Account payable là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến account payable
BÀI LIÊN QUAN
Chief Accountant là nghề gì? Những công việc hàng ngày của một Chief AccountantAccount là gì? Cơ hội việc làm của nghề accountChecking account là gì? Phân biệt checking account với Current account?Account payable là gì?
Account payable được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “Nợ phải trả”. Đó là số tiền nợ các cá nhân hay công ty khác, khi họ đã bán dịch vụ, hàng hóa, nguyên liệu cho doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp chưa thanh toán vì đã mua chúng dưới hình thức tín dụng thương mại.
Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01: account payable là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch kinh tế tài chính mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
Các yếu tố ảnh hưởng đến account payable
Nợ phải trả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng từ các vấn đề sau:
Quy mô nợ
Quy mô nợ phải trả lớn hay nhỏ tùy thuộc vào tính chất, số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp đã mua. Quy mô nợ nói lên số lượng tiền nợ nhiều hay ít. Đối với các doanh nghiệp, quy mô nợ phải trả thể hiện là tổng tài sản mà doanh nghiệp nợ các đối tác.
Ngoài ra, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp cũng quyết định đến quy mô nợ. Theo đó, nếu doanh nghiệp cho phép các hóa đơn thanh toán được thanh toán trả sau nhiều thì quy mô nợ phải trả lớn và ngược lại.
Thời hạn thanh toán nợ
Hạn thanh toán nợ là khoảng thời gian tính từ khi doanh nghiệp ký hóa đơn mua chịu cho đến khi hóa đơn này được thanh toán. Đây là giới hạn thời gian mà các doanh nghiệp phải thanh toán các khoản nợ phải trả.
Các doanh nghiệp nên xác định một thời hạn trả nợ có lợi cho mình nhất. Để tránh các rủi ro gặp phải trong quá trình trả nợ và nhất là đảm bảo uy tín của doanh nghiệp
Chính sách giá của hàng hóa, dịch vụ
Đây là yếu tố được thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Các chính sách ưu đãi sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh các khoản nợ phải trả.
Cách tính account payable của tháng
Tổng nợ phải trả bình quân của tháng sẽ được tính theo công thức sau:
Tổng nợ phải trả bình quân mỗi tháng = Tổng số dư khoản mục Tổng nợ phải trả trên cân đối kế toán cuối mỗi ngày : cho tổng số ngày trong tháng.
Công thức này cũng được áp dụng để tính tổng nợ phải trả bình quân mỗi tháng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngoài ra, có thể tính khoản nợ phải trả trung bình trong kỳ của doanh nghiệp theo cách sau:
Khoản phải trả trung bình trong kỳ = Khoản phải trả vào đầu kỳ – Khoản phải trả vào cuối kì : 2
Điều kiện ghi nhận account payable
Nợ phải trả được các kế toán doanh nghiệp ghi nhận phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Có khả năng tiền tệ hóa một cách đáng tin cậy
Nghĩa vụ tài chính khi phát sinh phải có bằng chứng khách quan cho việc xác định đáng tin cậy giá trị của nó (lượng hóa nghĩa vụ tài chính dưới dạng tiền). Cũng như nghĩa vụ chi trả mà đơn vị chắc chắn phải thực hiện trong tương lai.
Nghĩa vụ hiện tại có tính pháp lý của các khoản nợ phải trả phát sinh từ những giao dịch kinh tế đã xảy ra như: nợ phải trả cho nhà cung cấp khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu chưa thanh toán, vay nợ, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, tiền công chưa thanh toán cho cán bộ nhân viên,…
Nghĩa vụ tài chính hiện tại có thể phát sinh khi doanh nghiệp tham gia những hợp đồng cụ thể do chính họ tự xây dựng. Những hợp đồng này nhằm duy trì mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác hoặc với khách hàng.
Doanh nghiệp phải thanh toán bằng nguồn lực của mình một cách chắc chắn
Nghĩa vụ hiện tại được doanh nghiệp thanh toán bằng chính nguồn lực của mình thông qua các hình thức được thỏa thuận giữa đơn vị kế toán và chủ nợ. Phương thức thanh toán nợ rất đa dạng như:
- Chi trả bằng tài sản, tiền, cung cấp dịch vụ thay thế nghĩa vụ hiện tại này bằng nghĩa vụ hiện tại khác.
- Chuyển đổi nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.
Kết quả hình thành từ các cuộc giao dịch đã xảy ra trong quá khứ
Tức là một nghĩa vụ được ghi nhận là nợ phải trả phải là kết quả của các giao dịch kinh tế đã xảy ra và hoàn thành. Các khoản nợ từ hợp đồng mua, bán trong tương lai hoặc khoản nợ có tính chất ước đoán không hình thành trên cơ sở giao dịch trong quá khứ đều không được ghi nhận là account payable.
Một số nghĩa vụ mang tính ước đoán nhưng phát sinh trên cơ sở các giao dịch trong quá khứ sẽ được ghi nhận là account payable khi có đủ bằng chứng đáng tin cậy về việc xác định giá trị ước đoán của chúng.
Các khoản account payable của doanh nghiệp
Nợ phải trả của doanh nghiệp gồm 2 khoản sau đây:
Nợ ngắn hạn
Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp thường gồm các khoản sau đây:
- Vay ngắn hạn
- Khoản nợ dài hạn đến hạn phải trả.
- Các khoản tiền phải trả cho người cung cấp, người bán, người nhận thầu.
- Thuế và các khoản khác phải nộp cho Nhà nước.
- Tiền lương, tiền phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động.
- Các khoản chi phí phải trả cho hoạt động kinh doanh.
- Các khoản nhận ký quỹ, ký kết ngắn hạn.
- Các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác….
Như vậy nợ phải trả ngắn hạn trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ thông thường. Số nợ này được phản ánh trên bảng cân đối kế toán và được xác định chắc chắn về thời gian và giá trị.
Nợ dài hạn
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nợ dài hạn là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên 1 năm. Theo đó, nợ dài hạn của doanh nghiệp sẽ gồm:
- Vay dài hạn cho việc đầu tư và phát triển doanh nghiệp.
- Nợ dài hạn phải trả.
- Trái phiếu phát hành.
- Các khoản nhận ký quỹ, ký kết dài hạn.
- Thuế thu nhập phải trả.
- Quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên.
- Dự phòng phải trả: khoản nợ này chưa có sự chắc chắn về giá trị và thời gian nhưng đã có những ước tính đáng tin cậy.
Ngoài ra, trong điều kiện doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động liên tục, một số khoản nợ hình thành từ vốn chủ sở hữu nhưng có thể được phân loại là account payable. Do chủ sở hữu đã cam kết từ bỏ quyền thụ hưởng của mình để phục vụ cho những mục tiêu nhất định.
Lời kết
Có thể thấy account payable là một trong những nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện trong hoạt động kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với đối tác, khách hàng. Từ đó phát triển hoạt động kinh doanh. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về account payable.