Bất động sản công nghiệp Việt hấp dẫn FDI
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản công nghiệp kỳ vọng “bứt tốc” nhờ nối lại các đường bay quốc tếPhân khúc bất động sản công nghiệp tiếp tục là "điểm sáng" của thị trườngThêm nhiều dự án nghìn tỷ làm sôi động thị trường bất động sản công nghiệp.Điều chỉnh tăng vốn tại VSIP Bắc Ninh
Tại Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (VSIP Bắc Ninh) chủ đầu tư đến từ Singapore đã điều chỉnh tăng vốn thêm gần 941 USD ngay trong những ngày đầu tiên của năm 2022. Việc điều chỉnh vốn này đã khiến tổng số vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam tăng vọt.
Theo đó, trong những quốc gia có dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 2 tháng qua thì Singapore tiếp tục giữ vị trí đứng đầu. Với hơn 1,7 tỷ USD tổng vốn đăng ký, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, và tăng 59,3% so với cùng ký năm 2021.
Các dự án khu công nghiệp Việt Nam - Singapore đã hình thành từ 25 năm, lần tăng vốn này đã cho thấy bước mở rộng mạnh mẽ của chủ đầu tư đến từ Singapore.
Trước đó, cuối tháng 10/2020, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định thu hồi và giao 33.220 m2 đất cho Công ty cổ phần Bất động sản Singland để thực hiện một phần dự án VSIP Bắc Ninh.
Vào tháng 1/2021, Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã được UBND tỉnh Bắc Ninh chấp thuận chuyển nhượng một phần dự án tại Khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh cho Công ty TNHH một thành viên Bất động sản Hoa Đất vào tháng 1/2021. Như vậy, tổng diện tích đất chuyển nhượng là 84.988 m2. Sau khi chuyển nhượng, tổng mức đầu tư của dự án là 1.149 tỷ đồng.
Đến tháng 11/2021, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định thu hồi và giao diện tích đất nói trên cho Công ty TNHH một thành viên Bất động sản Hoa Đất để thực hiện một phần dự án.
Bất động sản công nghiệp hấp dẫn FDI
Trong năm 2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào đăng ký vào Việt Nam là 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Trong đó lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3, chiếm 8,3% tương đương với 2,6 tỷ USD. So với năm 2020, thì tổng mức đầu tư vào bất động sản của dòng vốn nước ngoài giảm 1,6 tỷ USD, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, phân khúc bất động sản công nghiệp vẫn được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển bởi nhiều địa phương đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư. Dự báo dòng vốn FDI sẽ được khơi thông trong năm 2022 khi Việt Nam thực hiện nhiều chính sách khôi phục kinh tế hậu đại dịch Covid-19.
Đồng thời, trong 2 năm qua, dù chịu tác động của đại dịch nhưng bất động sản công nghiệp vẫn đón nhận các tín hiệu tích cực từ các dòng chảy FDI. Một số ví dụ như Tập đoàn sản xuất máy ép phun hàng đầu của Đức là Framas đã ký hợp đồng thuê nhà xưởng xây sẵn rộng 20.000m2 để mở rộng dây chuyền sản xuất tại tỉnh Đồng Nai.
Hay mới đây, ngày 19/3/2022, dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP 3) đã khởi công xây dựng tại Bình Dương. Dự án xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) cũng đã được trao chứng nhận đầu tư.
Dự án nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của tập đoàn sản xuất đồ chơi hàng đầu thế giới có diện tích 44 ha. Ngoài ra, cũng đang có hơn 30 Tập đoàn, công ty trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu khả năng phát triển sản xuất tại Khu công nghiệp VSIP 3, tổng diện tích dự kiến khoảng 176 ha.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, hàng loạt các doanh nghiệp nước ngoài danh tiếng lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân lý tưởng sẽ góp phần quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Giúp tăng thêm điểm uy tín của Việt Nam trên quốc tế.
Ông Matthew Powell nói: “Đất công nghiệp ở Việt Nam có mức giá tương đối hợp lý, có nhiều nhà phát triển bất động sản uy tín cùng với chính sách pháp lý phù hợp. Đây là những yếu tố giúp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam”.
Không những vậy, Việt Nam còn sở hữu nhiều yếu tố khác như chính trị ổn định, chi phí nhân công rẻ, hệ thống giao thông thuận tiện,.. Trở thành yếu tố thu hút các nhà đầu tư ngoại vào thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam mà không phải là các thị trường truyền thống khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.