Bất động sản công nghiệp: Tăng tốc để bắt kịp nguồn vốn mới
BĐS công nghiệp tăng trưởng ổn định qua từng thời kỳ
Theo Báo Tin tức, đại dịch Covid - 19 đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư lớn chú ý vào thị trường Việt Nam để lựa chọn được điểm đầu tư phù hợp. Những ngành đang thu hút nguồn vốn lớn hiện nay như logistics, bất động sản công nghiệp…
Giá bất động sản Hưng Yên đã tăng tới mức nào khi có loạt đại đô thị, khu công nghiệp mới hiện diện?
Sau một thời gian chững lại do ảnh hưởng từ đại dịch Covid - 19 thì từ cuối năm 2021 đến nay, đất nền Hưng Yên đã thiết lập một mặt bằng giá mới. Nổi bật là giá đất nền khu công nghiệp đang được đánh giá là loại hình có mức tăng rõ rệt nhất.Bất động sản công nghiệp sôi động nhờ đâu?
Với hàng loạt khu công nghiệp có quy mô lớn được quy hoạch bài bản tại các vùng xung quanh các địa bàn công nghiệp lớn như Hà Nội, TP.HCM. Cho thấy, thị trường bất động sản công nghiệp đang trở lại hết sức sông động.Giá bất động sản công nghiệp khu vực phía Nam lên “đỉnh”, thị trường phía Bắc “nhiệt” không kém
Giá bất động sản công nghiệp liên tục lập đỉnh nhờ dòng vốn FDI mới đổ bộ vào Việt Nam khi mở cửa nền kinh tế hoàn toàn, cùng với đó là nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang hiện hữu.Một trong những khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam là VSIP I do Công ty liên doanh VSIP (liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC và Tập đoàn Sembcorp Industries) làm chủ đầu tư. Đây là một khu công nghiệp kiểu mẫu sở hữu hệ thống quản lý và cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đã hoạt động được 25 năm, khu công nghiệp này ghi nhận tỷ lệ phủ kín là 100%, tổng mức vốn đầu tư gần 3,2 tỷ đồng từ 231 dự án.
Sau sự thành công này, KCN VSIP II "ra đời" và hoạt động từ năm 2006. Đến nay, quy mô mở rộng đến 2.000ha được định hướng phát triển khu công nghiệp và quy hoạch cả khu đô thị, dịch vụ, tiện ích. VSIP II đã hoàn thiện hạ tầng và đạt độ phủ kín là 99%, thu hút khoảng 340 dự án công nghiệp với tổng số vốn đầu tư gần 5 tỷ USD.
Điều đặc biệt trong cách xây dựng KCN VSIP là với mỗi dự án mới được giới thiệu ra thị trường thì những dự án sau sẽ được "lên đời". Cụ thể, tháng 3/2022, chủ đầu tư tiến hành khởi công xây dựng KCN VSIP III tại Bình Dương với quy mô 1.000 ha, tổng vốn đầu tư là 6.407 tỷ đồng.
Cũng như vậy, sau thành công của dự án KCN Amata (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có quy mô hơn 513ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 90%. Chủ đầu tư là Tập đoàn Amata tiếp tục tiến hành xây dựng khu công nghiệp Sông Khoai tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) quy mô 123ha, tổng vốn đầu tư 3.535 tỷ đồng.
Một nhà đầu tư đến từ Thái Lan đã nâng cấp cho dự án tiếp theo của khu công nghệ công nghệ cao Long Thành (Đồng Nai) với diện tích 410 ha. Đây cũng là dự án KCN công nghệ cao đầu tiên tại Đồng Nai. Dự án sau khi hoàn thành sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn từ nước ngoài, thuộc lĩnh vực công nghệ cao vào thuê đất, làm nhà máy sản xuất… đầu tư vào Việt Nam
Ông Lance Li - Tổng giám đốc CTCP Phát triển công nghiệp BW cho hay, thời gian qua, thị trường BĐS Việt Nam đã phát triển ổn định, đúng hướng. Theo số liệu hoạt động trong quý I/2022, ghi nhận nền kinh tế Việt Nam hồi phục rất tốt, nhất là nhiều tỉnh thành cả nước liên tục tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn. Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chuyển một phần hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng của họ tới phát triển tại Việt Nam.
Ông Lance Li nhận định, nguyên nhân dẫn đến việc chuỗi cung ứng được chuyển sang Việt Nam trong thời kỳ Covid - 19 vì chuỗi cung ứng toàn cầu đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Do đó, các nhà đầu tư đang thiết kế, tổ chức lại chuỗi cung ứng theo kiểu "dự trữ đề phòng" và Việt Nam là địa điểm phù hợp cho quá trình thay đổi này.
Tháo bỏ hoàn toàn vướng mắc để tăng tốc trên đường đua
Tại diễn đàn BĐS công nghiệp 2022 với chủ đề "Gỡ điểm nghẽn - Đón dòng vốn mới" được tổ chức mới đây, bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Công ty Cushman & Wakefied phát biểu: "Thị trường BĐS công nghiệp kể cả trong giai đoạn dịch bệnh cũng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng thông qua khai thác nguồn vốn FDI. Tổng diện tích đất công nghiệp tại Việt Nam hiện đã vượt con số 100.000ha vào năm 2022.
"Sự tăng trưởng ngoạn mục của phân khúc này phần lớn nhờ vào sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của thị trường theo hướng xuất khẩu và thúc đẩy kinh doanh sản xuất. Điều này được thể hiện bằng việc tập trung phát triển các KCN và khu kinh tế quan trọng tại điểm 3 miền Bắc - Trung Nam.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực to lớn để đất nước nâng tầm vị thế trong chuỗi giá trị công nghiệp trên toàn thế giới. Việt Nam hiện nay là một trong những điểm đến thu hút hàng đầu của ngành công nghiệp khu vực Đông Nam Á" - bà Trang nói.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư quốc tế lại cho rằng, nút thắt hiện tại của BĐS công nghiệp Việt Nam là tốc độ hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tiện ích xung quanh KCN quá chậm vì các thủ tục, chính sách chưa được tháo gỡ. Hơn nữa, nhiều cơ sở, hạ tầng được xây dựng nhưng không phù hợp với từng địa phương. Điều này đã làm khó khăn cho quá trình vận chuyển logistic. Ngược lại, các nhà hoạch định chính sách phải bắt kịp diễn biến mới. Vì vậy, phải số hóa các thủ tục hành chính rườm rà để quá trình thực hiện chính sách nhanh chóng "nhảy" qua giai đoạn tiếp theo.
Ông Trần Quốc Trung - Phó Vụ trưởng Vụ quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, thủ tục hành chính hiện đã được Bộ cố gắng đơn giản hóa để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai dự án nhanh, đồng bộ, hạn chế các thủ tục trùng lặp… Bộ cũng đang đồng hành với chính quyền các địa phương để đẩy mạnh xây dựng hạ tầng xã hội, giao thông song song với các dự án KCN để thu hút nguồn lao động ổn định. Đồng thời, Bộ đã đề xuất lên Chính phủ giao thêm quyền cho các UBND tỉnh nhằm ban hành chính sách xanh để lựa chọn được nhà đầu tư FDI có công nghệ tiên tiến và các nhà đầu tư cộng sinh, phát triển hệ sinh thái KCN xanh, bền vững.
Thị trường BĐS công nghiệp phát triển càng minh bạch thì nhà đầu tư quốc tế sẽ càng quan tâm và có thêm niềm tin vào Việt Nam. "Tuy nhiên, Việt Nam phải cải thiện thủ tục hành chính và mạng lưới cơ sở hạ tầng. Sẽ cần một chặng đường dài cho việc chuyển dịch lên một nấc thang mới trong chu kỳ phát triển KCN để có thể tăng chất lượng, sức hấp dẫn và cạnh tranh hơn so với các nước cùng khu vực. Việt Nam cần chủ động đầu tư mạnh hơn nữa vào hạ tầng bao gồm các tuyến cao tốc, cảng biển nước sâu, nâng chất lượng hệ thống điện, nước, tái tạo năng lượng,..." - bà Trang Bùi nói.