meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xếp hạng tín nhiệm là "bệ đỡ" cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Chủ nhật, 02/10/2022-08:10
Việc quy định bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm mục tiêu ban đầu của là chấn chỉnh và thu hẹp dần hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Tại sao doanh nghiệp cần xếp hạng tín nhiệm?

Xếp hạng tín nhiệm góp phần giúp minh bạch thông tin cho thị trường. Tuy nhiên, xếp hạng tín nhiệm mang tính tương lai, không giống như kiểm toán.

Kiểm toán là xác định tính trung thực và hợp lý của số liệu kế toán tại thời điểm báo cáo hoặc trong lịch sử. Còn xếp hạng tín nhiệm là đưa ra ý kiến về xếp hạng trong tương lai.

Ví vụ, tại thời điểm hiện tại doanh nghiệp được xếp ở mức AA, tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ có trách nhiệm theo dõi liên tục xem trong tương lai xếp hạng của doanh nghiệp xuống A hay thậm chí xuống thấp hơn nữa. Hoặc triển vọng sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai.

Việc đưa quy định xếp hạng tín nhiệm bắt buộc giúp minh bạch thông tin cho nhà đầu tư, không phải là điều kiện phát hành ban đầu để nâng chuẩn như Nghị định 65 (Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ). Mà quan trọng hơn sau này, diễn biến chất lượng tín dụng của doanh nghiệp sẽ như thế nào trong tương lai. Có thể thời điểm hiện tại tốt, nhưng 3 tháng sau không còn tốt nữa vì trong kinh doanh luôn có rủi ro và không thể biết trước.

Trong 3 năm qua, với gần 700 doanh nghiệp phát hành trái phiếu và đang có trái phiếu lưu hành với khoảng 1,5 triệu tỷ đồng ở Việt Nam hiện tại. Nếu áp tiêu chuẩn hiện tại về xếp hạng tín nhiệm bắt buộc vào số doanh nghiệp trên, sẽ có khoảng 43,85% thuộc diện bắt buộc phải xếp hạng.

Điều này cho thấy, chất lượng trái phiếu phát hành trong quá khứ rất thấp. Vì vậy, việc đưa tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm vào Nghị định 65 góp phần nâng chuẩn của đơn vị phát hành, cũng như lọc dần nhằm tránh các dự án, các công ty mới thành lập hoặc những công ty chỉ có một dự án bất động sản lại chưa có hồ sơ năng lực bị ngân hàng từ chối cho vay. Nhưng lại phát hành trái phiếu riêng lẻ để huy động tiền của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, số liệu trên là của 2021, giai đoạn có số doanh nghiệp phát hành rất nhiều, tới hơn 400 doanh nghiệp. Điều đó không có nghĩa lịch sử này sẽ lặp lại trong tương lai nên vấn đề này cũng không quá quan trọng. Nó còn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng doanh nghiệp phát hành cũng như khối lượng trái phiếu được phát hành trong tương lai.

Theo tính toán của Fiin Raiting, thời gian tới sẽ có khoảng hơn 100 doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm. Trong đó, có khoảng vài chục doanh nghiệp đã niêm yết ở trên sàn chứng khoán. Đây cũng là những doanh nghiệp có dư nợ tín dụng dưới hình thức trái phiếu doanh nghiệp lớn hoặc có tình hình đòn bẩy tài chính cao. Chúng tôi sẽ tập trung rà soát, đánh giá trước để có thể đảm bảo đồng hành với quy định mới cũng như các nhà đầu tư góp phần minh bạch thông tin và nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ nhà đầu tư.

Trong các nhóm ngành có mức độ bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm cao như bất động sản, các định chế tài chính – ngân hàng, xây dựng … nếu tiếp tục duy trì hoạt động phát hành trái phiếu như hiện tại. Ngoài ra còn có một số ngành khác như đầu tư năng lượng tái tạo, hạ tầng vì nhu cầu vốn của họ rất lớn mà ngành ngân hàng không thể đáp ứng được.

Như ngành năng lượng tái tạo, các ngân hàng còn rất ít room dành cho lĩnh vực này. Trong khi đó, nhu cầu vốn của lĩnh vực này rất lớn, khoảng 100 tỷ đô la trong vòng 10 năm nữa nếu quy hoạch điện VIII được thông qua. Nhu cầu vốn này các ngân hàng không thể đáp ứng được dù có lấy hết lượng vốn trung dài hạn của hệ thống ngân hàng hiện nay cũng không đáp ứng được. Chưa kể, các ngân hàng đều có quy chuẩn về quản trị rủi ro riêng theo ngành. Không thể tất cả tín dụng của một ngân hàng dành cho một ngành nào đó được. Do đó, buộc trái phiếu phải phát triển.

Cần khuyến khích doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho biết, xếp hạng tín nhiệm đã có trong hệ thống ngân hàng cách đây 15 năm. Ngân hàng Nhà nước xếp hạng các ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại xếp hạng các doanh nghiệp là các khách hàng vay tiền của mình.


TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia
TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia

Nếu đối chiếu với những gì chúng ta đã làm về các tiêu chuẩn tài chính và các tiêu chuẩn phi tài chính cho khu vực ngân hàng với chuẩn của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ thì còn cách khá xa.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ có đòi hỏi khắt khe hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đang làm trong hệ thống ngân hàng. Mặc dù xếp hạng của ngân hàng cũng theo tiêu chuẩn 3R2 nhưng tiêu chuẩn của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn khắt khe hơn nhiều. Nó còn thêm một tầng thông tin nữa.

"Vì vậy, nó mới là tiền đề cho một thị trường trái phiếu phát triển bền vững trong tương lai. Các doanh nghiệp sau này, các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong tương lai chỉ cần nhìn vào xếp hạng này để quyết định đầu tư hay không đầu tư vào một trái phiếu của doanh nghiệp nào đó. Vì các nhà đầu tư này không có đủ thời gian, không đủ trình độ để hiểu hết nội dung báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Bởi trong đó có quá nhiều thông tin, đặc biệt là những thông tin, số liệu không thể biết và phân tích được, ngay cả đối với những chuyên gia tài chính. Tuy nhiên, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có thể biết và phân tích được những vấn đề này", TS Lê Xuân Nghĩa nói.

Còn theo ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc  Fiin Ratings cho rằng, xếp hạng tín nhiệm là nhìn về tương lai. Khi làm với doanh nghiệp thì phải tìm hiểu kĩ doanh nghiệp và tiến hành dự phóng. Không chỉ dự phóng tại thời điểm đó mà còn phải theo dõi 3 tháng/lần (theo tiêu chuẩn của Bộ Tài chính là tối thiểu 6 tháng/lần), nó khác kiểm toán và thậm chí chặt hơn cả tín dụng ngân hàng.


Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc  Fiin Ratings
Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc  Fiin Ratings

Việc quy định bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm mục tiêu ban đầu của là chấn chỉnh và thu hẹp dần hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Dần dần tiến tới việc chỉ dành cho các nhà đầu tư có trình độ và khả năng chịu đựng rủi ro cao.

Phát hành riêng lẻ xét về mặt cấu trúc có mức độ rủi ro hơn rất nhiều phát hành ra công chúng và chỉ có những nhà đầu tư có khả năng chịu đựng rủi ro cao mới đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp phát hành, phát hành riêng lẻ là phát hành ở đẳng cấp thấp. Vì vậy, nếu doanh nghiệp cứ bám vào đó để sống thì đẳng cấp của họ trên thị trường cũng sẽ giảm đi. Giảm cả ở uy tín trên thị trường và chiến lược quản trị. Nếu quản trị cả một tập đoàn lớn mà chỉ bám vào phát hành ở thị trường riêng lẻ để duy trì hoạt động thì chiến lược quản trị như vậy là một sai lầm.

Có thể nói, thay đổi quan trọng nhất trong sửa đổi lần này là đưa quy định xếp hạng tín nhiệm vào. Nó vừa là thông lệ quốc tế, lại vừa chiếu cố Việt Nam. Ví dụ, quy định trong vòng 12 tháng trên 500 và dưới 50% vốn chủ sở hữu mới phải xếp hạng, nhưng ở nhiều nước họ quy định phải xếp hạng tất cả.

Thực tế có nhiều doanh nghiệp ái ngại đối với việc xếp hạng tín nhiệm. Vì vậy, cần khuyến khích tất cả các doanh nghiệp thực hiện xếp hạng, còn việc công bố hay không là việc của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần xếp hạng ngay từ bây giờ để kịp thời đáp ứng các điều kiện phát hành trong tương lai. Mặt khác, không nên cầu toàn trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào xếp hạng ở Việt Nam.

Từng bước hình thành thói quen xếp hạng cho doanh nghiệp, đã kinh doanh thì phải xếp hạng. Doanh nghiệp phải nhìn vào thị trường vốn để tồn tại.

Bên cạnh đó chúng ta cần tăng sự minh bạch hóa, trung thực và khách quan trong việc công bố thông tin. Trong Nghị định 65 đã bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo, về trách nhiệm của các tổ chức trung gian tham gia vào quá trình phát hành và phân phối trái phiếu nó cũng làm cho việc giám sát việc thực thi các trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trở lên độc lập, minh bạch, khách quan và giúp cho những cam kết trong quá trình phát hành được thực hiện tốt hơn.

Ví dụ như việc đưa ra quy định phải có báo cáo tình hình sử dụng vốn định kỳ 6 tháng và phải có kiểm toán. Trước đây không có quy định này, còn hiện nay, doanh nghiệp tự báo cáo, kiểm toán ký xác nhận vào đó. Nghĩa là phải có một bên thứ 3, độc lập, khách quan xác nhận.

"Thêm nữa, trách nhiệm của các tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu rõ ràng một nhà đầu tư cá nhân không thể có khả năng thực hiện việc đó. Ở đây, việc quy trách nhiệm cho tổ chức đại diện người sở hữu trái phiếu cũng giúp tăng cường tính giám sát, giúp cho bản thân các doanh nghiệp cũng có ý thức để trở lên minh bạch và chuyên nghiệp hơn", ông Thuân cho biết.

KHÁNH HÀ
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước