sapo-1652198734.jpg
 

Bất động sản miền Trung đang được ví von là một chiếc “lò xo nén” sau đại dịch toàn cầu, thị trường ở đây đang có sức bật rất mạnh mẽ và sức tăng trở lại một cách nhanh chóng nhờ hạ tầng cũng như tiềm năng kinh tế mạnh mẽ. Theo báo cáo quý I/2022, mặc dù ở nhiều thị trường chứng kiến sự “ảm đạm” thế nhưng thị trường miền Trung vẫn ghi nhận một lượng giao dịch cao, nhất là ở đất nền cũng như nhà phố - biệt thự.

anh-1-1652199661.jpg
 
sub-1-1652199076.jpg
 

Nhìn lại trong năm 2021, theo báo cáo từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh cũng có tác động lớn tới hầu khắp các ngành, bất động sản cũng là ngành chịu không ít ảnh hưởng thế nhưng các dự án đất nền, nhà liền kề ở miền Trung vẫn chứng kiến một tín hiệu tích cực. Kể từ sau khi hết giãn cách xã hội, một số thị trường như Hà Tĩnh, Thanh Hoá… đã chứng kiến những “cơn sóng” sốt đất với những mức giá không tưởng. 
Một trong những đòn bẩy khiến thị trường bất động sản miền Trung hồi phục được cho là từ việc cơ sở hạ tầng được quan tâm hơn. Việc Chính phủ có nhiều quyết sách kết hợp để phát triển, kết nối hạ tầng Trung – Tây Nguyên khi cả miền Trung hiện có tới 12 sân bay với 6 sân bay quốc tế. Không những thế, hệ thống cảng biển phục vụ giao thương, phát triển công nghiệp cũng vô cùng “dày đặc” với con số lên tới 17 cảng biển như Thanh Hóa - cảng Nghi Sơn, Nghệ An – cảng Cửa Lò, Hà Tĩnh - cảng Vũng Áng, Thừa Thiên Huế - cảng Chân Mây, Đà Nẵng - cảng Liên Chiểu, cảng Tiên Sa; Bình Định - cảng Nhơn Hội; Phan Thiết – cảng Hòn Rơm…

anh-2-1652201043.jpg
 

Trong tương lai, các cảng biển sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như kim ngạch xuất khẩu, giao thương hàng hoá. Miền Trung còn được xem là cửa ngõ hành lang kinh tế Đông Tây kết nối trực tiếp Myanma và Thái Lan. Đây được đánh giá là cửa ngõ quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hoá.
Không những thế, các tuyến đường cao tốc đã và đang được xây dựng đang là một trong những điểm nhấn hạ tầng ấn tượng của khu vực miền Trung khiến nhiều nhà đầu tư thích thú. Vận tải lưu thông xuyên suốt sẽ tăng mức độ lưu thông, di chuyển dễ dàng và giá bất động sản sẽ tăng thêm.
Thời gian vừa qua, kinh tế miền Trung đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết với nhiều hoạt động mới mẻ. Thanh Hoá đang là điểm sáng khi bùng nổ nhiều, Đà Nẵng với du lịch, logistics, Bình Định với các dự án lớn của Hưng Thịnh, Ninh Thuận, Bình Thuận với các hoạt động tái tạo, du lịch biển…
Theo nhiều đánh giá, miền Trung là nơi rất phù hợp cho sản xuất xanh khi nhiều nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn với mong muốn hướng tới bảo vệ môi trường. Trong tương lai gần, khu công nghiệp xanh kết hợp nhà xưởng xanh, nhà kho xanh sẽ là một trong những điểm nhấn ấn tượng. 

anh-3-1652201889.jpg
 

Ở khía cạnh bất động sản công nghiệp, diện tích đất ở miền Trung cung xấp xỉ gần bằng miền Bắc. Trong khi đó, một lợi thế mà miền Trung đang có sẵn chính là nhà xưởng xây sẵn, nhà kho xây sẵn để phục vụ cho nhu cầu tăng cao.
Đằng sau sự phát triển mạnh mẽ của nhiều loại hình từ nhà ở, văn phòng, nghỉ dưỡng, logistic, bất động sản thương mại, các đô thị với quy mô lớn đã “lan toả” hầu khắp miền Trung. 
Ở từng địa phương, Thanh Hoá sẽ có cảng biển Nghi Sơn (phát triển thành phố Sầm Sơn), Nghệ An, Hà Tĩnh có cảng Vũng Áng, khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. Tiếp đó, Quảng Bình có nhiều lợi thế thu hút các nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ đã phát triển các dự án để khai thác tiềm năng của các địa phương. Song song đó, Tây Nguyên cũng là khu vực có nhiều lợi thế để phát triển bất động sản, nhất là bất động sản nghỉ dưỡng.
Nhìn chung, thời gian tới khi cơ sở hạ tầng cũng như có những đòn bẩy ấn tượng, bất động sản miền Trung sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn của thị trường để thu hút dòng tiền. Thị trường bất động sản miền Trung đang bước vào giai đoạn sẵn sàng bùng nổ ở trạng thái bình thường mới. Với mục tiêu đi tìm lời giải cho thị trường bất động sản, chắc chắn các nhà đầu tư sẽ có những câu trả lời cho vùng đất đầy tiền năng này.

anh-4-1652202340.jpg
 
sub-2-1652199076.jpg
 

Nhiều người đáng giá rằng, điểm sáng của bất động sản ở hầu khắp các mảng sẽ “quy tụ” lại mở miền Trung. Tiềm lực của thị trường bất động sản ở đây được đánh giá là luôn giữ vững phong độ cũng như không hề có sự “suy giảm” mặc dù tình hình dịch bệnh căng thẳng. 
Tại khu vực Diễn Châu (Nghệ An) thời điểm tháng 7/2021, giá 1m2 đất đã được rao bán với giá hơn 4 triệu đồng/m2 (tăng gấp 4 lần so với cùng thời điểm trong năm 2020). Và tới thời điểm hiện tại, lô đất đã được rao bán với giá 6 triệu đồng/m2
Thực tế đã chứng minh rằng, sau các lệnh bỏ giãn cách từ cuối năm 2021, thị trường bất động sản ở miền Trung đã có sự sôi động trở lại và là dấu hiệu tốt chứng minh rằng, kỳ vọng chắc chắn thành công của giới đầu tư. Thị trường bất động sản miền Trung hiện đang có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư khi muốn rót vốn vào đây. Có thể thấy rằng, ở lĩnh vực đất nền trong thời gian qua có nhiều nhà đầu tư có nhu cầu. Thị trường đang có tính thanh khoản tốt, ổn định.

anh-5-1652202994.jpg
 

Thừa Thiên – Huế là địa phương ở miền Trung đang nhận được nhiều quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với định hướng tới năm 2025, Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hoá, Thừa Thiên – Huế đang cố gắng đẩy mạnh chỉnh trang hạ tầng, xây dựng bản đồ bất động sản, kết nối hệ thống giao thông liên vùng…
Nhiều tín hiệu cũng đã chỉ rõ một khởi đầu mới không chỉ bất động sản ở Thừa Thiên – Huế mà còn ở Đà Nẵng, Quảng Nam sau một thời gian dài bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19. Không chỉ các nhà đầu tư, cả nước đang “đón sóng” và đổ về miền Trung. Theo dự báo từ phía DKRA, phân khúc đất nền trong năm 2022 sẽ tăng so với năm 2021. Phân khúc căn hộ với nguồn cung mới toàn thị trường cũng đã chứng kiến sự tăng trưởng. Giá bán thanh khoản thị trường thứ cấp có thể phục hồi khi các tỉnh, thành từng bước hồi phục kinh tế, du lịch mở cửa.

anh-6-1652203122.jpg
 

Hội tụ nhiều điều kiện về địa lý, tiềm năng du lịch, hạ tầng giao thông, khu vực miền Trung nói chung và Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam nói riêng có khả năng cộng hưởng giá trị, tạo ra động lực phát triển cho toàn khu vực. Đà Nẵng được biết đến là điểm đến của bất động sản cao cấp, nghỉ dưỡng với hệ thống bất động sản mang tầm cỡ quốc tế thì Thừa Thiên – Huế lại đẩy mạnh về việc bảo tồn, đồng thời phát triển đồng bộ hệ thống giao thông liên vùng.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, miền Trung hiện đang là vùng trũng kinh tế năng động, thu hút các “đại bàng” trong và ngoài nước về đây. Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, đô thị phục vụ cho phát triển kinh tế, khu công nghiệp đều là các phân khúc mà các nhà đầu tư quan tâm. Trong bối cảnh mới khi tình hình dịch bệnh đã được đẩy dần, các doanh nghiệp bất động sản đã sẵn sàng vào cuộc thích ứng với trạng thái bình thường mới.
Nhiều nhận định cho rằng, bất động sản miền Trung là tương lai mới, thế nhưng mặc dù thị trường tốt và thực tế chỉ đáp ứng 60 – 70%, ông Lưu Thanh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP bất động sản Saco chia sẻ, cơ chế cũng như chính sách ở các tỉnh miền Trung nhìn chung vẫn chưa thông thoáng. Thực tế mỗi tỉnh đều có một lí do khác nhau để điều chỉnh theo pháp luật mà chưa cập nhật với tình hình thực tế.

anh-7-1652203485.jpg
 

Ngoài ra, các chủ đầu tư lớn khi tiếp nhận dự án tại miền Trung, khâu pháp lý vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Đơn cử như thời gian cấp sổ đỏ, thủ tục pháp lý liên quan còn chậm trễ. Ngoài những dự án lớn mang tầm cỡ quốc tế, được đầu tư với số tiền lớn thì còn có những dự án chưa thực sự đúng mức để thu hút đầu tư. 
Mặc dù hiện tại đang là điểm nóng của thị trường bất động sản, thế nhưng không tránh khỏi việc thị trường miền Trung sốt đất “ảo”. Một nhân viên tại sàn bất động sản tại Vinh (Nghệ An) cho biết, sau dịch các nhà đầu tư cũng thận trọng hơn trong việc lựa chọn bất động sản. Xu thế với các sản phẩm pháp lý rõ ràng, minh bạch cũng như khả năng vận hành uy tín. Thế nhưng không ít sản phẩm được “sang đi bán lại” nhiều lần đã khiến giá bị đôi lên so với giá thực tế.
Cùng với đó, nhiều tồn tại như dắt giá cả, thâu tóm cả khu vực, cạnh tranh không lành mạnh hay “vừa đá bóng vừa thổi coi” để thao túng thị trường còn là không ít những thực tế mà thị trường bất động sản miền Trung đang gặp phải gây nhũng nhiễu, bất ổn. Điều này đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với giới đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước.

tac-gia-1652199076.jpg
 

 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước