meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ai bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp?

Thứ năm, 13/10/2022-09:10
Là một kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, nhưng do phát triển "nóng" trong thời gian qua nên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã và đang dần bộc lộ những khoản tối. Trong khi chờ các quy định từ cơ quan quản lý, nhà đầu tư cần tự nâng cao hiểu biết để tránh "tiền mất tật mang".

Mua theo phong trào, nhà đầu tư nhận trái đắng

Do kênh trái phiếu có độ rủi ro cao, nên trong văn bản quy định về phát hành TPDN riêng lẻ, Bộ Tài chính có nêu rõ, đối tượng mua là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực tế do chạy theo lãi suất cao, nhiều cá nhân đã tìm cách "lách" để trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp, hoặc thông qua các hợp đồng như hợp tác đầu tư, hay ủy thác đầu tư để bằng mọi cách mua được TPDN. Đặc biệt, một trong những kênh giúp cá nhân không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp mua TPDN đó là qua môi giới, giới thiệu của nhân viên phòng giao dịch ngân hàng và sự môi giới của công ty chứng khoán.

Sau một thời gian phát triển nóng, những khoảng tối trên thị trường TPDN đã dần bộc lộ. Trong vụ lãnh đạo công ty A.Đ bị khởi tố do sai phạm trong việc phát hành TPDN, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến phòng giao dịch ngân hàng - nơi tư vấn chào mời mua TPDN nhưng đã thất vọng vì nhân viên tư vấn "chối bỏ" trách nhiệm.


Nhiều người mua TPDN qua môi giới của công ty chứng khoán mà chưa tìm hiểu kỹ thông tin về trái phiếu (Ảnh minh hoạ)
Nhiều người mua TPDN qua môi giới của công ty chứng khoán mà chưa tìm hiểu kỹ thông tin về trái phiếu (Ảnh minh hoạ)

Chị Đặng Thu Phương (Hà Nội), một trong những nhà đầu tư đã mua trái phiếu này chia sẻ, ban đầu chị cũng sơ suất khi không tìm hiểu về TPDN mà chỉ nghe nhân viên ngân hàng tư vấn lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, ngoài ra có ngân hàng bảo lãnh nên đã ký mua TPDN. "Đến nay, tôi như ngồi trên đống lửa không biết đến khi nào mới tất toán được TPDN. Khi doanh nghiệp xảy ra vấn đề, tôi đọc kỹ thì biết TPDN của doanh nghiệp không niêm yết, không có tài sản đảm bảo, không xếp hạng tín nhiệm. Chúng tôi chỉ biết chờ đợi”, chị Phương chia sẻ.

Tâm trạng của chị Phương cũng giống hàng trăm nhà đầu tư khác mua TPDN của những doanh nghiệp phát hành mà không có tài sản đảm bảo, không niêm yết. Ngoài việc chờ tất toán TPDN, nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ chỉ biết "thở dài" vì trót mua theo phong trào nhiều nhất qua "kênh" môi giới là công ty chứng khoán.

Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam cho biết, tổng khối lượng phát hành TPDN trong nước năm nay đạt 658.000 tỷ đồng. Trong đó, số lượng trái phiếu phát hành ra công chúng )vốn được đánh giá là có chất lượng cao) chỉ đạt khoảng 5%, trong khi tỷ lệ phát hành riêng lẻ (với chất lượng lẫn lộn) đạt hơn 95%. Đáng chú ý, có đến hơn 49% khối lượng TPDN phát hành trong năm 2021 không có tài sản đảm bảo.


Nhà đầu tư cá nhân cân ý thức được rủi ro TPDN cũng như nợ xấu trái phiếu
Nhà đầu tư cá nhân cân ý thức được rủi ro TPDN cũng như nợ xấu trái phiếu

Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), TS. Cấn Văn Lực cho rằng, trái chủ cần bình tĩnh chờ đợi các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, kiểm tra. Các cơ quan chức năng sẽ đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân cũng như nhà đầu tư. Trách nhiệm của các đơn vị môi giới, tư vấn với trường hợp TPDN xảy ra vấn đề cần chờ kết luận của cơ quan điều tra. Mặc dù là đơn vị tư vấn môi giới nhưng quyết định mua TPDN cuối cùng vẫn là do cá nhân nhà đầu tư. Trong thời gian tới, trách nhiệm của đơn vị môi giới, hay tư vấn phát hành sẽ được quy định rõ tại Nghị định 65/2022.

Cần mạnh tay sau thời gian buông lỏng

TS Phan Phương Nam, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh cho biết rủi ro của thị trường TPDN đã được cảnh báo từ lâu. Sau thời gian phát triển nóng, hiện tại là thời điểm Nhà nước cần mạnh tay hơn sau thời gian dài buông lỏng quản lý. 

TS Nam đánh giá, trường hợp TPDN không có tài sản đảm bảo nên doanh nghiệp thu xếp được số tiền bao nhiêu sẽ trả bấy nhiêu cho trái chủ. Đây là bài học cảnh báo cho các nhà đầu tư cần nghiêm túc hơn khi mua TPDN. Nhiều nhà đầu tư trong thời gian qua nhầm lẫn giữa bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán nghĩa vụ trả nợ trái phiếu. Do đó, nhà đầu tư cần đọc kỹ hồ sơ phát hành của doanh nghiệp. "Bộ Tài chính cần giám sát quá trình xử lý tài sản của doanh nghiệp để mang lại quyền lợi tốt nhất cho nhà đầu tư, chứ không thể đảm bảo quyền lợi cho tất cả nhà đầu tư”, vị chuyên gia nói.

Theo ông Nam, với các đợt doanh nghiệp phát hành TPDN, các đơn vị tư vấn, đại lý phát hành cần có thêm quy định phải mua bảo hiểm tài chính. Gói bảo hiểm này một phần nhằm bù đắp cho nhà đầu tư khi sự cố xảy ra. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam chưa mặn mà với lĩnh vực này. Đó là cơ chế bảo vệ nhà đầu tư đang bị bỏ ngỏ.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong khi đó, ông Đỗ Ngọc QUỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho rằng, cần truyền thông cho những nhà đầu tư cá nhân, để họ ý thức được rủi ro TPDN cũng như nợ xấu trái phiếu. Rộng hơn là nhà đầu tư cần hiểu về Luật Phá sản doanh nghiệp.

Còn theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho hay, một trong những rủi ro lớn trên thị trường tài chính là nhà đầu tư cá nhân rất hạn chế trong việc đánh giá rủi ro nhưng vẫn quyết định mua TPDN do có lợi nhuận cao hơn so với các kênh đầu tư khác trong thời gian vừa qua.

TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế đánh giá, Nghị định 65 về TPDN vừa được ban hành sẽ là bước tiến dài về phương diện phát triển thị trường trái phiếu, tuy nhiên không giải quyết được vấn đề ngắn hạn. Trong dài hạn, Nghị định 65 giúp hoàn thiện quy định về phát hành TPDN riêng lẻ. Điều này mở ra con đường cho các doanh nghiệp phát hành nhỏ lẻ không cần xếp hạng. Mặc dù đây là tiến bộ lớn nhưng không giúp giải quyết vấn đề ngắn hạn đáo nợ cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Ông Nghĩa cho rằng, nếu có cách xử lý không phải hình sự hóa thì có thể bán tài sản của doanh nghiệp để trả cho các nhà đầu tư.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước