Cần mở lối cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng
BÀI LIÊN QUAN
Nghị định 65: Trái phiếu doanh nghiệp có thể tăng lên sau giai đoạn trầm lắng vừa quaTập đoàn TTC hoàn tất phát hành 600 tỷ đồng trái phiếuPGS. TS Đinh Trọng Thịnh: “Sẽ có nhiều lo lắng về khoản nợ trái phiếu địa ốc sắp đáo hạn”Nghịch lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thị trường trái phiếu của Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng lại có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Nhưng có một nghịch lý đang xảy ra là ngay cả những công ty phát hành trái phiếu tốt nhất của Việt Nam đều không phát hành trái phiếu ra công chúng mà phát hành riêng lẻ. Đây là câu hỏi lớn nhất cho các nhà quản lý cũng như các chuyên gia, các nhà đầu tư.
Đừng nghĩ rằng họ có lỗi, mà lỗi này là lỗi của thị trường!
TS. Vũ Tiến Lộc: Cần khơi mở cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển
Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp để trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng, trước hết cần trách nhiệm của các bên từ cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và cả thể chế của thị trường này.Nghị định 65 giúp minh bạch hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Minh bạch hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp là vấn đề được các thành phần tham gia đặc biệt quan tâm, nhất là đối với các nhà đầu tư. Nghị định 65/2022/NĐ-CP được ban hành hứa hẹn sẽ giúp minh bạch hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới.Từ nay đến hết năm, VinFast có thể huy động được 11.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu
Tập đoàn Vingroup sẽ thực hiện cấp bảo lãnh thanh toán với mức tối đa là 13.000 tỷ đồng cho trái phiếu được phát hành bởi VinFast. Theo thống kế trên HNX, từ đầu năm đến nay, hãng sản xuất ô tô của Việt Nam mới gọi vốn thành công 2.000 tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu.Đây là vấn đề được TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nêu ra trong buổi tọa đàm xoay quanh Nghị định 65/2022/NĐ-CP vừa được ban hành.
Cùng nhận định trên, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội trái phiếu Việt Nam cho rằng, hiện nay đang có hiện tượng nhiều công ty phát hành trái phiếu đủ điều kiện để phát hành trái phiếu ra công chúng, nhưng vẫn phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Điều này có nguyên nhân bởi khi phát hành ra công chúng khác với phát hành trái phiếu riêng lẻ. Doanh nghiệp muốn phát hành ra công chúng, trước hết phải có ý kiến của đại hội đồng cổ đông, thứ hai phải gửi hồ sơ lên Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước. Sau khi Ủy Ban Chứng khoán duyệt hồ sơ, đồng ý cho phát hành ra công chúng, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ để niêm yết lên sở giao dịch chứng khoán và giao dịch như giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán với tất cả các nhà đầu tư từ chuyên nghiệp đến chưa chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, còn nhiều vướng mắc như gửi hồ sơ lên Ủy ban Chứng khoán, thời gian xử lý còn mất nhiều thời gian. Điều này làm cho các doanh nghiệp không chủ động được thời gian phát hành, kéo theo không chủ động được trong hoạt động kinh doanh vì không biết khi nào có tiền để triển khai hoạt động đó.
Trong khi đó, trong trường hợp phát hành riêng lẻ, doanh nghiệp chủ động hết. Doanh nghiệp không phải xin ý kiến gì cả, họ chỉ có trách nhiệm báo cáo, còn lại chủ động triển khai hết mọi việc. Do đó, có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện phát hành ra công chúng nhưng vẫn chọn phát hành riêng lẻ thay vì phát hành ra công chúng vì có thể dễ dàng kiểm soát được thời gian khi nào phát hành được và khi nào có vốn để triển khai kế hoạch kinh doanh.
Điều này dẫn đến tình trạng, phát hành riêng lẻ tăng vọt lên, trong khi tỷ lệ phát hành ra công chúng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điển hình như năm 2021, tỷ lệ phát hành ra công chúng chỉ chiếm 5% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trên toàn thị trường. Trong số 95% còn lại, có rất nhiều doanh nghiệp rất lớn, rất uy tín, có chất lượng nhưng họ vẫn không chọn phát hành trái phiếu ra công chúng.
Về mặt nguyên tắc, việc phát hành trái phiếu ra công chúng có lợi hơn phát hành riêng lẻ rất nhiều. Thứ nhất là doanh nghiệp không phải lo lắng gì cả. Trường hợp phát hành ra công chúng, khi doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán là họ có thể bán cho mọi nhà đầu tư, vấn đề huy động vốn dễ dàng hơn nhiều, rẻ hơn nhiều.
Các ngân hàng phát hành trái phiếu ra công chúng, niêm yết trên thị trường chứng khoán, lãi suất của các trái phiếu ngân hàng chỉ thấp bằng ½, thậm chí 1/3 so với lãi suất phát hành riêng lẻ của các doanh nghiệp.
Thứ hai là trong phát hành ra công chúng, hạ tầng giao dịch, mức độ thuận lợi, thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều so với phát hành riêng lẻ khi giao dịch. Điều này góp phần giảm chi phí phát hành cho doanh nghiệp rất nhiều. Đồng thời, nó còn giúp uy tín, thương hiệu của doanh tăng.
Vì vậy, không ai dại gì lại không chọn phương án phát hành ra công chúng nếu như nó thuận lợi. Đây là điểm mà chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nền tảng pháp lý nhằm giúp cho các doanh nghiệp đạt chuẩn có thể sử dụng kênh phát hành ra công chúng được hiệu quả.
Một vấn đề mang tính cấp bách khác đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp ngay đó là chúng ta đang siết chặt lại trái phiếu phát hành riêng lẻ là đúng, nhưng nếu không đồng thời mở ngay cái thủ tục xử lý hồ sơ để phát hành ra công chúng nhanh thì thị trường sẽ có một khoảng thời gian bị tê liệt có thể kéo dài tới 6 tháng, thậm chí 1 năm.
Về vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa chia sẻ, tôi đã làm việc với phòng phát hành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đặt câu hỏi. Nếu sử lý một bộ hồ sơ phát hành trái phiếu ra công chúng hiện nay mất khoảng bao lâu? Họ trả lời, hiện nay có quá nhiều hồ sơ, không thể xử lý nổi và nhanh nhất cũng phải 6 tháng, chậm thì 1 năm.
Bên cạnh đó, tôi cũng đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài chính, việc ban hành Nghị định 65 là rất tốt. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây mà không xử lý vấn đề phát hành ra công chúng thì không chỉ tạo ra ách tắc của thị trường này mà còn tạo ra ách tắc của thị trường kia.
Ngoài ra, tôi cũng trao đổi với một số doanh nghiệp lớn đã phát hành trái phiếu riêng lẻ và họ có đủ khả năng phát hành riêng lẻ ra quốc tế được, tức là họ có đủ uy tín ở tầm quốc tế về vấn đề này. Họ chia sẻ, nguyên nhân họ phải phát hành riêng lẻ ở Việt Nam với lãi suất rất cao và phát hành ra quốc tế cũng phải chịu mức lãi suất rất cao là vì doanh nghiệp chưa đủ “đẳng cấp” để phát hành ra công chúng ở Việt Nam. Nếu nộp hồ sơ để phát hành ra công chúng ở Việt Nam sẽ tuột mất cơ hội kinh doanh.
Do đó, đây là một vấn đề quan trọng và cấp bách mà chúng ta cần phải suy nghĩ một cách nghiêm túc để giải quyết chứ không phải chỉ là những quy định.
Cởi trói trong phê duyệt hồ sơ phát hành
Liên quan đến vấn đề xét duyệt hồ sơ của các doanh nghiệp phát hành ra công chúng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc Fiin Ratings cho biết: "Về vấn đề vướng mắc trong phê duyệt hồ sơ, chúng tôi đã có đề suất việc học hỏi một số kinh nghiệp của các thị trường trái phiếu trong khu vực, ví dụ như Malaysia. Theo đó, có thể cho phép duyệt hồ sơ sau, nhưng khi đó, vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm rất quan trọng, họ phải chịu trách nhiệm cao hơn. Tức là, hồ sơ phải chuẩn chỉ, phải đầy đủ thông tin, doanh nghiệp phải tốt và đáng tin cậy thì mới giảm thiểu được rủi ro. Khi đó, doanh nghiệp được miễn việc xét duyệt hồ sơ vốn gây mất nhiều thời gian và việc này sẽ được chuyển sang giai đoạn hậu kiểm".
Cũng theo ông Thuân, một vấn đề khác là về các quỹ đầu tư. Hiện tại, các quy định của chúng ta còn khá cứng nhắc, các trái phiếu niêm yết hay không niêm yết, bất động sản hay không bất động sản. Cái chúng tôi muốn đề suất là hạn mức giải ngân hay đầu tư cho các quỹ. Hạn mức các quỹ trái phiếu có thể tăng lên tùy theo chất lượng trái phiếu và chất lượng của tín dụng. Tức là, hạn mức đầu cơ rất xấu thì sẽ bị hạn chế. Đặc biệt là các quỹ liên quan đến bảo hiểm.
Còn đối với những loại ít có tính đầu cơ hoặc rủi ro thấp thì có thể phân bổ hạn mức cao hơn thay vì áp đặt tỷ lệ 10% hay 15% hoặc quy định một số quỹ không được đầu tư trái phiếu bất động sản. Vì thực tế, nhiều trái phiếu bất động sản rất tốt.
Do đó, có một số vấn đề về mặt kỹ thuật cần phải có giải pháp tháo gỡ, giải bài toán về cơ sở nhà đầu tư cũng như việc khai thông kênh phát hành đại chúng.
Ở góc độ khác, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội trái phiếu Việt Nam cho rằng, đối với vấn đề thời gian xử lý, xét duyệt hồ sơ xin phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng, chúng ta cần đi theo những cái tiêu chuẩn mang tính tổng thể dựa trên các tiêu chí, các chỉ số về tài chính và quản trị hơn là đi vào chi tiết việc doanh nghiệp sử dụng vào việc gì, dùng như thế nào.
Hiện nay, chúng ta đang áp dụng cách quản lý này là đang đi vào tiểu tiết, vào vấn đề vận hành hằng ngày của doanh nghiệp. Việc đó vừa làm cho các cơ quan quản lý dễ dính vào trách nhiệm pháp lý lại rất khó quản lý. Đồng thời cũng rất khó cho các doanh nghiệp phát hành.
Các tổ chức xếp hạng sẽ phải đánh giá doanh nghiệp trên cả góc độ tín dụng, quản trị và cả vị trí của doanh nghiệp trong ngành. Nghĩa là đã đánh giá, xếp hạng một cách tổng thể về mức độ tuân thủ, mức độ đủ tiêu chuẩn về chỉ tiêu tài chính rồi. Còn lại, việc doanh nghiệp vận hành như thế nào theo quy định, khuôn khổ của pháp luật phải để họ chủ động. Các cơ quan quản lý Nhà nước không nên can thiệp sâu vào việc họ sử dụng như thế nào, dùng ra sao.
"Chúng ta cũng phải hết sức chia sẻ với trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với việc thực thi nhiệm vụ trong thời gian vừa qua, đặc biệt là ở Ủy ban Chứng khoán như chúng ta đã thấy.
Vì vậy, hiện nay chúng ta đưa vấn đề này vào quy định đã khiến các cơ quan quản lý rất khó xử lý. Khi xem xét hồ sơ giấy tờ để duyệt, nếu không duyệt cũng chết, mà duyệt thì cũng rất áp lực. Giải xử, nếu doanh nghiệp phát hành có vấn đề thì cơ quan xét duyệt sẽ bị liên đới", ông Quỳnh nói.
Ông Quỳnh đề xuất: trong xây dựng các quy định, chúng ta cần có cách tiếp cận khác nhằm giúp cơ quan quản lý dễ xử lý hơn. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp được chủ động trong hoạt động phát hành trái phiếu ra công chúng của mình cũng như điều hành hoạt động kinh doanh, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Chúng ta chỉ nên khống chế cái khung, khống chế các tiêu chuẩn quản trị, vận hành từ vấn đề tài chính đến quản trị, cho đến chế độ báo cáo, minh bạch hóa thông tin, kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm.