meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TS. Vũ Tiến Lộc: Cần khơi mở cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển

Thứ ba, 27/09/2022-07:09
Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp để trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng, trước hết cần trách nhiệm của các bên từ cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và cả thể chế của thị trường này.

Cần khơi thông dòng chảy vốn

Chúng ta đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển nền kinh tế. 8 tháng đầu năm chúng ta đã chứng kiến sự khởi sắc và những tháng cuối năm sẽ tiếp tục phát triển để hoàn thành kế hoạch đề ra. Năm 2023 nền kinh tế sẽ tiếp tục hồi phục và phát triển. Điểm sáng nữa đó là nền kinh tế toàn cầu phục hồi và phát triển sau làn sóng lớn của đại dịch COVID-19. 


TS. Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
TS. Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Tuy nhiên, trong bức tranh có nhiều điểm sáng như vậy, cũng còn những điểm tối, điểm mờ chúng ta không thể không quan tâm. 

Mặc dù doanh nghiệp đang trong quá trình hồi phục nhưng quá trình phục hồi của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung vẫn còn rất gian nan. Bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, của nền kinh tế trong vấn đề đầu tư, công nghệ thì vấn đề vốn đang là vấn đề quyết định. 

Đối với quá trình phục hồi và phát triển, doanh nghiệp cần được tiếp sức bằng nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thế nhưng hiện nay bức tranh của nguồn vốn, các "van" cung ứng vốn cho nền kinh tế đang gặp nhiều vấn đề. Có thể nói, bức tranh của nền kinh tế được phản ánh bằng dòng chảy của thị trường vốn. Nếu không khơi được dòng chảy của thị trường vốn thì rất khó có thể khơi dậy được hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục và phát triển như kỳ vọng. 

Chính phủ đã đưa ra chương trình phục hồi và phát triển kinh tế trong đó đặt trọng tâm vào chính sách tài khóa và tiền tệ. Đặc biệt là chính sách tài khóa, bên cạnh các biện pháp giãn, hoãn, miễn giảm đang thực hiện, chúng ta cũng đang đẩy mạnh đầu tư công. Đầu tư công đang được coi là "cứu cánh" trong bối cảnh hiện nay nhưng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục, rất khó có thể đạt được hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Nguồn vốn vào nền kinh tế thông qua kênh này đang gặp khó. Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành rất quyết liệt nhưng vẫn có những vướng mắc, đặc biệt là vướng mắc về thủ tục hành chính, về thể chế.


Đối với quá trình phục hồi và phát triển, doanh nghiệp cần được tiếp sức bằng nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với quá trình phục hồi và phát triển, doanh nghiệp cần được tiếp sức bằng nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh việc giãn, hoãn, miễn giảm thuế để giúp doanh nghiệp có dòng tiền, có khả năng thanh khoản, giảm bớt khó khăn, Chính phủ cũng đang gia tăng nguồn thu ngân sách. Nhìn tổng thể, chính sách tài khóa và đầu tư công đang còn hạn chế trong việc đẩy mạnh cung ứng vốn ra nền kinh tế. 

Vấn đề thứ hai là tín dụng cũng đang khó khăn. Chúng ta đang có room tín dụng chung cho nền kinh tế là 14%, vừa qua, chúng ta đã nới room cho các tổ chức tín dụng tuy nhiên chúng ta cũng đang nỗ lực duy trì room tín dụng cho cả nền kinh tế tăng trưởng khoảng 14%. Chúng ta cũng đang trước sức ép của lạm phát nên room của chỉ số tín dụng sẽ không tăng nhiều. Đến thời điểm này, chúng ta đã bơm 10% vốn ra nền kinh tế, chỉ còn 4% cho từ nay đến cuối năm. Có thể nói, nguồn cung vốn tín dụng vào nền kinh tế cũng đang rất hạn chế so với yêu cầu về vốn để phục hồi vô cùng mạnh mẽ.

Cả hai kênh đều khó khăn nên chúng ta đang kì vọng các van cung ứng vốn khác cho nền kinh tế. Cung ứng vốn qua thị trường chứng khoán, cổ phiếu, trái phiểu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành niềm tin và hi vọng của chúng ta. 

Cần tạo cơ sở để phát triển trái phiếu doanh nghiệp

Kênh cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu đến từ thị trường vốn - từ các ngân hàng và các tổchức tín dụng.


Thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn quan trọng của bất cứ nền kinh tế thị trường nà
Thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn quan trọng của bất cứ nền kinh tế thị trường nà

Thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn quan trọng của bất cứ nền kinh tế thị trường nào. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thị trường chứng khoán tại Việt Nam còn khá non trẻ và mới có sự phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây, đạt tốc độ phát triển hơn 40%/năm, có sự phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2020-2021 và đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng lớn hơn hẳn so với các nguồn vốn khác và có sự đóng góp quan trọng vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Và rất nhiều doanh nghiệp được "chắp cánh" nhờ nguồn vốn của thị trường trái phiếu cho trung dài hạn. 

Tuy vậy, nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu mới đạt 26% tổng lượng nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế. Tức là trong nền kinh tế Việt Nam, cứ 4 đồng vốn cung ứng cho nền kinh tế và cho doanh nghiệp thì có 1 đồng vốn từ thị trường này, còn 3 phần vốn từ tín dụng ngân hàng. Điều này khác với các nền kinh tế khác trên thế giới khi nguồn vốn trung và dài hạn phải đến từ thị trường vốn từ cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp chứ không phải từ vốn tín dụng. Đây là vấn đề vĩ mô lớn của nền kinh tế nước ta.

Tôi cho rằng, sự phát triển của nền kinh tế thị trường phải dựa trên nền tảng là sự phát triển của thị trường vốn. Làm sao để huy động vốn của người dân tham gia với doanh nghiệp, với nền kinh tế không chỉ dừng ở việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng mà thông qua việc trực tiếp đầu tư vào doanh nghiệp thông qua đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu. Đây chính là công thức thành công của các nền kinh tế phát triển và của các doanh nghiệp thành công trong nền kinh tế thị trường. 


Nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu mới đạt 26% tổng lượng nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế.
Nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu mới đạt 26% tổng lượng nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế.

Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để phát triển thị trường trái phiếu, Chính phủ cũng đã ban hành khung pháp lý cơ bản nhằm thúc đẩy thị trường này bằng cách hình thành các thiết chế trên thị trường/ Các doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả tái cấu trúc, đa dạng hóa các nguồn vốn kinh doanh, sử dụng nhiều hơn nguồn vốn huy động từ cổ phiếu, trái phiếu và chúng ta cũng đã có thành công trong việc phát triển thị trường này. 

Các vấn đề cấu trúc của thị trường, khung khổ pháp luật điều tiết thị trường, công tác kiểm tra giám sát thị trường, sự phát triển của các định chế, các chuẩn mực trên thị trường, công khai minh bạch thị trường,... đều đang có nhiều vấn đề.

Có thể nói, việc phục hồi và phát triển nền kinh tế trong thời gian tới, việc phục hồi, tái cấu trúc, phát triển thị trường vốn trở thành yếu tố có tính chất nền tảng, thúc đẩy sự phát triển cho quá trình phục hồi và phát triển của nền kinh tế trong thời gian tới. 

Một mặt chúng ta cần nhìn lại, đánh giá lại thị trường vốn, chúng ta cũng cần học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên quá trình hội nhập, học hỏi kinh nghiệm quốc tế của chúng ta còn hạn chế, chúng ta còn nhiều khoảng cách với các quốc gia trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực có khoảng cách lớn nhất là thị trường vốn. Chúng ta cần học tập kinh nghiệm thế giới nhiều hơn, tổng kết thực tiễn Việt Nam và tạo ra những bước đột phá trong phát triển thị trường vốn của nền kinh tế, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp. 

Thời gian tới, cần huy động vốn vào hoạt động của các doanh nghiệp để doanh nghiệp giải quyết được vấn đề vốn trong kinh doanh, vấn đề thanh khoản. Các nguồn vốn khác từ chính sách tài khóa, tín dụng có hạn chế thì niềm tin và hy vọng đặt vào huy động nguồn vốn của doanh nghiệp doanh nhân thông qua thị trường vốn của nền kinh tế.

Trong ngắn hạn, thời gian phải thanh toán trái phiếu đến hạn, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản đang đứng trước thách thức rất lớn về khả năng thanh khoản. Nếu không sớm có những giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy thị trường trái phiếu thì sẽ đẩy các doanh nghiệp và nền kinh tế vào hoàn cảnh khó khăn. Vừa qua, để đối phó với những "sự cố" trên thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu cũng bị "siết" lại, thắt chặt hơn. Nhưng "siết" lại không có nghĩa là bó lại mà phái tiếp tục khơi mở cho thị trường này phát triển. 

TS. Vũ Tiến Lộc, ĐBQH, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

7 phút trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

7 phút trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

8 phút trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

8 phút trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước