meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản Gia Lâm dậy sóng những ngày cuối năm

Thứ bảy, 29/01/2022-10:01
Bất động sản Gia Lâm đột ngột được đông đảo giới đầu tư quan tâm vào những ngày cuối năm khi nơi đây đón nhận hàng loạt thông tin tích cực về cơ sở hạ tầng.

 

Bất động sản Gia Lâm đột ngột được đông đảo giới đầu tư quan tâm vào những ngày cuối năm khi nơi đây đón nhận hàng loạt thông tin tích cực về cơ sở hạ tầng. 

Giá đất Gia Lâm tăng cao dịp cuối năm

Bất động sản Gia Lâm đã bắt đầu sôi động từ giai đoạn năm 2018 khi tập đoàn Vingroup đầu tư một dự án quy mô lên tới 450ha. Nhờ có sự xuất hiện của dự án cao cấp này mà vùng đất ven đô Hà Nội chứng kiến hiện tượng tăng giá đất nền nhanh chóng.

bds-gia-lam-1643422128.jpg
Giá đất Gia Lâm tăng cao những ngày cuối năm 
 

Tại các khu vực mà dự án này khởi công bao gồm Kiêu Kỵ, Dương Xá, Đa Tốn và một phần của Trâu Quy, giá đất đã tăng vọt 30 % chỉ trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây.  Thời điểm tháng 11/2018, đất khu vực mặt tiền Ngô Xuân Quảng được chào bán mức giá 120-135 triệu đồng trong khi thời điểm đầu năm giá chỉ khoảng 100-120 triệu/m2.

Đất khu vực đường A Đào Nguyên giá trước kia khoảng 30-32 triệu đồng hiện đã có giá trung bình 37-45 triệu đồng/m2. Tại Kiêu Kỵ, giai đoạn trước khi dự án được công bố khởi công giá chỉ 17-20 triệu. Nhưng hiện tại khu vực này giá đã lên tới khoảng 25-29 triệu đồng/m2. Đất Đa Tốn cũng đã tăng từ 17 triệu/m2 lên 20 -23 triệu đồng/m2. Khu vực Dương Xá đất nền đang được rao bán với giá 18 -20 triệu/m2 trong khi trước đó chỉ có giá 16 triệu/m2.

Sau giai đoạn sốt đất cục bộ, bất động sản Gia Lâm nhiều lần trồi sụt với những cơn biến động quy mô lớn nhỏ vào những năm sau đó. Sau một thời gian dài trầm lắng, đến cuối năm 2021, đầu năm 2022, đất nền Gia Lâm lại đón một cơn sốt đất bùng nổ khác đẩy giá khu vực này lên một tầm cao mới. 

Nguyên nhân của những biến động sốt đất này đến từ việc một loạt các công trình giao thông lớn ở khu vực Gia Lâm đang được hoàn thiện và đi vào hoạt động. Ví dụ tuyến đường nối từ đường Vành đai 3 đi Hưng Yên, tuyến đường nối vành đai nối cao tốc Hà Nội - Hà Phòng. Gia Lâm cũng đang triển khai khởi công xây dựng cầu Vĩnh Tuy vượt sông Hồng. 

Những thông tin quy hoạch cơ sở hạ tầng này đã khiến đất nền khu vực Gia Lâm tăng nhanh chóng. Đất mặt tiền đường Ngô Xuân Quảng được rao bán ở ngưỡng 150-180 triệu đồng/m2. Mức giá này tăng từ 10-15 giá với giai đoạn đầu năm 2021/ Đất khu vực đường Đào Nguyên đã tăng từ mức 47-49 triệu lên con số 55-60 triệu đồng/m2. 

Đất khu vực đường mặt tiền Kiên Thành đã tăng lên mức 60-70 triệu đồng/m2 trong khi trước đó chỉ có giá 50-58 triệu đồng/m2. Khu vực đất ở Cửu Việt cũng tăng tới 20% đạt con số giao dịch là 40-50 triệu đồng/m2. Trong khi khu vực Dương Xá 2 mức giá giao dịch đường hai mặt tiền cũng đã lên tới 48-57 triệu đồng/m2.

Giao dịch bất động sản Gia Lâm không nhiều

Dù giá đất tăng nhanh chóng tại Gia Lâm thời gian qua nhưng thực tế là số lượng giao dịch thực tế trên thị trường chưa mạnh. Anh Vũ Mạnh Hải, một nhân viên môi giới bất động sản tại địa phương cho hay thời điểm hai tháng cuối năm người quan tâm hỏi mua đất Gia Lâm khá nhiều. Tuy nhiên anh chỉ tư vấn và giao dịch thành công được với 3 khách hàng.

Theo anh Hải chia sẻ giới đầu cơ nắm được thông tin quy hoạch nên đã ôm hàng từ trước, thời điểm cuối năm họ mới bắt đầu “bung” hàng. Tuy nhiên mức giá người sở hữu đất đưa ra quá cao khiến khách hàng quan tâm hỏi mua đành lắc đầu không đồng ý vì thiếu khả năng tài chính. 

Theo anh Phạm Đức Anh, một môi giới khác ở Gia Lâm thì người mua đất thời điểm này ít người có nhu cầu ở thật mà chủ yếu mua để đầu tư, tìm đến bất động sản như một kênh trú ẩn an toàn giữa bối cảnh kinh tế biến động. Người mua đất để không với hi vọng sau một vài năm đất sẽ tăng giá. 

Cũng theo anh Đức Anh, giá bất động sản Gia Lâm nhưng giao dịch trên thị trường không mấy sôi động dù rằng cũng không quá ảm đạm. Tuy vậy nếu so với thời điểm giữa năm 2021 thì thị trường địa phương này cũng đã có thể coi là khởi sắc. 

Thời gian qua không chỉ có giá đất Gia Lâm mà nhiều vùng ven của Hà Nội giá cũng tăng mạnh, thiết lập mặt bằng giá mới. Đây là tình hình chung khi mà nhiều người lo ngại tình trạng lạm phát có thể xảy ra. Nhà đầu tư vẫn sẽ xuống tiền vì tin rằng giá đất các khu vực ven Hà Nội còn có thể sẽ tiếp tục tăng sau Tết. Vì vậy dù chủ sở hữu chưa giao dịch thành công nhưng cũng không nóng vội.

Cả môi giới và giới đầu tư đều tin rằng sau Tết thị trường sẽ đón nhận những đợt sóng tăng giá mới. Kịch bản sốt đất có thể sẽ tiếp tục xảy ra do thị trường đã bị ngưng trệ quá lâu vì ảnh hưởng của dịch Covid. Thêm vào đó nguồn cung mới của thị trường Hà Nội vẫn sẽ khan hiếm trầm trọng trong thời gian tới trong khi nhu cầu đầu tư của nhiều người vẫn rất lớn. 

Cẩn trọng khi giao dịch đất ở Gia Lâm 

Việc tăng giá đất ở Gia Lâm thời gian qua một phần đến từ những thông tin quy hoạch đất đai nhưng cũng có nguyên nhân đến từ nhà đầu cơ găm hàng, tạo sự khan hiếm ảo. Vì thế khi thị trường khu vực này tăng giá nhà đầu tư hãy cẩn trọng vì không phải lô đất nào cũng có thể thanh khoản. Một số khu vực ăn theo cơn sốt đất nhưng không có tiềm năng phát triển sẽ khiến người mua chịu nhiều thiệt thòi. 

Khi tham khảo các dự án đất ở Gia Lâm người mua cần cẩn trọng đến yếu tố quy hoạch, thời gian các công trình cơ sở hạ tầng có thể hoàn thành. Đặc biệt khi mua các lô đất trong ngõ thì nhà đầu tư cần kiểm tra xem khu vực đó có nằm trong diện thu hồi, quy hoạch hay được mở rộng ra đường lớn hay không.

Việc sốt đất nền xung quanh các siêu dự án là điều dễ hiểu và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên người mua cần xem xét tới yếu tố giá bất động sản trước và sau dự án để cân đối tài chính sao cho phù hợp. Tránh sử dụng đòn bẩy tài chính quá tay rồi rơi vào cảnh chịu áp lực nợ nần.

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước