Nâng cao vai trò giám sát của cơ quan Nhà nước với thị trường trái phiếu doanh nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Nghị định 65: Trái phiếu doanh nghiệp có thể tăng lên sau giai đoạn trầm lắng vừa quaXây dựng nền tảng cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ xếp hạng tín nhiệmTS Lê Xuân Nghĩa: Trái phiếu doanh nghiệp cần có niên hạn dài hơnQuy mô thị trường càng lớn, càng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Từ năm 2019, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phát triển rất nhanh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Các rủi ro ở đây tập trung ở một số điểm sau:
TS. Vũ Tiến Lộc: Cần khơi mở cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển
Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp để trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng, trước hết cần trách nhiệm của các bên từ cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và cả thể chế của thị trường này.Cần mở lối cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng
Nghị định 65/2022/NĐ-CP được ban hành nhằm quản lý chặt chẽ vấn đề phát hành trái phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn rẻ của thị trường trái phiếu nhờ phát hành ra công chúng. Vậy, làm sao để mở lối cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng?Xếp hạng tín nhiệm là "bệ đỡ" cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Việc quy định bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm mục tiêu ban đầu của là chấn chỉnh và thu hẹp dần hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.Masan huy động thành công 2 lô trái phiếu trị giá 1.500 tỷ đồng
Đáng chú ý, đợt huy động lần này của Tập đoàn Masan xảy ra chỉ vài hôm ngay trước thềm lô trái phiếu phát hành trước đó đến thời điểm đáo hạn. Cụ thể, lô trái phiếu được Masan phát hành ngày 26/9/2019 với trị giá 1.500 tỷ đồng và kỳ hạn 3 năm đã đáo hạn vào ngày 25/9/2022 vừa qua.Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tình hình tài chính yếu kém, không tốt nhưng vẫn phát hành được. Điều này có nguyên nhân từ việc các doanh nghiệp này đẩy lãi suất của trái phiếu tăng lên nhằm thu hút các đối tượng nhà đầu tư.
Thứ hai, mặc dù đã hạn chế các nhà đầu tư cá nhân không đủ tiêu chuẩn tham gia thị trường tiếp cận kênh đầu tư trái phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà đầu tư cá nhân cố tình vi phạm để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, mua trái phiếu riêng lẻ. Điều này đã dẫn đến những hậu quả, những rủi ro cho chính những nhà đầu tư đó.
Thứ ba, có rủi ro từ sự bất cân xứng thông tin. Một số tổ chức trung gian làm tư vấn phát hành, làm trung gian tài chính đã không thực sự trung thực khi cung cấp dịch vụ đã khiến thông tin đến với các nhà đầu tư không đầy đủ.
Nhận thức được những rủi ro này, cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành thanh kiểm tra, giám sát để xử lý các vi phạm trên thị trường. Từ những bất cập của thị trường, Chính phủ, Bộ Tài chính đã tiến hành sửa đổi, bổ sung một số quy định hiện hành và ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP.
Xuyên suốt Nghị định là những quy định nhằm tăng tính minh bạch của thị trường thông qua tăng tính minh bạch của các chủ thể tham gia. Một là tăng tính minh bạch của các doanh nghiệp phát hành bằng các quy định về việc phải công bố đầy đủ, chính xác thông tin cho các nhà đầu tư.
Hai là tăng tính minh bạch của các chủ thể trung gian, các tổ chức cung cấp dịch vụ. Đi kèm với việc tuân thủ các quy định của pháp luật, họ phải đảm bảo thực hiện các chế độ báo cáo cho cơ quan quản lý đầy đủ, định kỳ.
Ba là tăng tính minh bạch đối với các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư tham gia thị trường phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về đầu tư, phải thực sự hiểu biết về thị trường và ký vào các văn bản nhằm xác định rõ mình đã hiểu và tiếp cận đầy đủ những thông tin mà doanh nghiệp phát hành đã công bố trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Về phía cơ quan quản lý, chúng tôi đã bổ sung thêm các quy định về minh bạch hóa thông tin hơn đối với những nhà phát hành để phản ánh trên chuyên trang về trái phiếu doanh nghiệp tại sở giao dịch chứng khoán. Theo đó, các thông tin về tình hình tài chính, các thông tin về vi phạm, về việc thanh toán chậm trả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng được phản ánh ở trên trang thông tin này.
Thị trường có thể đánh giá được những vi phạm của doanh nghiệp thông qua các thông tin ở trên trang thông tin để đưa ra các quyết định đầu tư của mình.
Nâng cao vai trò giám sát của cơ quan chức năng
Quy mô của thị trường vốn ngày càng tăng và đã đạt mức tương đương với quy mô của tín dụng ngân hàng. Trong khi đó, bộ máy quản lý của kênh tín dụng ngân hàng, nguồn lực về cán bộ rất lớn, đặc biệt là cơ quan giám sát, thanh tra ngân hàng. Do đó, ngoài Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các cơ quan quản lý của Bộ Tài chính sẽ phải tăng cường thay đổi các phương thức quản lý, giám sát dựa vào các công nghệ, cách thức quản lý giám sát cho phù hợp.
Việc tăng nguồn lực cho cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là Ủy ban Chứng Khoán rất là cần thiết. Vì quy mô thị trường lớn, các hành vi trên thị trường ngày càng tinh vi hơn, các sản phẩm tài chính, cấu trúc thị trường ngày càng phức tạp hơn. Không chỉ là các sản phẩm thông thường mà còn thêm các sản phẩm phái sinh và những sản phẩm khác. Tình liên thông giữa thị trường tài chính, thị trường tín dụng, thị trường trong nước, thị trường ngoài nước càng ngày càng lớn.
Do đó, cần thiết phải tăng cường nguồn lực cho cơ quan quản lý Nhà nước. Sắp tới, khi tiến hành rà soát, sửa đổi Luật Chứng khoán, chúng ta cần phải làm rõ tính chất của việc giám sát này để đề suất với cơ quan có thẩm quyền nhằm bố trí các nguồn lực phù hợp hơn.
Riêng thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ trưởng bộ Tài chính đã có 2 chỉ thị và nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan liên quan ở trong Bộ để tăng cường quản lý, giám sát, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nhằm xử lý vi phạm và chấn chỉnh.
Mặt khác, tiếp tục cử các đoàn kiểm tra các tổ chức cung cấp dịch vụ là chính. Bao gồm các công ty tư vấn, công ty kiểm toán, công ty định giá để đảm bảo làm sao các tổ chức này phải nâng cao tính tuân thủ các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản của lĩnh vực bất động sản để có những giải pháp giám sát liên ngành phù hợp. Nếu phát hiện những sai phạm sẽ có những biện pháp xử lý và chấn chỉnh sớm.
Việc ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP đã động chạm đến những gì thị trường đang cần. Đồng thời, khắc phục được những hạn chế của thị trường trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, những tồn tại của thị trường trong thời gian vừa qua có liên quan nhiều đến việc thực thi chính sách. Các đối tượng tham gia thị trường chưa thực sự tuân thủ các quy định của pháp luật để mang đến những rủi ro, những hạn chế của thị trường mà cơ quan quản lý nhà nước phải ứng phó bằng các giải pháp về chính sách mạnh mẽ hơn trong thời gian vừa qua.
Chính vì vậy, các đối tượng, các chủ thể tham gia thị trường trước hết phải nâng cao tính tuân thủ quy định của pháp luật để góp phần làm cho thị trường minh bạch, hiệu quả và bền vững hơn. Từ đó, trở thành kênh dẫn vốn trung dài hạn đắc lực của doanh nghiệp
Về phía doanh nghiệp phát hành, cần phải tuân thủ các quy định về công bố thông tin cho nhà đầu tư và phải đưa cho nhà đầu tư các thông tin một cách chinh xác nhất về phương án phát hành cũng như những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi đầu tư trái phiếu nhằm tránh để các nhà đầu tư cảm thấy bị thiếu thông tin.
Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, làm những gì pháp luật cho phép, phải cung cấp dịch vụ một cách minh bạch và phải có đạo đức nghề nghiệp. Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ, việc đảm bảo tuân thủ pháp luật và giữ được đạo đức nghề nghiệp là rất quan trọng. Đặc biệt trong thời gian tới khi chúng ta áp dụng quy định doanh nghiệp phải có xếp hạng tín nhiệm.
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm phải có sự minh bạch, khách quan cao trên thị trường. Nếu các tổ chức không minh bạch nữa thì nhà đầu tư không biết tin tưởng vào đâu.
Đối với các nhà đầu tư cần tự đánh giá năng lực đầu tư của mình khi tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp và mua trái phiếu phát hành riêng lẻ. Điều này nhằm đánh giá đầy đủ các rủi ro khi mua, không nên chỉ mua trái phiếu doanh nghiệp thông qua chào mời lãi suất cao mà không đánh giá và không nắm được các điều kiện, điều khoản cụ thể của trái phiếu.Nếu nhà đầu tư cố tình để trở thành nhà đầu tư chuyên
nghiệp trong khi không đánh giá được rủi ro thì hoàn toàn có thể gặp phải những rủi ro rất lớn. Trong trường hợp xấu nhất, nhà đầu tư hoàn toàn có thể mất cả gốc, cả lãi. Đồng thời, việc cố tình vi phạm, nhà đầu tư còn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Với việc ban hành Nghị định 65, thị trường trái phiếu sẽ dần nắm bắt được và điều chỉnh theo các quy định mới để tiếp tục huy động được vốn và phát huy hiệu quả vai trò của mình.