meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản không còn là thị trường siêu lợi nhuận kể từ năm 2024

Thứ năm, 15/06/2023-08:06
Chuyên gia dự báo về thị trường bất động sản năm 2024 sẽ đi theo quỹ đạo an toàn, bền vững và hướng tới đúng vai trò của thị trường này đối với mọi nền kinh tế các nước. Đây không phải một thị trường siêu lợi nhuận, thay vào đó sẽ là thị trường quy mô lớn, bền vững để góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, kể từ cuối năm 2022 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường địa ốc hồi phục, phát triển theo cách an toàn hơn. Một số gói tín dụng đã được triển khai, nhưng tới nay vẫn chưa ngấm vào thị trường. 

Tại Tọa đàm "Gỡ nút thắt pháp lý cho bất động sản: Từ chính sách đến thực tiễn", chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển cho hay, Chính phủ cần tháo gỡ nút thắt cho thị trường BĐS vì đây là ngành kinh tế lớn, gây ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và liên quan trực tiếp đến hệ thống ngân hàng. Nếu BĐS tê liệt cũng sẽ làm hệ thống ngân hàng tê liệt. 

Khoảng thời gian thị trường BĐS tăng trưởng nóng do các hoạt động đầu cơ, lướt sóng kiếm lời xảy ra khắp nơi, lan từ thành thị tới nông thôn, rừng núi khiến cả đất rừng hay đất nông nghiệp đều bị tăng giá,... Vậy nên thị trường hiện nay phải được điều chỉnh lại. Chính phủ sẽ giữ để hệ thống ngân hàng không phải chịu quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ ngành BĐS. 


Thị trường BĐS trong năm 2024 sẽ phát triển theo cách bền vững, an toàn và đi đúng giá trị thực
Thị trường BĐS trong năm 2024 sẽ phát triển theo cách bền vững, an toàn và đi đúng giá trị thực

Theo vị này, nhiều người đặt nghi vấn gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng năm nay lại không thể đi vào cuộc sống như năm 2013. Nguyên nhân được đưa ra là do quy mô.

Giai đoạn 2011 - 2013, giá đất vẫn rất tiềm năng. Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đã đi trực tiếp vào các dự án khu đô thị, chung cư… nên giải ngân hợp lý. Nhưng gói tín dụng năm 2023 dù có đi vào cuộc sống cũng không tạo ra được dòng tiền mạnh mẽ như trước. Bởi quy mô thị trường địa ốc năm 2013 chỉ bằng 1/10 so với hiện nay. 

“Chúng ta không thể đòi hỏi Chính phủ hành động để thị trường BĐS tăng trưởng, mà cần ổn định lại hệ thống tài chính nhà nước. Bên cạnh đó cần có nhịp điều chỉnh về lãi suất, cần những nhà đầu tư chậm rãi hơn, bình tĩnh hơn để hướng đến thị trường mới, có thể là năm 2024.

Vì khi đó thị trường bắt đầu đi vào quỹ đạo an toàn, bền vững đúng với vai trò của thị trường BĐS đối với mọi nền kinh tế các nước. Đây không phải một thị trường siêu lợi nhuận, nhưng là thị trường quy mô lớn và bền vững có thể góp phần thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển” - Ông Hiển cho hay.

Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) - Ông Nguyễn Văn Đính nhận định, nền kinh tế hiện tại có dấu hiệu sụt giảm, đuối sức và ngành BĐS chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất. 

Thời gian dịch bệnh cho thấy các ngành sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhiều người chuyển vốn sang đầu tư BĐS vì thấy kênh BĐS rất tốt. Vì vậy, khi thị trường có dấu hiệu hụt hơi thì các nhà đầu tư lập tức mắc cạn gây ảnh hưởng đến tâm lý chung trên thị trường. Vì vậy Chính phủ phải vào cuộc gỡ nút thắt. 

Tuy nhiên, ông Đính cho rằng, nhiều tỉnh thành hiện nay đang có một số dự án vướng mắc pháp lý, cần chính quyền đưa ra những động thái quyết liệt hơn, không được đùn đẩy, né tránh. Đã có tình trạng doanh nghiệp phải chạy ngược xuôi từ cơ quan này tới bộ phận nọ mà vẫn không giải quyết được vấn đề. 

“Chính phủ đã nhìn thấy vấn đề và ra chỉ thị, chính sách nhằm tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Nhưng tôi mong rằng Chính phủ và các bộ ngành cần đẩy mạnh hơn nữa, tháo gỡ điểm nghẽn, hàng nghìn dự án cần sớm gỡ nút thắt để đưa vào thị trường. Có như vậy mới có hàng hóa và giao dịch, thị trường phát triển. 

Các khó khăn này tới cuối năm 2023 nếu không được giải quyết thì sẽ có khoảng 50% doanh nghiệp BĐS trên cả nước rơi vào trạng thái “hôn mê”, không hồi phục được, đây là vấn đề cực nguy hiểm” - Chuyên gia nhìn nhận. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

Tận dụng triệt để quỹ đất để gia tăng nguồn cung nhà ở

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

Người bán nhà cần cẩn trọng với chiêu trò “có khách cọc ngay” của môi giới

Chuyển từ mua sang thuê cũng là cách để “hạ nhiệt” giá nhà?

Lo không “gánh” được tiền thuê đất, doanh nghiệp TP.HCM muốn giãn thời gian áp dụng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

19 giờ trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

21 giờ trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

21 giờ trước

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

1 ngày trước

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

1 ngày trước