ tháng 3 nhưng đến cuối tháng 7 chỉ còn 37 cửa hàng. Đồng thời, thương hiệu này cũng mới xác định sẽ chính thức xuất hiện tại các chuỗi của Central Retail Việt Nam (Big C và GO! Mart); tuy nhiên lại chưa đưa ra những thông tin cụ thể về việc chính thức có mặt ở chuỗi GS25 Việt Nam của Sơn Kim. Thời điểm hiện tại, thức uống của Chuk chỉ còn tập trung vào trà cùng với cà phê, món kem như dự định ban đầu đã không còn nữa. 

Từ trước đến nay trong ngành trà sữa, câu chuyện thu hẹp quy mô hoạt động đã không còn gì lạ. Bất chấp tỷ suất lợi nhuận cao, trà sữa vẫn là một trong những ngành được đánh giá là có ít sự khách biển bởi những sản phẩm rất dễ bị sao chép. So với thời hoàng kim, từ năm 2017 đến năm 2019, khá nhiều thương hiệu đã thu hẹp quy mô cửa hàng của mình xuống rất nhiều, điển hình như Royal Tea, Chago, BobaPop, Feeling Tea,...

Thậm chí, có những thương hiệu trà sữa đã phải dừng hoạt động, được hậu thuẫn bởi những đại gia F&B. Ví dụ như, vào tháng 8/2019, The Coffee House đã buộc phải tuyên bố chấm dứt hoạt động của chuỗi trà sữa Ten Ren, ngay trước cả khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Năm 2017, The Coffee House mang Ten Ren về Việt Nam, đúng thời điểm cơn sốt kinh doanh trà sữa trong nước đang được đẩy lên cao; thế nhưng chỉ sau gần 2 năm, kết quả kinh doanh của thương hiệu này đã không được như kỳ vọng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

11 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

11 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

11 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

11 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

11 giờ trước