Bất động sản Bắc Giang: Đất nền trầm lặng, sản phẩm phục vụ nhu cầu thực “lên ngôi”
Từ một tỉnh kém phát triển, Bắc Giang hiện đã trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, nằm trong nhóm 15 tỉnh đứng đầu cả nước và vùng Trung du, miền núi phía Bắc về tốc độ tăng trưởng GRDP. Điều này đã tạo cơ sở thúc đẩy thị trường bất động sản Bắc Ninh phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, thu hút lượng lớn nhà đầu tư toàn quốc.
Bên cạnh đó, Bắc Giang có vị trí đắc địa ngay trung tâm hành lang kinh tế “Đông - Bắc”, đồng thời sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế lớn mạnh và khả năng thu hút nguồn vốn FDI dồi dào đã giúp thị trường BĐS địa phương khởi sắc. Trong năm qua, thị trường BĐS đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Bắc Giang về các vấn đề thu ngân sách, hạ tầng xã hội, hạ tầng đô thị, hạ tầng nhà ở đáp ứng nhu cầu cho địa phương.
Chuyên gia nhận định bất động sản Bắc Giang có tính đầu cơ cao
Vài năm gần đây, Bắc Giang đã thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư bất động sản mong muốn tìm kiếm cơ hội tại một điểm đến mới. Khu vực này được đánh giá đang khai thác những tiềm năng vốn có, thúc đẩy giá đất tăng trưởng.Bắc Giang yêu cầu chấn chỉnh các chủ đầu tư dự án bán “lúa non”
UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Sở xây dựng tỉnh chấn chỉnh các dự án bán “lúa non” dưới dạng góp vốn, đồng thời nghiêm cấm công chứng “khống” hợp đồng giao dịch bất động sản.Qua thời là tâm điểm sốt đất, bất động sản Bắc Giang giờ chẳng còn mấy nhà đầu tư
Kể từ đợt sốt đất điên đảo một năm trước tại thị trường tỉnh Bắc Giang, bất động sản nơi đây hiện đang dần trầm lắng. Tuy nhiên, thực tế là giá đất tại một số khu vực vẫn đang ở mức khá cao dù nhà đầu tư đã rời sang các thị trường khác.Đầu năm 2022, tỉnh đã nhận nhiều tín hiệu tích cực khi trở thành tỉnh/ thành phố đầu tiên trên toàn quốc được Phó Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 219/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc này trở thành đòn bẩy giúp thị trường BĐS Bắc Giang phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững hơn trong thời gian tới.
Đất nền Bắc Giang đã hết “sốt nóng”
Trong giai đoạn 2016 - 2021, đất nền được xem là phân khúc trọng điểm và có sức hút lớn của thị trường BĐS Bắc Giang. Thực tế, đất nền Hà Nội và một số vùng phụ cận hiện tại rất khan hiếm và đắt đỏ. Trong khi đó, Bắc Giang lại nổi lên như một “vùng đất hứa” của giới đầu tư, nhất là tại các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang… là những vùng có khu, cụm công nghiệp cùng nhiều dự án quy mô lớn.
Bất động sản Bắc Giang vào thời điểm năm 2021 rất “nóng sốt”. Anh Đặng Văn Hoàng - Một nhà đầu tư tại Hà Nội đã lặn lội tới Bắc Giang để “săn” đất. Anh được một môi giới đưa đi khảo sát khu đất diện tích khoảng 900m2 tại xã Yên Sơn, huyện Lục Nam. Gia bán của lô đất này là 3,6 tỷ đồng cùng cam kết tách sổ đỏ được 8 lô đất nền.
“Vào thời điểm đó, môi giới khẳng định là dù ở vị trí nào trong xã Yên Sơn thì chắc chắn sẽ tăng giá vì ngày nào cũng có giao dịch phát sinh, thậm chí là không còn đất để bán. Vì thế nên tôi đã đặt cọc để mua luôn, sau một thời gian thì tôi mới biết mình bị “hớ” vì đã mua với giá quá cao, đến nay đã qua 6 tháng mà chưa tách được thửa nào để bán hay sang nhượng cả” - Anh Hoàng chia sẻ.
Ông Lại Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản tỉnh Bắc Giang cho hay, thị trường đất nền giai đoạn 2016 - 2021 chiếm tới 70 - 80% tổng nguồn cung BĐS tỉnh Bắc Giang. Điều này cho thấy đất nền của tỉnh đang là phân khúc được quan tâm và thu hút nhất.
Tuy nhiên, sau thời kỳ phát triển nóng thì phân khúc này lộ ra nhiều điểm hạn chế, nhất là việc lãng phí tài nguyên, phân lô bán nền tràn lan vì tình trạng đầu cơ, đầu tư quá nhiều. Sau đó, chính quyền địa phương đã có động thái quyết liệt để quản lý và đưa thị trường trở lại trạng thái ổn định, hướng nhiều hơn vào nhu cầu thực của người dân. Nhờ đó, đất nền đã giảm sức nóng, nhưng các nhà đầu tư đã “trót” lao vào đợt sốt đất trước đó thì bị “mắc kẹt”, khó có thể thoát hàng trong thời gian ngắn.
Theo thông tin từ chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Bắc Giang, tỉnh đang tập trung phát triển phân khúc nhà ở chung cư và nhà ở xã hội, hướng đến đối tượng người lao động, công nhân, người có nhu cầu ở thực. Mặt khác sẽ giảm dần nguồn cung đất nền, chỉ duy trì ở một tỷ lệ phù hợp nhằm đảm bảo tính hấp dẫn của thị trường. Ngoài ra, dự kiến chuyển đổi các dự án đất nền sang dự án nhà ở trong vòng 5 năm tới.
"Hiệp hội Bất động sản Bắc Giang cũng đang rất tích cực triển khai và tuyên truyền, vận động các hội viên tập trung vào phân khúc nhà ở hướng tới đối tượng công nhân, người lao động có nhu cầu ở thực để giải quyết những vấn đề của xã hội, cũng như vấn đề chung của bất động sản tại tỉnh Bắc Giang” - Ông Sơn chia sẻ.
Ông Đào Công Hùng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Giang cho hay, các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn sẽ đáp ứng nhu cầu của người lao động và công nhân tại các khu, cụm công nghiệp. Bắc Giang cũng sẽ công bố công khai thông tin quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án BĐS một cách minh bạch, kịp thời nhằm ngăn chặn các tin đồn thổi sai sự thật; Tăng cường kiểm tra, quản lý hoạt động môi giới BĐS và kịp thời xử lý vi phạm của các cá nhân, tổ chức kinh doanh, hoạt động môi giới.
Cung cấp thêm các sản phẩm nhà ở trên địa bàn
Trong thời gian qua, Bắc Giang ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ của thị trường BĐS nhà ở, nhất là từ năm 2021 đến nay. Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Bắc Giang, toàn tỉnh hiện có 12 dự án nhà ở thương mại, 4/12 dự án này đã đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Trong năm 2021, có thêm 2 dự án nhà ở thương mại được cấp phép xây dựng, 3 dự án nhà ở xã hội được chấp thuận phương án đầu tư.
Bắc Giang đang có 8 dự án nhà ở xã hội, bao gồm 2 dự án đã hoàn thành và đi vào sử dụng, 3 dự án đang tiến hành xây dựng, 1 dự án chưa triển khai vì đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, 2 dự án mới lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi.
Các dự án khu đô thị, khu dân cư mới trên địa bàn có 69 dự án. Bao gồm 11 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, 21 dự án qua cơ bản hoàn thành, 10 dự án đang tiến hành thi công xây dựng, 15 dự án trong quá trình giải phóng mặt bằng, 12 dự án lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển phân khúc BĐS có giá trị lớn như những khu biệt thự, khu nhà ở liền kề có vị trí đắc địa. Đặc biệt là phát triển mạnh loại hình nhà ở cao tầng cho 2 đối tượng là: nhà ở xã hội cho công nhân và nhà ở thương mại, chung cư cho người dân có nhu cầu mua ở thực.
Đối với các dự án nhà ở xã hội, tỉnh Bắc Giang liên tục phê duyệt cho hàng loạt các dự án của những chủ đầu tư uy tín. Thời gian tới, các dự án hấp dẫn sắp ra mắt thị trường như: Khu đô thị và nhà ở xã hội xã Hồng Thái, Dự án khu nhà ở xã hội dành cho công nhân thuộc xã Quang Châu huyện Việt Yên; Khu nhà ở xã hội số 1, số 2 thuộc xã Tân Tiến và phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang.
Ông Lại Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản tỉnh Bắc Giang nhận xét, trong vòng 5 năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh sẽ có thêm khoảng 500.000 công nhân có nhu cầu về nhà ở. Như vậy, phân khúc nhà ở xã hội sẽ rất hấp dẫn và thu hút đầu tư.
Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho rằng chính sách để thu hút đầu tư trong thời gian tới sẽ được rà soát, xem xét lại. Bởi, đầu tư vào nhà ở xã hội sẽ được nhiều ưu đãi từ Nhà nước kể cả về giao đất hay các loại thuế. Những chắc chắn vẫn vướng mắc bởi những thủ tục hành chính. Hơn nữa, vấn đề về vay tín dụng, tiếp cận quỹ đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, các loại thuế… hiện nay vẫn chưa được đồng bộ giữa những chính sách pháp lý như Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản…
"Chúng tôi đã kiến nghị nhiều về vấn đề sửa đổi các luật liên quan, đặc biệt là chính sách cụ thể cho nhà ở xã hội nhưng hiện nay vẫn chưa được đồng bộ. Thực chất, việc triển khai nhà ở xã hội không thu được lợi nhuận ngay mà phải mất một khoảng thời gian dài, nếu chính sách tín dụng không cởi mở hơn cho doanh nghiệp, thì sẽ rất khó khăn, khiến nhiều doanh nghiệp vẫn e ngại" - Ông Sơn khẳng định.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia này nhận định việc gia tăng nguồn cung nhà ở, nhất là loại hình nhà ở xã hội đang là vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Tuy nhiên, một vấn đề khác rất cần quan tâm vào lúc này là: Làm như thế nào để các đối tượng có nhu cầu thực tiếp cận một cách dễ dàng tới các sản phẩm này. Điều này thực sự đang gây khó khăn cho cả phía doanh nghiệp phát triển dự án và đối tượng có nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.