Masan huy động thành công 2 lô trái phiếu trị giá 1.500 tỷ đồng
BÀI LIÊN QUAN
Mô hình WIN mới của Masan: Ẩn chứa "ma lực" gì mà ai ghé vào cũng không thể về tay không?Cuộc đua đầy cam go của WIN – Masan, MaxValu – AEON và KingfoodMart – Seedcom trong phân khúc siêu thị tầm trungMasan High - Tech Materials có tận dụng được cơ hội trong giai đoạn siêu chu kỳ hàng hóa?Theo thông tin cập nhật, ngày 22/9/2022, CTCP Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) đã công bố về việc huy động thành công 2 lô trái phiếu với trị giá 1.500 tỷ đồng. Được biết, hai lô trái phiếu do tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang phát hành có mã MSNH2227003 và MSNH2227004, giá trị lần lượt là 700 tỷ và 800 tỷ đồng.
Cả hai lô trái phiếu này đều có kỳ hạn là 60 tháng, được phát hành cũng như hoàn tất vào cùng một ngày, đó là ngày 21/9/2022, mệnh giá là 100 triệu đồng/trái phiếu và sẽ đáo hạn vào ngày 21/9/2027. Trước đó, Masan cũng công bố nghị quyết về việc thay đổi phương án phát hành riêng lẻ 2 lô trái phiếu doanh nghiệp với tổng trị giá lên đến 1.500 tỷ đồng cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Theo đó, lãi suất trong 2 kỳ đầu tiên sẽ được tính cố định là 9,5%/năm. Đối với các kỳ tính lãi còn lại, lãi suất sẽ được tính theo lãi suất thả nổi bằng tổng của 3,975%/năm cùng với lãi suất tham chiếu. Mục tiêu ban đầu của Masan là sử dụng số tiền thu được để thanh toán khoản gốc đáo hạn đối với lô trái phiếu MSNPO2022_01 được phát hành ngày 26/9/2019. Sau điều chỉnh, số tiền này sẽ được sử dụng để thanh toán gốc của trái phiếu BondMSN012023 được phát hành ngày 9/3/2020 và đáo hạn ngày 9/3/2023. Dự kiến, thời gian sử dụng vốn là quý đầu năm sau.
Đáng chú ý, đợt huy động lần này của Tập đoàn Masan xảy ra chỉ vài hôm ngay trước thềm lô trái phiếu phát hành trước đó đến thời điểm đáo hạn. Cụ thể, lô trái phiếu được Masan phát hành ngày 26/9/2019 với trị giá 1.500 tỷ đồng và kỳ hạn 3 năm đã đáo hạn vào ngày 25/9/2022 vừa qua.
Năm 2020, Masan cũng đã phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong nước thông qua 4 đợt, tất cả trái phiếu này đều có kỳ hạn 3 năm và được đáo hạn vào năm 2023. Tháng 1 năm ngoái, tập đoàn này tiếp tục thực hiện chào bán thêm 4.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng. Tính đến nay, dư nợ trái phiếu của công ty mẹ Masan là 19.500 tỷ đồng. Trong số đó, có đến 14.000 tỷ đồng đáo hạn vào tháng 3 cho đến tháng 8/2023 cùng với 4.000 tỷ đáo hạn vào tháng 1/2024.
Điều đáng nói, các công ty con của Masan cũng có dư nợ trái phiếu, tổng giá trị lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Cụ thể, Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo hiện đang lưu hành 6.300 tỷ đồng, WinCommerce cũng đang lưu hành 4.500 tỷ đồng, Masan Hightech Materials là 3.000 tỷ đồng và Masan Consumer Holdings là 2.100 tỷ đồng…
6 tháng đầu năm, doanh thu thuần hợp nhất của Masan là 36.023 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 12,5%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế là 3.110 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng 122,7%. Ngoài ra, lãi ròng là 2.577 tỷ đồng. Năm nay, tập đoàn đặt mục tiêu tổng doanh thu là 90.000 - 10.0000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 6.900 - 8.500 tỷ đồng.