meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: “Sẽ có nhiều lo lắng về khoản nợ trái phiếu địa ốc sắp đáo hạn”

Thứ năm, 22/09/2022-13:09
Theo chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, sắp tới nhiều doanh nghiệp bất động sản không chỉ tiếp tục khó khăn trong việc huy động vốn mà còn phải đối mặt với việc giải quyết khoản khoản nợ lớn sắp đáo hạn.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong vòng 3 năm tiếp theo, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trả nợ là 745.400 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022, khối lượng trái phiếu đáo hạn vào khoảng 144.500 tỷ đồng, sang năm 2023 và năm 2024 sẽ là 271.400 tỷ đồng và 329.500 tỷ đồng. Bất động sản và các tổ chức tín dụng sẽ là nhóm ngành chiếm tỷ trọng nhiều nhất.

Có thể thấy, khối lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn trong ba năm 2022 -2024 là con số không nhỏ. Điều này không chỉ tạo áp lực trả nợ lên các doanh nghiệp mà còn giảm nguồn cung ra thị trường, tác động đến khả năng thanh khoản, mất cân đối dòng tiền…

Theo các chuyên gia bất động sản, vốn dĩ các doanh nghiệp bất động đã gặp nhiều khó khăn từ việc “thắt chặt” thị trường vốn bởi pháp luật, nay lại tiếp tục bị “chững” lại do trục trặc từ nguồn vốn. Việc dòng tiền liên tiếp bị dừng lại sẽ có tác động tiêu cực lên thị trường nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Nguyễn Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế.


PGS. TS Nguyễn Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế
PGS. TS Nguyễn Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế

PV: Ông có nhận định gì về dòng tiền khi các kênh huy động vốn vào bất động sản đang trở nên ngày càng khó khăn?

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Hiện nay dòng tiền vào bất động sản đang ngày càng trở nên khó khăn khi động thái kiểm soát các kênh huy động vốn đã có những tác động nhất định trên thị trường. Thực tế là cứ mỗi khi thị trường có những điểm nóng thì Nhà nước ngay lập tức có biện pháp thắt chặt và khi đóng băng thì Nhà nước lại nới lỏng để kích cầu phát triển thị trường.

Đối với những nhà đầu tư có vốn mỏng, nhà đầu tư mang tính chất đầu cơ sẽ nhanh chóng gặp những khó khăn khi dòng vốn đang bị quản lý rất chặt. Còn những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính đủ mạnh và tầm nhìn xa thì sẽ ít bị ảnh hưởng hơn nhờ quỹ đất lớn, tài sản để vay ngân hàng hay đủ điều kiện để phát hành trái phiếu mới,... Thậm chí đây còn được xem là cơ hội để những doanh nghiệp lớn có thể loại bỏ các đối thủ khác yếu hơn trên thị trường. 

Việc kiểm soát dòng tiền như hiện nay khiến nhiều dự án đã bị chững lại, khiến thị trường mất thăng bằng, nợ xấu tăng cao, rủi ro thanh khoản, nhiều lao động mất việc làm,… Cụ thể, các chính quyền địa phương đã quản lý chặt chẽ hơn các thủ tục hành chính để khởi công các dự án. Trong chín tháng đầu năm 2022, lượng dự án đăng ký khởi động chỉ vào khoảng 70% so với chín tháng đầu năm 2021. Trong khi kinh tế tăng trưởng năm 2021 chỉ khoảng 2,8% và còn gặp nhiều khó khăn do dịch Covid.

Đặc biệt là các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đang trở nên ngày càng khó khăn khi sắp đến hạn mà không có khả năng trả được nợ sẽ tạo nhiều hệ lụy, khó khăn cho các chủ thể trên thị trường trái phiếu, gây xáo trộn trong việc cân đối vốn cho nền kinh tế.

PV: Ông có thể phân tích sâu hơn những hệ lụy có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không đủ tiền trả lãi đáo hạn trái phiếu không?

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Đây là một vấn đề rất căng thẳng khi lượng trái phiếu đến hạn cuối năm 2022 này là rất lớn. Khi việc phát hành trái phiếu vốn đã khó khăn, việc bán các dự án bất động sản cũng khó khăn kéo theo việc thanh toán trái phiếu đến hạn cũng như thanh toán lãi suất trái phiếu cũng đều gặp những khó khăn nhất định.

Cụ thể, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang rơi vào trầm lắng, nếu các doanh nghiệp không trả được đáo hạn trái phiếu thì rủi ro nhiều doanh nghiệp vỡ nợ trái phiếu là rất lớn, từ đó sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như doanh nghiệp có thể bị phá sản, nhà đầu tư chịu thiệt,…


Đến thời điểm đáo hạn, nếu các doanh nghiệp không trả nợ trái phiếu thì rủi ro nhiều doanh nghiệp vỡ nợ trái phiếu là rất lớn
Đến thời điểm đáo hạn, nếu các doanh nghiệp không trả nợ trái phiếu thì rủi ro nhiều doanh nghiệp vỡ nợ trái phiếu là rất lớn

Mặt khác, ngành bất động sản có sức lan tỏa đến nhiều ngành nghề khác như xây dựng, vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc,… nếu các chủ dự án không có tiền thanh toán cũng sẽ làm dừng lại các hoạt động, gây tác động lớn lên nền kinh tế chung. Do đó, các doanh nghiệp bất động sản cần xây dựng kế hoạch để chuẩn bị trả các khoản nợ trái phiếu sắp đáo hạn nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường.  

PV: Có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp không nên chỉ bị động trông chờ vào việc nới "room tín dụng", mà cần chủ động tìm kiếm nguồn vốn như các quỹ đầu tư chẳng hạn. Ông có đồng ý với ý kiến này không?

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Đúng như vậy! Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang có rất nhiều sức ép cả từ trong nước và nước ngoài. Việc điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá cũng như lãi suất của chúng ta đang gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là xu hướng tăng lãi suất trong lĩnh vực ngân hàng.

Mặc dù việc nới room tín dụng được kỳ vọng là giúp thị trường ổn định tuy nhiên chỉ mang tính chất nhỏ giọt, nới không quá lớn. Chắc chắn room tín dụng chỉ giữ ở mức 14% vì thế sẽ không tác động nhiều được đến thị trường bất động sản. Do lượng tín dụng được nới này chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chứ không phải doanh nghiệp bất động sản.

Tuy việc nới room tín dụng cũng đã có tác động tích cực đến thị trường bất động sản, chủ yếu ở góc độ các doanh nghiệp được vay vốn, sản xuất, kinh doanh còn việc nới room tín dụng để giải cơn khát cho thị trường vốn của bất động sản thì không phải.


Các doanh nghiệp bất động sản không nên trông chờ nhiều vào việc nới "room tín dụng" mà nên chủ động xem xét các nguồn huy động vốn khác
Các doanh nghiệp bất động sản không nên trông chờ nhiều vào việc nới "room tín dụng" mà nên chủ động xem xét các nguồn huy động vốn khác

Chính vì vậy mà các doanh nghiệp bất động sản không nên trông chờ nhiều vào việc nới room tín dụng mà nên chủ động xem xét các nguồn huy động vốn khác như phát hành trái phiếu, tìm các quỹ đầu tư,…. Trong đó, các quỹ đầu tư bất động sản là một trong những giải pháp đáng được cân nhắc khi kênh tín dụng và trái phiếu đều đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, số lượng quỹ đầu tư bất động sản tại Việt Nam đến nay vẫn chưa nhiều mà đa phần là của nước ngoài.

 PV:  Ông đánh giá như thế nào về khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản trong thời gian tới?

 PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh: Tiềm năng của thị trường bất động sản vẫn còn lớn trong tương lai. Thời gian tới, sẽ tiếp tục hướng tăng phát hành trái phiếu bất động sản cho cho doanh nghiệp cần thêm vốn để tái cơ cấu tài chính và tái khởi động hoạt động kinh doanh. Thế nhưng, tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn do các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn đang siết chặt các tiêu chuẩn phát hành nhằm đảm bảo sự an toàn của trái phiếu và các nhà đầu tư.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần có những biện pháp huy động vốn của riêng mình, cũng như chuẩn bị những phương án huy động vốn đa dạng và phong phú hơn bằng việc xem xét bán non những tài sản của họ . 

- Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước