11 nhà máy trong chuỗi cung ứng của Apple được chuyển sang Việt Nam
Theo Tổ Quốc, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) chia sẻ tại Hội nghị, các ảnh hưởng từ Covid - 19, xung đột chính trị giữa Nga - Ukraine hay chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đã tác động lên mức tăng cao của giá nhiên, nguyên liệu trong thời gian này, từ đó chuỗi cung ứng sản xuất linh kiện cũng bị gián đoạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, đặc biệt đối với công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử.
Đà Nẵng chào đón cơ hội thu hút nguồn vốn FDI chất lượng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thực tế đã tạo ra một lực đẩy rất quan trọng cho sự phát triển vượt bậc của thành phố Đà Nẵng. Giữa bối cảnh phức tạp như hiện nay của thế giới, Đà Nẵng với những lợi thế tiềm năng, cơ hội của mình vẫn có khả năng thu hút được những nguồn vốn đầu tư FDI chất lượng một cách hiệu quả nhất.Bất động sản Việt Nam thu hút thêm dòng vốn FDI “khủng” từ Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nguồn vốn FDI lớn nhất đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, tầm ngắm của các doanh nghiệp từ quốc gia này là lĩnh vực chế tạo - sản xuất khi liên tục duy trì được mức tăng trưởng cao. Gần đây, các chủ đầu tư Hàn đã bổ sung thêm danh mục đầu tư là bất động sản với nhiều dự án quy mô, chất lượng sắp được triển khai tại Việt Nam.Long An đón nhận dòng vốn FDI "khủng" với 1.144 dự án
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Long An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 24 dự án FDI, với vốn đầu tư cấp mới 243,6 triệu USD. Như vậy đến nay địa phương này đã có 1.144 dự án FDI, tổng vốn 9.803,55 triệu USD.Vì việc thiếu hụt linh kiện sản xuất nên các doanh nghiệp điện tử trong nước buộc phải cắt giảm sản lượng. Trong tháng 5/2022 ghi nhận giảm tới 20%. Bên cạnh đó, hai ngành công nghiệp hỗ trợ và sản xuất linh kiện điện tử đang phải đối diện với tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động có trình độ cao, chắc tay nghề.
Tuy nhiên, bà Phương cũng cho rằng, ngành sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định. Chẳng hạn như việc hưởng lợi từ xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng. Các nhà sản xuất lớn trên thế giới đang trong giai đoạn dịch chuyển nhà máy, chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang những quốc gia tiềm năng hơn.
Một số liệu chính thức vừa công bố cho thấy, chỉ trong 3 tháng ghi nhận khoảng 1,3 triệu doanh nghiệp đã hủy đăng ký kinh doanh tại Trung Quốc, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, Chủ tịch Tập Cận Bình có động thái ủng hộ chiến lược zero-Covid của Chính Phủ, hay việc các nhà quan sát không mong đợi các nhà chức trách Thủ đô Bắc Kinh xoay trục chiến lược này ngay cả khi nền kinh tế rơi vào khó khăn. Điều này đã tạo động lực cho làn sóng dịch chuyển của các công ty toàn cầu rời bỏ Trung Quốc để mở rộng sản xuất sang các nước bên cạnh.
Trong đó, các nhà sản xuất thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu của nhiều hãng lớn đang chú ý tới Việt Nam. Đơn cử như Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) trong chuỗi cung ứng của hãng sang Việt Nam; Một số hãng như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng hoạt động của các cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam…
Trước đó, Samsung tiến hành kế hoạch xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất của Tập đoàn này tại khu vực Đông Nam Á với số vốn 220 triệu USD tại TP. Hà Nội. Doanh nghiệp này tiếp tục mở rộng các nhà máy của mình tại Bắc Ninh và Thái Nguyên. Đầu năm 2022, tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép đầu tư vào hai dự án trị giá 100 triệu USD của nhà cung cấp linh kiện cho Samsung là công ty Hansol Electronics Việt Nam (Hàn Quốc).
Để nắm bắt cơ hội lớn này, Phó Chủ tịch VASI kiến nghị Chính phủ ban hành những chính sách chọn lọc quy mô lớn để thu hút các doanh nghiệp lớn từ nước ngoài tới Việt Nam. Những chính sách này sẽ kèm theo các điều kiện về sản xuất “sạch”, không xả thải, bảo vệ môi trường. Bà Hương đã kiến nghị về việc cần có thêm các chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động; Cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ.
Theo bà Hương, nguyên nhân lớn nhất của xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam chủ yếu tới từ việc ngành công nghệ điện tử và công nghệ thông tin của Trung Quốc đã tương đối phát triển. Trên chuỗi cung ứng toàn cầu, quốc gia này đã phát triển lên tầm cao hơn là chỉ lắp ráp đơn thuần. Trong khi đó, Việt Nam khá tương đồng với Trung Quốc về vị trí địa lý, các hoạt động sản xuất điện tử, lao động, cơ sở hạ tầng, logistics… như vậy rất phù hợp khi tiếp nhận dòng dịch chuyển vốn, đồng thời là dòng dịch chuyển về công nghệ.
Phó Chủ tịch VASI nhận định, về việc thu hút các “ông lớn” quốc tế, ngay từ giai đoạn đầu khi doanh nghiệp trong nước còn yếu thì đương nhiên phải thu hút vốn FDI trên cơ sở có điều tiết. Lúc này cần sự tham gia của Nhà nước để vừa hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài lại vừa ươm mầm hỗ trợ cho doanh nghiệp nội địa giúp họ đủ năng lực tiếp nhận công nghệ chuyển giao và từng bước làm chủ công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh và giữ được thị trường trong nước. Còn nếu doanh nghiệp nội địa không đủ mạnh sẽ không bảo vệ được thị trường của mình.
Như vậy, cần mở cửa thu hút vốn FDI nhưng phải chọn lọc công nghệ thượng nguồn và không cạnh tranh cao với các công nghệ sẵn có của những đơn vị sản xuất, lắp ráp Việt Nam. FDI cần tạo được hiệu ứng lan tỏa như công ăn việc làm cho người lao động, nhất là giúp các doanh nghiệp nội địa có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI đó; Tạo cơ hội tiếp nhận và chuyển giao những công nghệ tiên tiến.
Tiếp đó, không được đưa vào Việt Nam công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng không tái tạo hay hủy hoại môi trường. Bởi nếu doanh nghiệp FDI vào Việt Nam là nhà sản xuất đầu chuỗi, lại kéo theo một loạt vendor tiến vào chiếm lĩnh thị trường Việt, cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa, tiêu thụ toàn bộ đất đai và các nguồn tài nguyên không tái tạo của mình để thu lợi thì Việt Nam sẽ không có lợi gì.
Như vậy, bên cạnh việc ưu đãi, Chính phủ Việt Nam cần áp dụng điều kiện cho họ. Chẳng hạn như là một nhà sản xuất FDI đưa vốn vào Việt Nam thì cần xác định mục tiêu phát triển được bao nhiêu nhà cung ứng là doanh nghiệp nội địa trong 5 năm đầu tiên, rồi 5 năm tiếp theo. Như vậy thì doanh nghiệp Việt mới có thể vừa tận dụng được thị trường trong nước vừa được tham gia sân chơi toàn cầu, tạo công việc và cơ hội học hỏi, nâng cao tay nghề cho lao động Việt Nam.